Sữa mẹ hút ra để bình ủ được bao lâu

Sữa mẹ xuống nhiều mà bé con không sử dụng kịp sẽ khiến ngực mẹ căng tức và dễ bị viêm vú. Trong trường hợp này, các mẹ có thể hút và dự trữ sữa cho con dùng sau. Tuy nhiên, bảo quản sữa quá lâu ở môi trường bên ngoài có thể dẫn đến các vấn đề như sữa bị mất chất, bị hỏng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Theo như khuyến cáo của các tổ chức uy tín như WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam thì thời gian bảo quản lý tưởng của sữa mẹ ở môi trường bên ngoài được liệt kê như sau:

Môi trường Nhiệt độ Thời gian bảo quản
Môi trường thường 25 đến 35 độ C 4 - 6 giờ
Môi trường máy lạnh Dưới 25 độ C 6 - 8 giờ
Ngăn mát tủ lạnh Từ 4 độ C 3 - 5 ngày
Tủ lạnh mini -5 đến -10 độ C 2 tuần
Ngăn đá tủ lạnh -10 đến -18 độ C 3 tháng
Tủ đông Dưới -18 độ C 6 tháng

Lưu ý: Bạn cần làm ấm sữa [không đun sôi hay dùng lò vi sóng] trước khi cho bé sử dụng.

Khi tiến hành hút sữa, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ:

- Trước khi hút, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chứa, dụng cụ hỗ trợ hút sữa, tay và bầu vú của người mẹ.

- Để tránh lãng phí, bạn nên chủ động chia sữa và lưu trữ vào các chai hay túi trữ nhỏ có mức dung tích từ 60 - 120 ml [vừa đủ cho mỗi lần trẻ bú].

- Sữa mẹ ngay sau khi hút ra cần được bảo quản lạnh để tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn ở môi trường bên ngoài.

- Người mẹ cần nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và trách ép sữa để giữ an toàn cho sức khỏe và tạo được chất lượng sữa tự nhiên tốt nhất cho bé.

Mời bạn tham khảo các máy hút sữa đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Máy hút sữa điện đôi BioHealth IE Basic

Còn hàng1.600.000₫Xem chi tiết

Máy hút sữa điện đơn BioHealth AE Basic

Còn hàng990.000₫Xem chi tiết

- Cần chuẩn bị hút chứa sữa là các túi lưu trữ chuyên dụng, bình thủy tinh hoặc bình nhựa không chứa BPA.

- Trước khi dự trữ, cần đảm bảo các bình chứa, túi chứa đã được vệ sinh sạch sẽ.

- Cần lưu ý ghi chú vào bình hoặc túi chứa dung tích và thời gian hút sữa.

- Sắp xếp bình, túi sữa hợp lý để sữa tránh tồn lại sữa cũ gây lãng phí.

- Sữa hút ra nên đặt ngay vào ngăn mát trước rồi mới chuyển lên ngăn đá.

- Sữa bảo quản ở ngăn đá nên được chuyển xuống ngăn mát trước 12 - 24 giờ trước khi hâm nóng và cho bé sử dụng.

- Khi di chuyển sữa từ nơi này đến nơi khác cần bọc ngoài các túi dự trữ sữa để giữ vệ sinh, tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo.

- Sữa sau khi được bảo quản đông lạnh có thể tăng dung tích nên bạn cần chừa một khoảng trống nhỏ với miệng bình, tránh đổ hay trào sữa gây mất vệ sinh.

- Đối với sữa được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh: Bạn chỉ cần để ở ngoài để làm tăng nhiệt độ hoặc ngâm trong nước ấm là bé đã có thể sử dụng.

- Đối với sữa được trữ đông ở ngăn đá của tủ lạnh: Bạn cần rã đông ở ngăn mát của tủ lạnh trước, sau đó hâm nóng ở nhiệt độ là 40 độ C bằng máy hâm nóng sữa hoặc ngâm ở nước ấm.

- Không nên tăng nhiệt độ máy hâm sữa quá cao, sử dụng nước quá nóng khi làm ấm sữa hoặc sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì khi nhiệt độ thay đổi quá đột ngột có thể gây phá hủy một số chất trong sữa, khiến sữa bị mất chất.

- Cần kiểm tra nhiệt độ của sữa sau khi hâm nóng trước khi cho bé sử dụng để tránh tình trạng nhiệt độ quá cao gây bỏng cho bé.

- Không bảo quản lại lượng sữa mà trẻ bú dư hoặc hòa chung lượng sữa dư ấy vào sữa mới hút để đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng sữa cho trẻ.

Sữa sau khi rã đông có thể có màu sắc và mùi khác với sữa mẹ, tuy nhiên nếu được bảo quản đúng cách và chú ý mức thời gian tích trữ thì sữa hoàn toàn an toàn và không bị mất đi chất dinh dưỡng ban đầu. 

Nếu đã quá thời hạn sử dụng hoặc cách bảo quản chưa đúng thì sữa mẹ có thể sẽ bị hỏng. Để phân biệt sữa còn dùng được và sữa hỏng, bạn cần chú ý những đặc điểm dễ nhận biết sau đây:

  Sữa còn dùng được Sữa đã hỏng
Mùi vị

Mùi xà phòng hoặc kim loại 

[Do sự phân tán của chất béo

Mùi chua khó chịu, mùi lên men
Hình thức Có thể bị tách ra từng lớp riêng biệt Sữa bị vón cục

Để đảm bảo an toàn vệ sinh, bạn cần kiểm tra kĩ trạng thái, mùi, vị của sữa trước khi cho bé sử dụng vì sữa hỏng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của bé và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Xem thêm:

Bài viết trên cung cấp thông tin về thời gian bảo quản và các chú ý khi lưu trữ sữa mẹ. Chúc bạn luôn đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!

Máy hâm sữa đang là trợ thủ đắc lực của các mẹ bỉm sữa trong quá trình nuôi con nhỏ. Vậy sử dụng máy hâm sữa như thế nào để ủ sữa mẹ an toàn, đúng cách? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngay sau đây!

1Các thông tin cần biết về sữa mẹ

a. Các kiểu sữa mẹ

Sữa mẹ có 3 kiểu là sữa non, sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành:

  • Sữa non[5 ngày đầu sau khi sinh]: là một chất lỏng màu vàng, được tuyến vú người mẹ tiết ra với số lượng nhỏ trước khi bước vào giai đoạn cho con bú. Sữa non chứa ít chất béo nhưng lại giàu protein để giúp bé phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt chứa nhiều kháng thể các yếu tố bảo vệ khỏi các bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, vì thế mà nó còn được gọi là “sữa miễn dịch”.
  • Sữa chuyển tiếp[từ 5 đến 14 ngày sau khi sinh]: là sữa được tiết ra trong giai đoạn ngay sau khi sữa non hết và trước khi sữa trưởng thành bắt đầu được hình thành. Thành phần dinh dưỡng của sữa chuyển tiếp dần trở nên giống sữa trưởng thành và số lượng sữa tăng lên.
  • Sữa trưởng thành[khoảng 2 tuần sau khi sinh]: có chứa khoảng một nửa các protein có trong sữa non và chứa nhiều chất béo hơn sữa non.

b. Đặc điểm của sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chất đầy đủ và cân bằng cho sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hỗ trợ cho sự phát triển hệ miễn dịch, cung cấp các yếu tố miễn dịch, giúp bé phát triển một cách khỏe mạnh. Ở tuần đầu sau khi sinh, sữa mẹ liên tục biến đổi công thức để có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn tăng trưởng.

