Cây phất trần là gì

Ϲây phất trần được làm từ lông thú hoặc sợi đɑy vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, là một ρháp khí của các tăng sĩ xưa. Đây được xem như là vật Ƅất ly thân của các tăng sĩ, mang ý nghĩɑ bảo vệ sự bình an.

Khi Ƥhật giáo du nhập vào Trung Quốc, câу phất trần trở thành pháp khí được các quɑn và thái giám trong cung cầm trên tɑy với mục đích khai sáng, thứ "vũ khí đặc Ƅiệt" để xua đuổi tà ma, điều xui xẻo và mɑng lại sự may mắn.

Bên cạnh đó, các thái giám còn sử dụng câу phất trần này thể phủi bụi bẩn, vệ sinh đồ đạc ở những địɑ điểm hoàng thượng sắp ghé qua. Nếu trên người hoàng thượng có vết Ƅẩn hay bụi, thái giám cũng chỉ được dùng câу phất trần chứ không được tự ý dùng tɑy để làm sạch.

Sau này vì tính năng và độ thông dụng, câу phất trần được dùng làm chiếc roi ρhạt những ai vi phạm phép tắc trong cung và được sử dụng trong cả các giɑ đình thường dân. Trong mỗi gia đình, nếu có người không giữ gìn ρhép tắc gia quy cũng sẽ dùng phất trần để trị tội.


Nguồn bài viết: Theo Soha

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Công dụng của cây phất trần trong tay các thái giám là gì?, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Cây phất trần được làm từ lông thú hoặc sợi đay vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hầu như thái giám nào trong cung cũng cầm theo cây phất trần, bạn có biết ý nghĩa...

Trong cung đình thời xưa, có một nghề đặc biệt, thường được gọi là "hoạn quan", hoạn quan hay còn gọi là thái giám, là những quan do hoàng đế, quốc vương và phi tần sử dụng.

Nhiều người xem phim cổ trang cung đình đã tìm thấy một hiện tượng, thái giám luôn cầm trên tay một cây phất trần, vậy cây phất trần này có công dụng gì? Trên thực tế, nó chủ yếu là vì sự thuận tiện của hoàng đế và các phi tần của ông.

Hoạn quan bắt đầu từ thời Tiền Tần và kết thúc vào thời nhà Thanh, thời Trung Hoa, do nghề hoạn quan bất lợi cho nhân quyền nên bị hủy bỏ. Thái giám thời Tiền Tần và Tây Hán khác với hoạn quan ở các đời sau, không phải tất cả hoạn quan thời Tiền Tần đều là hoạn quan, chẳng hạn như hoạn quan thời Tần Thủy Hoàng là người bình thường.

Có người từng đặt ra câu hỏi: Tại sao hoàng đế có nhiều cung phi bên cạnh lại sử dụng hoạn quan thay vì cung nữ? Trước hết, các thái giám xung quanh hoàng đế thường lớn lên cùng với hoàng đế và là những người mà hoàng đế tin tưởng nhất. Thái giám chăm sóc hoàng đế sẽ chu đáo hơn.

Thứ hai, hầu gái là con gái, việc chăm sóc hoàng đế sẽ khiến các phi tần trong hậu cung không hài lòng, để tránh rắc rối không đáng có, hoàng đế đương nhiên sẽ chọn thái giám chăm sóc bản thân.

Thứ ba, trong cung của hoàng đế chắc chắn sẽ có một số công việc nặng nhọc, thái giám tuy là thái giám nhưng cũng là nam nhân, có lợi thế hơn hầu gái về thể lực.

Vào thời cổ đại, các hoạn quan sẽ có một cây phất trần trên tay. Công dụng của thứ này là gì? Thời xa xưa, cây phất trần được dùng để xua đuổi muỗi và ruồi, sau này được coi là một trong những vệ sĩ danh dự của hoàng cung, cây cây phất trần còn là một nhạc cụ Phật giáo thời cổ đại, có chức năng quét sạch ưu phiền và xua đuổi tà ma.

Hoàng đế và các phi tần có địa vị cao quý, khi ra ngoài chắc chắn sẽ gặp phải muỗi và ruồi, lúc này thái giám sẽ xua đuổi bằng cây phất trần trên tay, sau khi hoàng đế hoặc các phi tần mệt mỏi thì cần ngồi xuống và nghỉ ngơi, thái giám sẽ dùng cây phất trần trong tay phủi sạch bụi trên ghế đá, để không làm vấy bẩn y phục của hoàng đế và các phi tần.

Thứ hai, cây phất trần là pháp khí, thái giám cầm pháp khí đi theo sau hoàng đế hoặc các phi tần, có thể xua đuổi vận đen và mang lại may mắn cho hoàng đế. Theo thời gian, cây phất trần đã trở thành một công cụ cần thiết cho các thái giám.

Theo Hồ Yên [Công Lý & Xã Hội]

Phất trần là pháp khí biểu tượng cho sự tu tập đoạn trừ phiền não, chướng nạn đồng thời là vật trang nghiêm của các bậc cao tăng trong khi thực thi pháp sự.

Phất tử [zh. 拂子, ja. hossu, sa. camāra], cũng gọi là Phất trần. Phất trần [拂 = phất qua phớt lại, 麈 = bụi trần, bụi trên trần thế, bụi hồng trần; phất trần 拂 麈 = 拂尘. Phiên âm: fú chén] là danh từ gốc Hán dùng để chỉ một thứ "chổi" đặc biệt chuyên dùng để xua tà khí, quét "hồng trần" trong các nghi thức tôn giáo xưa, đặc biệt là nghi lễ của Phật giáo và Đạo gia Trung Quốc.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Phất trần, Phạn ngữ Vyajana, Hán ngữ dịch là Phất tử, Phất, Chủ vĩ. Phất trần nguyên là cây chổi quét bụi, đuổi muỗi mòng, là một trong những vật tùy thân của các Tỷ kheo ở Ấn Độ. Đức Phật thiết định giới luật cho phép các Tỷ kheo mang theo phất trần bên mình để xua đuổi sự quấy nhiễu của muỗi mòng.

Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sư, quyển 6 quy định nguyên liệu để sử dụng làm phất trần cho các Tỷ kheo gồm: Lông dê, gai vải bông xé nhỏ, vải hoặc vật cũ rách, nhánh cây, ngọn cây. Tuy nhiên, không dùng các nguyên liệu quý giá để làm phất trần như bạch phất [phất trần màu trắng] mà các bậc trưởng giả thường dùng, được làm từ lông ngựa trắng hay lấy từ lông đuôi của trâu trắng [camara] quý hiếm sống ở Hy Mã Lạp Sơn.

Về sau, trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, các Tỷ kheo cũng sử dụng phất trần nhưng với hình thức của bạch phất và mang nhiều ý nghĩa biểu trưng như một pháp khí.

Phất Trần Kệ - HT Tâm Châu

Sa bà ác trọc, khổ, trầm luân,

Nhất phất trần ai bất nhiễm thần.

Tâm vật nhất như lung tính hải,

Tịch quang thường tại nhuận trường xuân.

Sa bà ác trược phải trầm luân,

Phủi sạch trần ai chẳng nhiễm thần.

Tâm vật chung nhau trong biển tính.

Tịch quang còn mãi, mãi trường xuân.

Các kinh luận Phật giáo Bắc truyền thường mô tả chư vị Bồ tát hay các bậc trưởng giả tay cầm bạch phất. Theo Đà La Ni Tập Kinh, Bồ tát Quán Thế Âm tay trái cầm  bạch phất, Bồ tát Phổ Hiền tay phải cầm bạch phất. Khi Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp để hóa độ mẹ trở về, Phạm Thiên tay phải cầm bạch phất đứng hầu bên phải. Trong tay thứ 40 của Thiên Thủ Quán Âm [Quán Âm ngàn tay] cầm cây bạch phất, biểu trưng cho việc tẩy trừ phiền não và xua tan các chướng nạn.

Theo Mật Giáo, Bạch Phất được dùng để tượng trưng cho khử bỏ phiền não, trừ chướng nạn. Như Thiên Thủ Quan Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh [千手觀音大悲心陀羅尼經] có đề cập đến trong 40 tay của thiên thủ quan âm có 1 tay cầm cây Bạch Phất. Hay trong Tôn Thắng Phật Đảnh Tu Du Già Pháp Quỹ Nghi [尊勝佛頂修瑜伽法軌儀] quyển Thượng có ghi rằng mỗi khi hành giả xuất hành, thường cầm theo cây Bạch Phất, tụng Chơn Ngôn gia trì 108 biến; nếu khi đang đi gặp súc sanh, có thể khiến cho những loài đó lìa khổ, giải thoát. Trong các đàn tràng truyền pháp quán đảnh của Mật giáo, phất trần cùng với quạt báu là những loại pháp khí quan trọng, biểu trưng cho sự xua tan phiền não, dẹp tan các chướng nạn. 

Trong Thiền Tông, chư vị Thiền sư dùng Phất Trần như là vật dụng trang nghiêm; từ đó, vị Trú Trì hay người đại diện cầm cây Phất Trần thượng đường vì đại chúng thuyết pháp, được gọi là Bỉnh Phất [秉拂]. Khi ấy, Phất Trần tượng trưng cho sự thuyết pháp. Dần dần chức vụ chấp hành Bỉnh Phất có 5 loại, gọi là Bỉnh Phất Ngũ Đầu Thủ [秉拂五頭首], gồm: Tiền Đường Thủ Tòa [前堂首座], Hậu Đường Thủ Tòa [後堂首座], Đông Tạng Chủ [東藏主], Tây Tạng Chủ [西藏主], Thư Ký [書記]. Trong trường hợp người thị giả của chư vị hòa thượng cầm phất trần đứng hầu ở phía sau thì gọi là Bỉnh phất thị giả.

Tại Nhật Bản, Phất Trần được sử dụng từ thời đại Liêm Thương [鎌倉, Kamakura, 1185-1333]. Về sau, trừ Chơn Tông ra, các tông phái khác đều dùng Phất Trần trong trường hợp các pháp hội, lễ Quán Đảnh, tang lễ, v.v. 

Về sau, tại những nước theo Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, phất trần là một loại pháp khí quan trọng được sử dụng rộng rãi trong thiền môn và các Phật sự như pháp hội, đàn tràng quán đảnh, các nghi thức an táng…

Như vậy, phất trần là một pháp khí của chư Tăng có nguồn gốc ở Ấn Độ, với chức năng như một vật tùy thân cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho đời sống du hành. Sau khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, phất trần là pháp khí biểu tượng cho sự tu tập đoạn trừ phiền não, chướng nạn đồng thời là vật trang nghiêm của các bậc cao tăng trong khi thực thi pháp sự, vì vậy, đối với giới tăng ni phật tử thì "phất trần" không những được coi là thứ "pháp khí" không thể thiếu để tiến hành các nghi lễ mà còn là biểu tượng của sự trang nghiêmVà như thế, phất trần không phải là pháp khí có nguồn gốc từ các đạo sĩ Đạo giáo ở Trung Quốc.

Video liên quan

Chủ Đề