Tại sao ấn độ và pakistan ghét nhau

Quan hệ song phương Ấn Độ-Bangladesh trong thập kỷ qua được cải thiện đáng kể. [Nguồn: PTI]

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ công du Dhaka trong tuần này để tham dự lễ kỷ niệm một thời khắc quan trọng trong lịch sử hiện đại của tiểu lục địa, đó là Tuyên ngôn Độc lập của Bangladesh cách đây 50 năm [tháng 3/1971].

Bên nồng ấm

Có thể nói, những tiến bộ về kinh tế và xã hội đầy ấn tượng ở Bangladesh là nguồn cảm hứng không chỉ đối với Nam Á mà còn đối với toàn bộ thế giới đang phát triển. Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới vào năm 1972, Bangladesh hiện chạy đua để lọt vào nhóm 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào cuối thập kỷ này.

Đây cũng là thời điểm để suy ngẫm sâu sắc hơn về khả năng kết nối giữa hai phần của tiểu lục địa Nam Á. Ở phía Đông, Delhi và Dhaka đã bắt đầu tìm cách vượt qua thảm kịch phân vùng để vạch ra một lộ trình hợp tác song phương và khu vực mới.

Trong thập kỷ qua, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã đầu tư rất nhiều vào việc chuyển đổi quan hệ song phương của Dhaka với Delhi. Ấn Độ đã đáp lại một cách thiện chí.

Thực tế cho thấy quan hệ song phương Ấn Độ-Bangladesh trong thập kỷ qua được cải thiện đáng kể, thể hiện ở khối lượng thương mại song phương ngày càng tăng, mở rộng kết nối xuyên biên giới, hợp tác chống khủng bố và mở rộng hợp tác khu vực.

Bên lạnh nhạt

Tuy nhiên, ở phía Tây Bắc, quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan không có nhiều tín hiệu xán lạn. Tháng trước, sau khi quân đội hai nước đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở biên giới và xoa dịu các mối quan ngại của nhau, nhiều người đã hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn trong quan hệ song phương.

Thêm vào đó, sau bài phát biểu của Tư lệnh Lục quân Pakistan Qamar Javed Bajwa tại một hội nghị ở Islamabad vào tuần trước, trong đó ông kêu gọi Ấn Độ và Pakistan “chôn vùi quá khứ và tiến lên phía trước”, thì những hy vọng đó càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Thế nhưng, việc chôn vùi quá khứ không bao giờ dễ dàng. Suốt 3 thập kỷ qua, Ấn Độ đã chịu nhiều tổn thất vì những cuộc khủng bố xuyên biên giới liên tiếp. Trong khi đó, Pakistan có những bất bình riêng, đặc biệt là rất phẫn nộ về vai trò của Ấn Độ trong việc chia cắt Pakistan năm 1971.

Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan không có nhiều tín hiệu xán lạn. Ảnh chụp binh sĩ Ấn Độ và Pakistan tại lễ hạ cờ ở biên giới Wagah. [Nguồn: AFP]

Việc hòa giải giữa Pakistan và Bangladesh khó khăn hơn. Các nhà lãnh đạo Pakistan không dự lễ kỷ niệm tại Dhaka trong tuần này, điều đó cho thấy Bangladesh vẫn còn nguyên cảm giác cay đắng, còn Pakistan vẫn rất miễn cưỡng khi phải chấp nhận chia cắt đất nước.

Một cuộc hội thảo về sự ly khai của miền Đông Pakistan hồi năm 1971, dự kiến diễn ra trong tuần này tại Lahore do trường Đại học Khoa học Quản lý Lahore tổ chức, đã phải hủy vào phút chót do áp lực từ Pakistan.

Bài học từ "thời kỳ vàng son"

Thủ tướng Modi đã đúng khi tuyên bố về một thời kỳ vàng son trong quan hệ Ấn Độ-Bangladesh.

Ấn Độ có thể rút ra bài học gì từ phía Đông để có thể áp dụng hiệu quả cho phía Tây Bắc?

Thứ nhất, sự ổn định chính trị và tính liên tục trong chính sách đã giúp Ấn Độ và Bangladesh củng cố quan hệ song phương trong thập kỷ qua. Ngược lại, các chu kỳ chính trị ở Ấn Độ và Pakistan hiếm khi đồng bộ.