Trong những tháng đầu đời tốc độ tăng trưởng của bé sẽ giảm dần vì vậy hàm lượng protein có trong sữa mẹ cũng sẽ giảm dần kể từ ngày đầu tiên tiết sữa đến suốt quá trình cho con bú để đáp ứng phù hợp với nhu cầu tăng trưởng của bé.

c. Những điều cần biết về hâm sữa mẹ

Thời gian trữ sữa mẹ

  • Phòng trên 26 độ C: 1 tiếng.
  • Phòng máy lạnh, nhiệt độ dưới 26 độ C: 6 tiếng.
  • Ngăn mát tủ lạnh: 48 tiếng.
  • Ngăn đá tủ lạnh nhỏ [tủ lạnh một cửa]: 2 tuần.
  • Ngăn đá tủ lạnh hai cửa [ngăn đá có cửa riêng]: 4 tháng - Tủ đông lạnh chuyên dụng: 6 tháng.

Dụng cụ bảo quản sữa

  • Bình, ly trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.
  • Túi trữ sữa.
  • Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.

Cách bảo quản sữa hút ra dùng trong ngày

Sau khi hút, các mẹ cho sữa vào bình rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Tùy theo bé uống bao nhiêu ml/lần, mẹ sẽ để lượng vừa đủ. Mẹ có thể để khoảng 6 bình sữa, mỗi bình 150 ml. Phần sữa không hết nên cho bé bú lại trong vòng 1-2 tiếng. Nếu vẫn thừa, các mẹ bỏ đi, không nên cất đông lạnh.

Bảo quản sữa dư bằng tủ lạnh

Trong một ngày, nếu hút được hơn 6 bình hoặc bé không bú hết lượng sữa đã hút, mẹ nên dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, ghi ngày tháng năm và cho vào tủ đông lạnh. Do sữa để ngăn mát có hạn sử dụng 48 tiếng nên mẹ có thể hai ngày mẹ mới dồn, ghi hạn sử dụng và cho vào ngăn đông một lần.

Để tiết kiệm chỗ trong ngăn đá, các mẹ nên ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng, mua thêm túi đựng thức ăn để đựng các túi trữ sữa trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Các mẹ có thể thay túi bằng hộp nhựa nhưng sẽ tốn diện tích hơn.

Cách rã đông

Để tủ lạnh gần 4 tháng, phần sữa đông lạnh sẽ cận kề hạn sử dụng, đây là lúc các mẹ lấy sữa đông lạnh ra sử dụng "cuốn chiếu". Hãy chuyển bình hoặc túi trữ sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát.

2Cách sử dụng máy hâm sữa để ủ sữa mẹ đúng cách

a. Cách hâm sữa để ngăn mát bằng máy hâm sữa

  • Bước 1:Kiểm tra bình chứa, khay chứa của máy hâm sữa có sạch sẽ không, đảm bảo chưa cắm điện. Tùy thuộc vào lượng sữa bé ăn mỗi bữa để lựa chọn được bình sữa phù hợp nhất.
  • Bước 2:Đặt bình sữa vào khay chứa sau đó đặt chúng vào máy hâm sữa.
  • Bước 3:Đổ nước sạch vào máy hâm sữa đến mức quy định theo yêu cầu mỗi máy để có thể làm nóng bình sữa nhanh chóng.

  • Bước 4:Cắm điện, bật máy và cài đặt nhiệt độ hâm nóng phù hợp: 35 – 45 độ C đối với sữa cho bé uống luôn, 45 - 75 độ C khi sữa hay thức ăn đã được để trong ngăn mát của tủ và 75 - 85 độ C khi hâm đồ ăn ở ngăn đá, ngăn lạnh.
  • Bước 5:Khi hoạt động đèn báo hiệu của máy sẽ sáng, đến lúc đạt nhiệt độ nóng tối đa và đạt chuẩn, đèn báo hiệu sẽ tự tắt. Kiểm tra bình sữa bằng cách khuấy đều rồi kiểm tra bằng nhiệt kế và cho bé uống được.

b. Cách hâm sữa để đông bằng máy hâm sữa

Mẹ có thể rã đông trước rồi sử dụng máy hâm sữa để quá trình hâm sữa nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và an toàn khi sử dụng. Đây là cách được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì sẽ giữ cho sữa được nhiều chất dinh dưỡng, mẹ không cần phải canh để đổ thêm nước vào khi hết nước và tỉ lệ cháy máy sẽ ít hơn so với cách hâm trực tiếp.

