Sài gòn giãn cách đến ngày mấy

Ngày 2-6, ca tử vong đầu tiên tại TP.HCM và khu vực phía Nam - kể từ khi COVID-19 xâm nhập vào Việt Nam [28-1-2020] - ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Theo Bộ Y tế, đến thời điểm đó, cả nước đã có 49 ca tử vong vì COVID-19 được công bố.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một chuyên gia cho rằng căn cứ trên số lượng bệnh nhân nặng đang điều trị, đợt dịch này có thể có thêm 20 ca tử vong nữa. Tiên đoán sai bởi không ngờ lại có những con số khủng khiếp sau này.

Đến nay Việt Nam ghi nhận 18.400 ca tử vong [con số ngày 25-9], tỉ lệ tử vong là 2,5%, cao hơn bình quân chủng của thế giới, riêng ở TP.HCM con số này là 4%, trong khi gần 1 năm rưỡi trước đợt dịch này chỉ có 35 ca tử vong.

TP.HCM chống dịch theo phương pháp đã áp dụng từ ban đầu: cách ly toàn bộ F1 tại khu cách ly tập trung, F0 cách ly tại bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị.

Chỉ trong ít ngày, các khu cách ly trở nên quá chật, nguy cơ lây nhiễm  chéo rất cao, có những ngày chỉ 1 khu cách ly tập trung đã ghi nhận hàng trăm ca dương tính. Đầu tháng 7, Bộ Y tế có quy định mới hướng dẫn điều kiện cách ly F1 tại nhà. Nhưng rất khó để áp dụng.

Tại các khu cách ly tập trung tình trạng lây nhiễm chéo vẫn còn, đến giữa tháng 7, số ca mắc mới hàng ngày bắt đầu lên mức 4 con số [từ 1000 ca/ngày], 1/2 trong đó ở TP.HCM, kế đến là Bình Dương, Long An, Đồng Tháp. Hầu hết bệnh nhân ghi nhận tại khu cách ly, khu phong toả, số ca cộng đồng chỉ khoảng 5%/tổng số ca.

TP.HCM gần như phải “chạy đua” thành lập bệnh viện dã chiến - trung tâm hồi sức. Hầu hết các bệnh viện phải chuyển đổi công năng để thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là điều trị COVID-19, trưng dụng nhiều ký túc xá, trường học, nhà văn hóa, chung cư… để có chỗ tiếp nhận bệnh nhân.

Tính đến nay, TP.HCM đã có đến 93 cơ sở tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, với tổng số gần 65.000 giường bệnh.

Chiến lược điều trị bệnh nhân COVID-19 thay đổi. Từ cách ly tập trung chuyển sang cách ly F0, F1 tại nhà. Ngoài việc thiết lập các trạm y tế lưu động “gần dân”, các gói thuốc A,B,C cũng được cố gắng cung ứng đến tay F0.

Khi số F0 tự chăm sóc điều trị tại nhà đang chiếm gần 50% tổng số ca COVID-19 đang điều trị, TP.HCM muốn giảm dần các bệnh viện dã chiến, tận dụng tất cả nguồn lực y tế tập trung chăm sóc F0 cộng đồng nhằm giảm số ca nhập viện, giảm chuyển nặng và tử vong.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong - Ảnh: TRUNG TÂM BÁO CHÍ

Chiều tối 7-7, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp công bố một số nội dung chỉ đạo quan trọng về công tác chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát chủng virus Delta có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Theo đó, khi một người mắc bệnh chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2-4 người; chủng biến thể Alpha có thể lây cho 7 người khác, thì chủng biến thể Delta ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%.

Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, thành phố xác định cần phải làm quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch.

Do đó áp dụng chỉ thị số 16 của Thủ tướng 15 ngày trên địa bàn thành phố từ 0h ngày 9-7-2021.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong thông báo áp dụng chỉ thị 16 toàn TP - Video cắt từ chương trình thời sự VTV

Ông cũng chỉ đạo các sở ngành chỉ đạo tạm ngưng hoạt động các loại hình vận tải công cộng, xe hai bánh kết nối công nghệ với hành khách, xe ôm.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết hiện nay số ca nhiễm COVID-19 tại thành phố tăng nhanh, tuy nhiên nguồn lực của thành phố vẫn đảm bảo, vì vậy thành phố đề nghị người dân không cần tích trữ hàng hóa, không tập trung đông người tại siêu thị, chợ truyền thống.

Người dân thành phố hãy tin tưởng, chung sức cùng lãnh đạo thành phố trong thời gian 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là pháo đài chống dịch. Đồng thời ủng hộ, cảm thông khi thành phố áp dụng giãn cách xã hội.

Ông Phong chia sẻ với những biện pháp được đưa ra trong chỉ thị 10, tiếp đây áp dụng biện pháp theo chỉ thị 16, nếu được thực hiện quyết liệt, nghiêm túc thì ông tin rằng dịch bệnh sẽ được đẩy lùi.

Một con đường bị phong tỏa để chống dịch ở phường 4, quận 3, TP.HCM [ảnh chụp sáng 2-7] - Ảnh: QUANG ĐỊNH

UBND thành phố giao Sở Y tế chuẩn bị kế hoạch tổ chức để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian thực hiện chỉ thị 16. Trong đó, tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch theo quy trình 5 bước của thành phố [xác định các mốc dịch tễ; bộ phận điều phối truy vết; triển khai truy vết F1; rà soát và hoàn tất danh sách F1; tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm].

Thành lập 22 đội truy vết dịch bệnh, mỗi đội từ 10-30 người tùy theo mức nguy cơ của từng địa phương và giao quyền chỉ đạo đội truy vết này cho các địa phương.

Tăng cường năng lực xét nghiệm, hoàn thành chỉ tiêu lấy 5 triệu mẫu toàn thành phố. Phát huy hiệu quả Trung tâm Điều phối xét nghiệm của thành phố và Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch.

Đồng thời, thẩm định xong và tổ chức cho 43 doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao với 56.000 lao động vừa cách ly, vừa sản xuất.

Bên cạnh đó, UBND thành phố yêu cầu triển khai kế hoạch điều trị 10.000-20.000 ca nhiễm, theo đó phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế [cấp không triệu chứng, cấp có triệu chứng nhẹ, trung bình và cấp điều trị bệnh nhân nặng].

Triển khai các giải pháp khai báo y tế điện tử, hỗ trợ điều tra dịch tễ bằng mã QR hỗ trợ công tác truy vết, điều tra dịch tễ nhanh chóng, chính xác khi phát hiện trường hợp nhiễm.

Về hàng hóa, hiện nay thành phố đã tạm ngưng hoạt động 3 chợ đầu mối [Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức] và một số chợ truyền thống để đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch nhưng chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố vẫn được duy trì ổn định.

Thành phố giao Sở Công thương đẩy mạnh tăng lượng hàng hóa cung ứng của các hệ thống phân phối hiện đại [các hệ thống phân phối lớn, chủ lực như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh…], gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng lên 120.000 tấn/tháng. Riêng Saigon Co.op đã dự trữ được 26.000 tấn/tháng...

Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố, từ ngày 27-4 đến 18h ngày 6-7, thành phố ghi nhận 7.385 ca nhiễm trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố, trong đó có 45 bệnh nhân tử vong.

Từ 6h ngày 6-7 đến 6h ngày 7-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố ghi nhận 1.693 trường hợp nhiễm, phần lớn là ở khu vực cách ly, khu phong tỏa, có 212 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện và 682 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin.

Hiện đang điều trị 7.118 bệnh nhân dương tính mới. Có 335 bệnh nhân nặng tại 11 bệnh viện, trong đó có 8 trường hợp cần can thiệp ECMO.

Trước đó, từ 0h ngày 31-5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 giãn cách theo chỉ thị 16.

Nhưng do TP.HCM xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng nên đến ngày 14-6, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong tiếp tục chỉ đạo giãn cách xã hội toàn địa bàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 15-6 đến 0h ngày 29-6.

Đến ngày 19-6, UBND TP.HCM ban hành chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM; tạm ngưng các chợ tự phát, dừng vận chuyển hành khách công cộng... cho đến nay.

Kiểm soát chặt chẽ người ra vào TP.HCM, đảm bảo hàng hóa không ách tắc

TIẾN LONG - THẢO LÊ

Video liên quan

Chủ Đề