Các nhà lãnh đạo dân sự hàng đầu của Pakistan ủng hộ việc can dự với Ấn Độ, thế nhưng trên thực tế, giới lãnh đạo quân đội Pakistan lại không có sự thống nhất. Tướng Pervez Musharraf từng đàm phán một khuôn khổ để giải quyết tranh chấp Kashmir với cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.

Tuy nhiên, Tướng Ashfaq Pervez Kayani, bất chấp sự liên kết của ông với tiến trình hòa bình của Musharraf, đã chọn cách tách mình ra khi ông trở thành chỉ huy quân đội.

Nhiều người ở Delhi đang đặt câu hỏi liệu người kế nhiệm Tướng Bajwa có tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào mà Ấn Độ có thể đàm phán với ông trong những ngày tới hay không?

Thứ hai là mối quan tâm đến an ninh lẫn nhau. Hợp tác chống khủng bố đã xây dựng lòng tin lẫn nhau sâu sắc giữa Dhaka và Delhi. Sự tin tưởng đó đã giúp giải quyết nhiều vấn đề phức tạp mà mối quan hệ phải đối mặt.

Trong trường hợp của Pakistan, quân đội nước này đã tìm cách sử dụng chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới như một đòn bẩy chính trị để buộc Ấn Độ đàm phán về tranh chấp Kashmir.

Nhưng nếu trước đây, tài trợ cho khủng bố dường như là một chiến lược thông minh, thì giờ đây lại trở thành nguồn gốc của áp lực kinh tế và chính trị quốc tế đối với Pakistan. Trong mọi trường hợp, Delhi không có lý do gì để đàm phán với một khẩu súng chĩa vào đầu.

Thứ ba là phi chính trị hóa các vấn đề về lợi ích kinh tế quốc gia. Delhi và Dhaka đã đạt được nhiều tiến triển trong các vấn đề liên quan đến thương mại, quá cảnh và kết nối bằng cách tự mình giải quyết vấn đề.

Mặt khác, Pakistan đã thực hiện hợp tác thương mại song phương hợp lý và hội nhập kinh tế khu vực để mặc cả về vấn đề Kashmir. Không rõ Pakistan có sẵn sàng tách hai vấn đề trên và mở rộng quan hệ thương mại trong khi nói chuyện với Ấn Độ về Kashmir hay không.

Ý tưởng lớn trong bài phát biểu của Tướng Bajwa là đặt địa kinh tế lên trên địa chính trị. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi sự thịnh vượng quốc gia thông qua hợp tác khu vực.

Đây chính xác là những gì Bangladesh đã làm trong thập kỷ qua để tạo ra những lợi ích lớn trên sân nhà, biến đổi khu vực Nam Á và nâng cao vị thế toàn cầu của Dhaka.

Nhưng Tướng Bajwa có thể nói đi đôi với làm hay không? Nếu ông ấy có thể, Delhi sẽ sẵn sàng chung tay.

Sự kiện: Vũ khí quân sự, Tin tức Pakistan, Tin tức Ấn Độ

Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan đang trở nên ngày càng xấu đi sau khi Pakistan tuyên bố rằng không quân nước này vừa bắn rơi 2 máy bay Ấn Độ ở khu vực tranh chấp Kashmir và bắt sống được một phi công. Một ngày trước, Quân đội Ấn Độ cho biết họ đã tiến hành không kích nhằm vào một trại khủng bố ở Pakistan, đánh dấu lần đầu tiên Ấn Độ làm vậy kể từ sau chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971.

Cánh của một máy bay Ấn Độ bị Pakistan bắn rơi.

Trung Quốc không chỉ có đường biên giới nằm sát khu vực Kashmir, mà quốc gia này cũng có mối quan hệ với cả Pakistan và Ấn Độ.

Từ lâu, Bắc Kinh đã có mói quan hệ hợp tác kinh tế, ngoại giao và quân sự với Pakistan, và quốc gia này trở thành một trong những đồng minh thân cận nhất của họ trong khu vực. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại với Mỹ đã buộc Trung Quốc phải tìm những đối tác thương mại thay thế, và kết quả là họ đã bắt đầu xây dựng lại quan hệ với Ấn Độ và Thủ tướng Narendra Modi.

Tuần này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi cả Pakistan và Ấn Độ “tiếp tục kiềm chế và tập trung giữ vững hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Trong một cuộc gọi khẩn cấp vào đêm ngày 27/2, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi đã kêu gọi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị “thể hiện vai trò của mình để xoa dịu căng thẳng hiện tại”. Nhưng đáp lại, ông Vương nói rằng “chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia trên thế giới phải luôn được tôn trọng, và Trung Quốc không muốn hành động vi phạm nguyên tắc ngoại giao quốc tế”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Thủ tướng Pakistan Imran Khan ngày 2/11 năm ngoái.

Ông Steve Tsang, giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc tại trường SOAS London cho biết Trung Quốc sẽ không có được bất kỳ lợi ích nào nếu căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang. “Trung Quốc không muốn làm Pakistan thất vọng, nhưng cùng lúc đó tôi tin họ không muốn đối đầu với Ấn Độ vì vấn đề này”, ông nói.

Ông Tsang cho rằng quan hệ không tốt giữa Pakistan và Ấn Độ trong nhiều năm qua vốn không phải là vấn đề lớn với Bắc Kinh, bởi nó sẽ khiến Islamabad coi trọng Trung Quốc hơn. Tuy nhiên căng thẳng leo thang trong tuần này đã đặt Bắc Kinh vào tình thế khó xử.

“Trung Quốc phải làm gì đó để chứng minh rằng họ đang nỗ lực để kiểm soát tình hình mà không đánh mất lòng tin từ đồng minh Pakistan”, ông nói. Tuy nhiên, Bắc Kinh không muốn đẩy mạnh sự ủng hộ của mình với Pakistan để rồi đẩy Ấn Độ về phía Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Càng khiến cho vấn đề của Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn đó là việc Ấn Độ khẳng định họ đang tập kích vào các phần tử khủng bố ở Kashmir. Việc Trung Quốc bắt giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở tỉnh Tân Cương được tiến hành với lý do rằng đây là động thái cần thiết để chống khủng bố. “Họ không muốn quá khắt khe với Ấn Độ bởi những gì nước này đang làm đó là công kích khủng bố”, ông Tsang nói.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt tay Chủ tịch Tập tại hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS lần thứ 6 tại Brazil.

Các chuyên gia Trung Quốc cho biết, lựa chọn tốt nhất đối với Bắc Kinh lúc này đó là cùng Washington tìm cách giải quyết căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan.

Bà Han Hua, giáo sư và là chuyên gia vùng Nam Á tại Đại học Bắc Kinh nói rằng, với tầm ảnh hưởng lớn của Trung Quốc đối với Pakistan và của Mỹ đối với Ấn Độ, việc hai cường quốc hợp tác với nhau là điều dễ hiểu. “Thông điệp của Trung Quốc là rất rõ ràng, đó là kiềm chế”, bà nói. “Lợi ích của Trung Quốc nằm ở sự ổn định ở Nam Á”.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực ngoại giao để giảm bớt căng thẳng ở Nam Á. Vào tháng 7/2017, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu nhiều tháng tại Doklam, gần biên giới Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Tuy nhiên, một hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 4/2018 đã đưa quan hệ hai nước tốt đẹp trở lại.

Về phía Pakistan, họ là đồng minh và đối tác thương mại lâu năm của Bắc Kinh. Nhiều quan chức ngoại giao Trung Quốc cho hay họ đang có quan hệ “mưa thuận gió hòa” với quốc gia Nam Á. Pakistan cũng là một trong những khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Trung Quốc. Theo viện nghiên cứu CSIS của Mỹ, từ năm 2008 đến 2017, Islamabad đã mua về hơn 6 tỉ USD vũ khí Trung Quốc.

Quan hệ giữa hai nước cũng đã trải qua những thử thách nhất định. Nhiều người đã chỉ trích khối nợ khổng lồ mà Pakistan đang chồng chất do vay mượn từ Trung Quốc. Tuy nhiên Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã thể hiện quyết tâm củng cố quan hệ giữa hai nước. “Chúng ta nên coi Trung Quốc như một nguồn cảm hứng để đưa đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo”, ông nói.

Video liên quan

Chủ Đề