Sfx PSU là gì

Contents

  • PSU là gì?
  • Nguồn máy tính
    • Nhà sản xuất PSU
    • Nguyên lý hoạt động của PSU
    • Công Suất Nguồn
    • Kích thước của PSU
    • Dây nguồn
    • Lưu ý khi mua PSU
    • Tư vấn mua nguồn
    • Hỏi Đáp PSU

PSU là gì?

PSU còn được gọi là nguồn máy tính, PSU được viết tắt Power Supply Unit là một phần cứng của máy tính có nhiệm vụ nhận chuyển đổi dòng điện từ AC thành DC cung cấp năng lượng cho các linh kiện khác [như hình bên dưới]

Tức là cá bộ phần máy tính như CPU, Main, VGA, ổ cứng hay bàn phím, chuột đều sử dụng nguồn điện DC [điện 1 chiều]. Và nguồn máy tính chuyền từ điện AC[ điện xoay chiều] từ bên ngoài và chuyển thành điện DC theo các đầu Pin.

Nguồn máy tính

Không giống như những phần khác, thì nguồn là phần tối quan trọng của máy tính, không có nguồn thì máy tính sẽ không thể nào chạy được. Và sức mạnh của nguồn sẽ phụ thuộc và các phần cứng khác mà bạn sử dụng, đặc biệt là card màn hình và CPU là 2 phần tiêu thụ điện năng nhiều nhất.

Nhà sản xuất PSU

Hiện nay thì trên thị trường có rất nhiều hàng sản xuất khác nhau, điều này thực sự quan trọng bởi vì chọn nhà sản xuất tốt sẽ đảm bảo cho bạn cho được nguồn theo đúng ý mình và không bị hớ. Tại sao bị hớ thì hãy để mình giải thích ở phần dưới nhé.

Một số hãng nguồn tốt và nổi tiếng bạn có thể tham khảo khi mua PSU như: CoolMax, CORSAIR, Ultra, Antec, Gigabyte, Thermaltake và Seasonic

Siêu PSU của Tony Stark

Ngoài ra thì còn 1 số nguồn không nổi tiếng trên thị trường thì bạn cần phải xem xét kĩ trước khi mua, Và tất nhiên là bạn cần phải cân nhắc trước khi mua [Đa số là càng hãng của Trung Quốc] và thường được nhiều người gọi là nguồn noname hay nguồn ma.

Nguyên lý hoạt động của PSU

Như phần ở trên mình đã nói thì điện dân dụng mình xài đó chính là dòng điện xoay chiều [AC] nhưng các bộ phận của máy tính thì đều sử dụng dòng điện 1 chiều. Vậy nên nguồn có tác dùng là chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Và có một chuyện xảy ra đó chính là, không phải cứ 100w điện AC thì chuyển được 100w điện DC.

Vậy nên có một số nhà xuất đã có tem đã bảo đó chính là chuẩn 80 Plus

Chuẩn 80 plus chính là nhà sản xuất thông báo với bạn là 100w sẽ chuyển thành bao nhiêu trong dòng điện DC.

Công Suất Nguồn

Công suất nguồn [đơn vị là: W] là thứ thể hiện sức mạnh của nguồn. Và là phần quan trọng nhất khi đi mua nguồn, bởi vì nguồn phải có công suất phù hợp với thành phần máy tính, phải đủ sức cần nổi tất cả các phần của máy tình. Nếu không muốn máy tính bạn bị tắt đột ngột hoặc bật không lên thì hãy biết những điều sau:

  • Total Power: Tức là công suất tổng
  • Continuous Power: Công suất ổn định
  • Peak Power: Tức là công suất đỉnh

Nếu bạn đi mua nguồn mà có số in trên nguồn là Total Power hay Continuos Power thì bạn nên mua, còn nếu là Peakpower thì cần phải cân nhắc kĩ. Bởi Peak Power là công suất cao nhất mà nguồn đó có thể đạt được trong vài mili giây thôi.

Để chọn được đúng công suất CPU đó là Total Power hay Continuous Power thì bạn cứ lên trang web của hãng xem. Họ sẽ ghi đầy đủ trên trang web hay sẽ ghi đầy đủ trên vỏ hộp.

Ngoài ra thì có một cách đơn giản nữa để tính ra công suất nguồn đó chính là thường sẽ có các bảng như thế này in trên mỗi hộp hoặc mỗi bộ nguồn.

Tức bạn sẽ có công thức tính công suất:

P=UxI

Trong đó:

  • P là công suất [W]
  • U là hiệu điện thế [V]
  • I là cường độ dòng điện [A]

Và ta cứ nhân U với I sau đó ra được công suất, cộng hết các công suất với nhau ta sẽ được công suất tổng. Nếu công suất này lớn hơn hoặc bằng với công suất ghi trên hộp thì đó chính total power hoặc Continuous Power. Còn nếu thấp hơn rất nhiều thì đó chính là Peak Power.

Kích thước của PSU

Nếu nói về kích thước thì PSU cũng rất rất nhiều. Tuy nhiên hiện tại thì những nguồn chuẩn ATX PS2 thì rất phổ biến.

PS2

Là nguồn cơ bản và tiêu chuẩn thường được sử dụng

Sử dụng ở hầu hết các case máy tính gaming hiện nay.