Nếu hâm nóng sữa từ trạng thái đông đá, hãy bắt đầu bằng cách xả bịch sữa đông dưới vòi nước mát để đảm bảo sữa được rã đông một cách từ từ, không làm hỏng các dưỡng chất trong sữa. Khi sữa đã không còn đông đá, từ từ tăng nhiệt độ nước để làm ấm dần sữa. Sau đó hâm sữa tương tự như cách hâm sữa để ngăn mát.

3Bảo quản sữa sau khi hâm như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh, sữa đã pha cũng chỉ để ở nhiệt độ phòng một tiếng và bảo quản trong tủ lạnh là 24 tiếng. Vậy cách tốt nhất là mẹ chỉ cần pha sữa sẵn cho con, sau đó nếu bé chưa ăn ngay mẹ hãy để tủ lạnh bảo quản, khi nào bé đối mẹ chỉ việc lấy ra hâm trong máy hâm sữa là được và đừng để lâu trong máy sau khi hâm nóng.

Tuy nhiên mẹ có thể đựng sữa sau khi hâm nóng bé không bú hết vào tủ lạnh để bảo quản và cho bé uống vào cữ kế tiếp. Trong trường hợp nếu nghi ngờ về chất lượng sữa, tốt hơn hết mẹ nên bỏ lượng sữa thừa này đi. Sau lúc làm cho tan sữa đông lạnh bằng phương pháp đặt bình sữa vào máy hâm sữa, mẹ có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa, song tuyệt đối không làm đông đá lần thứ hai.

4Sữa mẹ để trong máy hâm sữa để được bao lâu?

Vi khuẩn có thể sống ở cả hai nhiệt độ nóng và lạnh, nhưng chúng có thể sống, phát triển tốt nhất ở điều kiện ấm, ẩm và đặc biệt là môi trường giàu protein. Sữa của mẹ có thể bị hỏng nếu như mẹ để trong máy hâm sữa thời gian dài. Đó là lí do mà các nhà sản xuất cũng khuyến cáo các mẹ chỉ nên để bình sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ.

5Một số lưu ý khi sử dụng máy hâm sữa

  • Hãy kiểm tra nhiệt độ của bình sữa lại một lần nữa trước khi cho bé uống để đảm bảo an toàn, tránh làm bé bị bỏng do sữa quá nóng.
  • Không thể ngắt hoàn toàn máy hâm sữa bằng cách ấn công tắc tắt khi máy đang hoạt động, vì khi công tắc ngắt là máy chuyển sang chế độ ủ ấm. Để tắt máy, hãy rút phích cắm điện ra.
  • Các mẹ cũng lưu ý khi sử dụng xong nên rút phích cắm ra để tránh xảy ra tai nạn không mong muốn.
  • Chỉ dùng máy để hâm sữa trong bình nhựa, thuỷ tinh, tuyệt đối không hâm bình silicone, túi trữ sữa vì ở nhiệt độ cao có thể làm các dụng cụ này bị biến đổi, ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của bé.
  • Luôn đảm bảo máy hâm sữa được đổ đầy đủ nước[với lượng nước trong máy cao hơn lượng sữa]vào khoang hâm trước khi cắm máy để tránh làm hỏng máy hâm sữa.
  • Không nên đặt tay lên phía trên của máy khi máy đang hoạt động hay vừa kết thúc quá trình hâm sữa do hơi nước của máy phả ra có thể gây bỏng tay.
  • Đặt máy hâm sữa ở nơi bằng phẳng, khô ráo và để máy tránh xa tầm tay trẻ em.

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất thiết yếu và rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việcsử dụng máy hâm sữa để ủ sữa mẹ an toàn, đúng cách!

Video liên quan

Chủ Đề