Quy hoạch sử dụng đất đô thị là gì

Đất ở đô thị là một khái niệm rất rộng về đất đai được quy định bởi Bộ Tài Nguyên và môi trường. Có thể nói đây là loại đất màu mỡ luôn được các nhà đầu tư săn đón vì nó có thể dùng để mua bán, chuyển đổi và sử dụng linh hoạt. Quý nhà đầu tư hãy cùng WikiLand tìm hiểu để hiểu nhiều hơn về loại hình đất ở tại đô thị là gì?

Đất ở đô thị là gì?

Đất ở đô thị là loại đất được sử dụng với mục đích xây dựng công trình, nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của cư dân trong các khu đô thị bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Còn gọi tắt là đất OTD . [Khoản 1 Điều 144 luật đất đai 2013].

Tìm hiểu thêm: Đất thương mại dịch vụ là gì.

Đất ở đô thị là gì? khái niệm của Đất ở đô thị

” Điều 144- Luật Đất Đai 2013 ghi rõ về loại hình này:

1. Bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

3. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điền kiện để giao đất theo dự án đất tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

5. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.”

|>> Ví dụ về một sản phẩm dự án nhà ở thuộc đất ở đô thị đó là: Meyhomes Capital Phú Quốc

Đất ở đô thị có thời hạn sử dụng không?

Loại đất này có thời hạn sử dụng là ổn định lâu dài theo quy định tại điều 125, luật Đất Đai 2013. Đây thuộc nhóm đất ở. Nó khác đất thương mại dịch vụ sử hữu 50 – 70 năm.

Đất ở đô thị có thời hạn sử dụng không?

” Điều 125- Luật Đất Đai 2013. Đất sử dụng ổn định lâu dài

Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:

1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;

3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;

6. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

7. Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;

8. Đất tín ngưỡng;

9. Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

10. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

11. Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.”

| Bạn có thể quan tâm: Đất Phú Quốc

Đặc điểm quy hoạch của đất ở đô thị

1. Loại đất này ở các khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

2. Nhu cầu mua cao, sở hữu lâu dài, tỷ suất cho thuê tốt nên có giá trị cao nhiều so với các loại đất khác.

Quy hoạch sử dụng đất và các vấn đề liên quan đã được quy định cụ thể tại Luật Đất đai năm 2013.

Nghe nói nhiều về quy hoạch sử dụng đất, thậm chí nhiều người có đất thuộc diện quy hoạch của địa phương. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ được quy hoạch sử dụng đất là gì và điều kiện để lập quy hoạch sử dụng đất ra sao?

Để giải đáp những thắc này của người dân, dựa vào Luật Đất đai năm 2013 và một số văn bản liên quan. Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất về quy hoạch sử dụng đất mà người dân cũng như các nhà đầu tư bất động sản, những người làm công việc liên quan đến nhà đất cần nắm:

Khái niệm quy hoạch sử dụng đất

Theo Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013, khái niệm Quy hoạch sử dụng đất được hiểu cơ bản như sau:

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Đối với đất nằm quy hoạch sử dụng đất của địa phương, mọi hoạt động liên quan đều phải tuân theo các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và thông qua UBND tỉnh hoặc UBND huyện.

Những quy định về lập quy kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất

Dựa vào những điều khoản đã quy định tại Luật Đất đai năm 2013, tất cả các hoạt động liên quan để lập quy hoạch sử dụng đất đều phải tuân thủ pháp luật. Đất quy hoạch có tính chất khá đặc biệt, hoàn toàn có thể thay đổi theo từng giai đoạn và chính quyền địa phương có thể linh hoạt xử lý theo tình hình cụ thể.

Về cơ bản, muốn lập quy hoạch sử dụng đất phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:

  • Khi lập quy hoạch sử dụng đất của nhà nước thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải đảm bảo được tính liên kết giữa các vùng miền, đáp ứng tính đặc thù của đất cũng như từng địa phương, khi lập quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện thì phải thể hiện luôn quá trình, nội dung sử dụng đất ở cấp cơ sở cấp xã luôn, bởi cấp huyện là cấp thấp nhất thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất, do đó khi lập quy hoạch sử dụng đất thì phải lập luôn quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã.
  • Lập quy hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo và bảo vệ được đất dùng để trồng lúa, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ nhằm đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia cũng như đảm bảo được sinh thái tự nhiên, biến đổi khí hậu, khai thác phù hợp tài nguyên thiên nhiên hiện có, đảm bảo sự cân bằng và phát triển bền vững.
  • Phải đảm bảo được nhu cầu sử dụng đất giữa các địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực cũng như quỹ đất hiện còn của quốc gia để sử dụng sao cho hiệu quả mà còn tiết kiệm, sử dụng được triệt để nguồn đất.

Sau khi hoàn thiện phần quy hoạch, các cấp cũng phải lên kế hoạch sử dụng đất chi tiết kèm theo để Bộ hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường có cơ sở phê duyệt.

Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất sẽ được phê duyệt ở cấp tương đương quy mô và nhiệm vụ, mục đích sử dụng. Thông thường sẽ được thực hiện bởi các cơ quan như:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường [xử lý hồ sơ do UBND cấp tỉnh nộp]
  • Sở Tài nguyên và Môi trường [xử lý hồ sơ từ UBND cấp huyện nộp]

Về cơ bản, trình tự thủ tục sẽ được thực hiện giống nhau, sau khi nộp lên đúng cơ quan có thẩm quyền xử lý. Dưới đây là trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, anh/chị có thể tham khảo tương tự nếu thực hiện ở cấp huyện:

a] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;

b] Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;

c] Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

d] Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;

đ] Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

e] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình phê duyệt;

g] Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Mặc dù quy hoạch sử dụng đất được lập nên mất khá nhiều công sức và trải quy trình thẩm định, phê duyệt kỹ càng. Thế nhưng, những kế hoạch này hoàn toàn có thể thay đổi, thậm chí được phá bỏ tùy thuộc vào tình hình và kế hoạch phát triển ở từng thời điểm của địa phương. Đối với người dân có đất thuộc diện quy hoạch, nên theo dõi thường xuyên những động thái triển khai, nhằm hưởng đúng quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.

>>>> Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề