Quy trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Thủ tục Thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Trình tự thực hiện Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ trình duyệt cho cơ quan chủ trì thẩm định dự án đu tư xây dựng công trình hoặc đầu mối quản lý dự án ở Bộ [đối với dự án do Bộ là cp quyết định đầu tư - gọi tắt là cơ quan thẩm định thuộc Bộ] hoặc cơ quan đu mi thm đnh dự án ở địa phương [đối với dự án Bộ giao địa phương phê duyệt - gọi tt là cơ quan thẩm định thuộc địa phương] để tổ chức thẩm định, lập báo cáo thm định và dự thảo quyết định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu [KHLCNT] trình Bộ hoặc UBND tỉnh phê duyệt

Bước 2. Thẩm định hồ sơ

Cơ quan thẩm định thuộc Bộ hoặc cơ quan thẩm định thuộc địa phương thực hiện thẩm định hồ sơ, bao gồm:

a] Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thu

b] Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

c] Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu

d] Các nội dung trong văn bản trình duyệt

Bước 3. Trình và phê duyệt

Cơ quan thẩm định thuộc Bộ hoặc cơ quan thẩm định thuộc địa phương lập báo cáo thẩm định và dự thảo quyết định phê duyệt KHLCNT trình Bộ hoặc UBND tỉnh phê duyệt.

Bước 4. Trả kết quả: bằng hình thức trả trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện

Cách thức thực hiện Chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thẩm định thuộc Bộ hoặc cơ quan thm định thuc địa phương [tại Văn thư hoặc Bộ phận một cửa] hoặc gửi theo đường bưu điện.
Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ

a] Tờ trình thẩm định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu [bản chính]

b] Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt [trường hợp điu chỉnh, bổ sung] [bản chụp]

c] Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán [nếu có] [bản chính]

d] Các văn bản pháp lý có liên quan khác [nếu có].

e] Đối với dự án ODA đồng thời với hồ sơ trình duyệt của Chủ đầu tư, Chủ dự án phải gửi văn bản thỏa thuận về KHLCNT [đi với dự án Bộ giao đa phương phê duyệt] hoặc tờ trình xin phê duyệt KHLCNT [đối với dự án do Bộ quyết định đầu tư].

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hp lệ.
Đối tượng thực hiện Chủ đầu tư
Cơ quan thực hiện a] Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [đối với dự án do Bộ là cấp quyết định đầu tư] hoặc Chủ tch UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương [đối với dự án Bộ giao địa phương phê duyệt]

b] Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan thẩm định thuộc Bộ hoặc cơ quan thẩm định thuộc địa phương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định hành chính và báo cáo thẩm định
Lệ phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Theo mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Cơ sở pháp lý Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013

Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.

Điều 48. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế 1. Hình thức, phương thức, kế hoạch, quy trình lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế được thực hiện […]

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu? Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu? Chi phí thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng? Điều chỉnh một số nội dung trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu? Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của ban quản lý dự án?

Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được Luật đấu thầu 2013 quy định tại Điều 37 như sau:

Điều 37. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a] Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này;

b] Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt;

c] Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

2. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a] Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện;

b] Căn cứ báo cáo thẩm định, người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xem thêm: Hướng dẫn đấu thầu qua mạng, quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng

1. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu:

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu theo quy định tại Điều 35 Luật đấu thầu đó là:

Điều 35. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu

1. Tên gói thầu:

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

2. Giá gói thầu:

a] Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán [nếu có] đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

b] Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

c] Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

Xem thêm: Quy định về hợp đồng thầu phụ, sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu

3. Nguồn vốn:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.

4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.

5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

6. Loại hợp đồng:

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.

Xem thêm: Quy định về việc đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên mạng đấu thầu

7. Thời gian thực hiện hợp đồng:

Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành [nếu có].

2. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 36 Luật đấu thầu 2013 như sau:

Điều 36. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a] Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;

b] Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.

2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:

Xem thêm: Các hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu mới nhất 2022

a] Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

b] Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;

c] Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 35 của Luật này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;

d] Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu [nếu có], trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

đ] Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phê duyệt.

3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

3. Chi phí thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng:

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất năm 2022

Cho tôi hỏi khi đăng ký bên mời thầu trên trang điện tử muasamcong.mpi.gov.vn, chúng tôi lựa chọn nhà thầu qua mạng thì chi phí lựa chọn bao gồm những chi phí gì trong quá trình thực hiện, xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Ngoài các nội dung thủ tục thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP cá nhân, tổ chức thực hiện phải đảm bảo đúng các quy định của Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC có hiệu lực lực từ ngày 01/11/2015.

Theo đó, nếu bên bạn tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng thì các nội dung phải chịu chi phí thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng bao gồm:

Thứ nhất: Chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

+ Chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm chi phí đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia [nộp một lần khi đăng ký] và chi phí duy trì tên và dữ liệu của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia [nộp vào Quý I hàng năm, trừ năm thực hiện đăng ký];

+ Đối với nhà thầu, nhà đầu tư đã hoàn thành việc đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thanh toán chi phí duy trì tên và dữ liệu của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia từ năm 2016.

+ Nhà thầu, nhà đầu tư không nộp chi phí duy trì tên và dữ liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo đúng thời hạn trên sau khi đã được nhắc nhở nhưng vẫn không nộp thì việc đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bị xem là hết hiệu lực, khi đó, nhà thầu, nhà đầu tư sẽ không in được bản xác nhận đã đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Xem thêm: Các loại hợp đồng đối với nhà thầu áp dụng trong đấu thầu

Lưu ý: Chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với các gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng phải thanh toán chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cho Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Thứ hai: Mức chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm

+ Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia [nộp một lần khi đăng ký]: 500.000 đồng

+ Chi phí duy trì tên và dữ liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia [nộp hàng năm, không kể năm thực hiện đăng ký]: 500.000 đồng/năm

+ Chi phí nộp hồ sơ dự thầu: 300.000 đồng/gói

+ Chi phí nộp hồ sơ đề xuất: 200.000 đồng/gói

4. Điều chỉnh một số nội dung trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin hỏi luật sư một trường hợp trong chỉ đỉnh thầu xây lắp như sau: Hình thức: Chỉ định thầu: Trong kế hoạch chỉ định thầu đã được phê duyệt của gói thầu có 02 hạng mục; sau đó 01 hạng mục bị trùng với dự án khác nên chủ đầu tư quyết định không thi công hạng mục đó nữa. Trong hồ sơ yêu cầu không đưa hạng mục đó vào nhưng không phê duyệt lại kế hoạch đấu thầu nên trong hồ sơ đề xuất của bên chỉ định thầu chỉ đưa hạng mục còn lại vào hồ sơ đề xuất. Tôi muốn hỏi luật sư trong trường hợp đó, nhà đầu tư có làm đúng pháp lý không khi trong hồ sơ yêu cầu không đưa hạng mục bị trùng dự án vào. Trân trọng cảm ơn luật sư!

Xem thêm: Gói thầu quy mô nhỏ là gì? Lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nhỏ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 9 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định như sau:

“Điều 9. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh, bổ sung

1. Trường hợp cần điều chỉnh một số nội dung thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt thì chỉ lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt cho nội dung điều chỉnh này mà không phải lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt lại cho nội dung khác đã được phê duyệt trước đó. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh phải được đăng tải trước ngày có thời điểm đóng thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 8 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

2. Đối với phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, khi đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì chỉ lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt cho phần công việc này mà không phải lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt lại cho phần công việc khác đã được phê duyệt trước đó.”

Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, trong kế hoạch chỉ định thầu đã được phê duyệt của gói thầu có 02 hạng mục, có 1 hạng mục bị trùng với dự án khác nên chủ đầu tư quyết định không thi công hạng mục này, trong trường hợp này, chỉ cần lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt cho nội dung của hạng mục bị trùng mà không cần phải lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt lại cho nội dung khác đã được phê duyệt trước đó. 

5. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của ban quản lý dự án:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào quý công ty! Tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật Dương Gia như sau: Tôi có 1 dự án lựa chọn nhà đầu tư do tỉnh quyết định giao cho ban quản lý dự án là bên mời thầu tuy nhiên trong quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư lại thiếu công việc tư vấn lập hồ sơ mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. Ban quản lý dự án thì không đủ người làm công việc trên nên giao cho đơn vị tư vấn, vậy tôi muốn hỏi phần công việc trên không có trong quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thì bên mời thầu thuê tư vấn có được không? Và phải làm gì để đủ thủ tục pháp lý, tôi xin cảm ơn.

Xem thêm: Hướng dẫn quy định chi tiết về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2016/TT-BXD quy định:

“1. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Như vậy, dự án lựa chọn nhà đầu tư do Tỉnh quyết định và giao cho ban quản lý dự án thực hiện thuộc trường hợp ban quản lý dự án chuyên ngành, là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên. Việc thành lập ban quản lý dự án để đảm bảo tiến độ dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, kế hoạch đầu tư công trung hạn, chủ trương đầu tư và yêu cầu về tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Căn cứ Khoản 2 Điều 63 Luật xây dựng 2014 và Khoản 3 Điều 17 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về chức năng của ban quản lý chuyên ngành như sau:

– Làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao. Căn cứ Điều kiện cụ thể của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, người quyết định đầu tư xem xét, quyết định giao cho Ban quản lý dự án thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể

– Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật

– Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư

Xem thêm: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu thông thường

– Thực hiện các chức năng khác khi được người quyết định thành lập Ban quản lý dự án giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 16/2016/TT-BXD

– Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư

– Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP để thực hiện.

Khi tiến hành lựa chọn nhà đầu tư, nguồn nhân lực ban quản lý dự án không đủ để tiến hành tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thì có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện về năng lực để thực hiện phần công việc này.

Video liên quan

Chủ Đề