Có công suất từ 250W đến 1000W

PS3

ATX PS3

Giống như ATX PSU PS2 nhưng ngắn hơn. Tuy nhiên vẫn gắn những PS3 vào những case hỗ trợ PS2.

Sử dụng trong những case nhỏ.

Công suất tối đa: 300W

SFX PSU [quạt 80mm phía dưới]

Micro ATX PSU

Được sử dụng trong những case nhỏ, bị hạn chế kích thước

Công suất tối đa: 300W

Cái này cũng sẽ gắn được những case có ATX PSU tiêu chuẩn với 1 cái khung kim loại.

SFX PSU with socket on small side

Micro ATX PSU

Được sử dụng trong những case nhỏ, bị hạn chế kích thước

Công suất tối đa: 180W

Slim ATX Desktop PSU

ATX PSU

Nhỏ và dài hơn ATX PSU tiêu chuẩn

Sử dụng trong một số máy tính để bàn quá mỏng

Công suất tối đa: 350W

TFX PSU

Micro ATX PSU

Sử dụng trong một số máy tính để bàn siêu mỏng

Công suất tối đa: 250W

Flex PSU

Micro ATX PSU cho thế hệ cao cấp nhất Pentium 3

Sử dụng trong case nhỏ

Công suất tối đa: 135W

1U, Shuttle PSU [Rộng 80mm, Dài 150mm]

ATX Flat PSU cho các case 1U và một số case nhỏ

Công suất tối đa: 250W, Pentium 4

Thích hợp cho khá nhiều cho các Shuttle PC

1U, Shuttle PSU [Rộng 80mm,Dài 190mm]

ATX Flat PSU cho các case 1U và một số case nhỏ

Công suất tối đa: 250W, Pentium 4

Thích hợp cho các camera

1U, Shuttle PSU [Rộng 100mm,nhiều chiều dài khác nhau]

ATX Flat PSU cho các case 1U và một số case nhỏ

Công suất tối đa 350W, Pentium 4

Thích hợp với các case 1U

Bạn có thể gắn nguồn này vào nhiều loại với một cái khung.

2U PSU

CFX PSU

Dây nguồn

Có 3 dạng dây nguồn thì trên thị trường có 3 dạng chính đó chính là

  1. Full Module: Là loại có thể tháo được dây, để giúp bạn chọn những dây cần thiết thôi, cho gọn và nhìn đở rắc rối.
  2. Non Module: Là loại thường thấy nhất ở Việt Nam. Không tháo được dây.
  3. Semi Module: Là chỉ tháo được một vài dây. Và chắc chắn là 2 đầu 8-Pin và 24-Pin là không thế tháo được.

Lưu ý khi mua PSU

  • Nên chọn những sản xuất nguồn uy tín và có thương hiệu lớn. Như những nhà sản xuất mình kể ở phần trên
  • Bạn phải chọn nguồn đủ hoặc dư, nguồn không cung cấp đủ có thể khiến hỏng linh kiện gaming gear.
  • Không nên mua nguồn in Peak power.
  • Nên chọn những nguồn có dán tem chuẩn 80 plus, vì những nguồn này đã được test và nó như một con team đánh giá chất lượng vậy.

Tư vấn mua nguồn

Đối tượng 1: Những người chơi game bình thường và không có ý định nâng cấp sau này

Với đối tượng này thì bạn chỉ cần mua nguồn hợp với máy. Để mua nguồn hợp với máy tính thì bạn dùng công thức sau:

TDP[CPU]+TDP[VGA]+200w

Đối tượng 2: Những người chơi game và có ý định nâng cấp máy sau này

Bạn cứ mua nguồn sao cho hợp với máy tính tương lại mà bạn đang mong ước. Ví dụ bạn đang mua máy tính nhưng chưa mua VGA. Nhưng sau muốn gắn VGA nữa, thì hãy cộng thêm cả TDP[VGA trong mơ] của bạn vào luôn. Để sau này nâng cấp dễ và không phải mua thêm nguồn.

Đối tượng 3: Bạn muốn chơi game và thích ép xung

Bản chất của ép xung chỉ là tăng cường độ dòng điện vào VGA, Ram, hay CPU. Vậy bạn chỉ cần mua nguồn càng cao càng tốt.

Hỏi Đáp PSU

1. Nếu mua nguồn công suất quá cao thì có hao điện và tốn điện hơn không?

Thực ra là có. Nhưng không đáng kể, bạn hoàn toàn có thể chọn PSU có công suất lớn để tiện nâng cấp về sau mà vẫn không sợ tốn quá nhiều điện.

2. Chuẩn 80 plus để làm gì?

Tất nhiên là để giúp bạn tiết kiệm điện. Một PSU như titanium với ít nhất 90% AC tới DC thì cũng bạn tiết kiệm hơn 10% điện so với chuẩn 80 Plus white 80% rồi. Chưa tính các loại cùi hơn nữa.

3. Cách tính công suất nguồn cần đủ cho máy tính?

Bạn có thể lấy công suất đơn giản cho ngườn của bạn là:TDP[CPU]+TDP[VGA]+200w Hoặc bạn có thể vào Link này để tính công suất nguồn đủ cho bạn.

4.7 3 votes
Article Rating

Video liên quan

Chủ Đề