t/t trong xuất nhập khẩu là gì

Trong thanh toán quốc tế, việc thỏa thuận phương thức thanh toán giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu được dựa trên cơ sở 2 bên cùng có lợi: Người mua thì nhận được đúng hàng, đủ số lượng, đúng hạn còn người bán thì nhanh chóng nhận được đầy đủ số tiền.

Khi 2 bên có mối quan hệ làm ăn lâu năm, có sự tín nhiệm lẫn nhau cần thanh toán các khoản tiền nhỏ thường sử dụng thanh toán TT. Vậy đây là phương thức chuyển tiền như thế nào?

Thanh toán TT là gì?

Thanh toán TT còn có tên gọi là chuyển tiền bằng điện [Tên tiếng anh: Telegraphic Transfer]. Đây là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó bên mua hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cho bên bán hàng bằng phương tiện chuyển tiền [điện Swift/telex].

- Các bên tham gia phương thức thanh toán TT trong thanh toán xuất - nhập khẩu bao gồm:

  • Người chuyển tiền [remitter] là bên mua hàng
  • Người thụ hưởng [Beneficiary] là bên bán hàng tức là người được nhận tiền thanh toán
  • Ngân hàng chuyển tiền [Remitting bank] là ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của người chuyển tiền
  • Ngân hàng đại lý [agent bank] có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, đồng thời là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng [thường là ngân hàng mà người thụ hưởng có mở tài khoản tại đó]

- Thanh toán bằng điện chuyển tiền TT có 2 phương thức:

  • Chuyển tiền trả trước: Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu trước khi nhận được hàng
  • Chuyển tiền trả sau: Sau khi nhận được hàng, bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu

Thanh toán TT

Quy trình thanh toán TT

Trước khi tiến thành thanh toán TT, khách hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Đối với chuyển tiền trả trước:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực của hai bên
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ [nếu có]
  • Lệnh chuyển tiền

- Đối với chuyển tiền trả sau:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ [nếu có]
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Lệnh chuyển tiền

Lưu ý:

Người chuyển tiền cần viết đơn chuyển tiền gửi đến một ngân hàng thương mại được phép thanh toán quốc tế với các thông tin được cung cấp đầy đủ như sau:

- Tên địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu.

- Số ngoại tệ xin chuyển [cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ]

- Lý do chuyển tiền

- Một số yêu cầu khác.

- Ký tên và đóng dấu.

Quy trình thanh toán TT

Quy trình thanh toán TT theo phương thức chuyển tiền trả sau được tóm tắt theo sơ đồ sau:

Trong đó:

[1] Người xuất khẩu giao đầy đủ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và bộ chứng từ [hóa đơn] cho người nhập khẩu theo đúng cam kết trong hợp đồng

[2] Người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cụ thể bằng với số tiền cần thanh toán để trả cho người xuất khẩu.

[3] Ngân hàng nhận được yêu cầu sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và tài khoản của khách hàng đủ khả năng thanh toán thì phía ngân hàng sẽ trích tiền để trả cho người thụ hưởng và báo nợ tài khoản của người chuyển tiền

[4] Ngân hàng chuyển tiền sẽ phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý

[5] Ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu [báo có tài khoản của người thụ hưởng].

Hoàn thành giao dịch thanh toán, bên nhập khẩu nhận được đầy đủ hàng hóa, bên nhập khẩu nhận được số tiền theo đúng như cam kết trong hợp đồng.

Lưu ý:

Với phương thức chuyển tiền trả trước, quy trình tương tự theo sơ đồ như trên, chỉ có sự khác biệt là sau khi nhận được tiền thì bên xuất khẩu mới chuyển hàng hóa và các chứng từ cho bên nhập khẩu.

Ưu - Nhược điểm của thanh toán TT

Thanh toán bằng điện chuyển tiền TT cũng có những ưu điểm, nhược điểm mà bạn nên cân nhắc khi sử dụng dịch vụ này.

Ưu điểm:

- Đối với khách hàng: Thủ tục chuyển tiền rất đơn giản, không yêu cầu các chứng từ phức tạp. Thời gian chuyển tiền ngắn nên bên xuất khẩu nhanh chóng nhận được tiền

- Đối với ngân hàng: Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian để thực hiện lệnh thanh toán để hưởng hoa hồng [phí chuyển tiền] và không chịu trách nhiệm về số tiền và thời hạn thanh toán.

Nhược điểm:

- Phương thức thanh toán TT chứa đựng rất nhiều rủi ro, không đảm bảo quyền lợi bình đăng của bên.

Ví dụ:

  • Với TT chuyển tiền trước: Bên mua hàng trả tiền trước nhưng bên bán hàng không giao hàng, giao hàng chậm trễ hoặc giao hàng không đúng mẫu mã như đã thỏa thuận
  • Với TT chuyển tiền sau: Bên bán hàng đã giao hàng đầy đủ số lượng, mẫu mã, bên mua hàng không trả tiền, trả tiền chậm, trả thiếu

- Mặt khác, vì việc thanh toán được thực hiện bằng điện nên khá nhanh, nếu có phát hiện nhầm lẫn thì rất khó điều chỉnh

>> Vì vậy, phương thức thanh toán TT chỉ nên áp dụng trong giao dịch mua bán với các đối tác tin cậy hoặc giá trị hàng hóa không quá lớn, hoặc 2 bên có mối quan hệ phụ thuộc nhau [công ty mẹ - công ty con]

Phân biệt TT và TTR

Trước hết cùng tìm hiểu TTR là gì?

TTR là cụm từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement: Đây là phương thức được áp dụng trong thanh toán L/C.

Nếu L/C cho phép TTR, bên xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. Ngân hàng thông báo sẽ gửi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc ngân hàng phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ sẽ được gửi sau.

Nếu L/C không cho phép TTR thì bên xuất khẩu phải đợi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành, đồng thời đợi thêm 7 ngày làm việc thì mới biết chính xác có được thanh toán hay không.

>> Vì vậy, TTR và TT là 2 phương thức thanh toán khác nhau.

Có sự nhầm lẫn giữa TT và TTR có thể do mọi người hiểu cụm từ TTR là viết tắt của Telegraphic transfer remittance - Phương thức điện chuyển tiền. Trong trường hợp này nó được hiểu như T/T

Trên đây là những thông tin cần biết về thanh toán TT. Với những phân tích về ưu - nhược của phương thức thanh toán này, hy vọng khách hàng sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Nếu bạn còn vướng mắc, hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY

Đăng ký ngay

Chủ Đề