Người được bầu làm Tổng thống Nga năm 2000 là ai

[PL]- Là nhà lãnh đạo đem lại nhiều thay đổi tích cực trong suốt 20 năm cầm quyền, việc Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục được nhân dân Nga tín nhiệm là điều dĩ nhiên.

Ngày 2-7, hãng tin Reuters dẫn kết quả kiểm phiếu trưng cầu dân ý của Ủy ban Bầu cử trung ương Nga cho thấy 78% cử tri toàn quốc đồng ý sửa đổi hiến pháp nước này. Trong hơn 200 thay đổi mới từ đảm bảo mức lương tối thiểu đến siết chặt quy định kết hôn đồng giới, nội dung mới đáng chú ý nhất là tính lại từ đầu số nhiệm kỳ của đương kim Tổng thống Vladimir Putin, mở đường cho ông lãnh đạo thêm tối đa hai nhiệm kỳ nữa đến năm 2036.

Vladimir Putin - người tạo ra thay đổi

Nhìn lại lịch sử, ông Vladimir Putin đã bốn lần giữ trọng trách tổng thống Nga, gồm hai nhiệm kỳ bốn năm [2000-2008] và hai nhiệm kỳ sáu năm [2012-2024]. Trả lời phỏng vấn của kênh Rossiya 1 hôm 21-6, chính trị gia này khẳng định không loại trừ khả năng sẽ tái tranh cử nếu được hiến pháp mới cho phép.

Dưới sự lãnh đạo của ông, Nga từ một quốc gia gặp nhiều khủng hoảng giai đoạn hậu Liên Xô đã chuyển mình hoàn toàn trên nhiều phương diện, từ kinh tế, ổn định chính trị - xã hội đến vị thế quốc tế, theo đài RT. Đây là sự thật không chỉ được người dân Nga công nhận rộng rãi mà đến các nước phương Tây cũng phải thừa nhận.

Đơn cử, ông Putin đã vực dậy tầm ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông, bán hệ thống phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ, giao dịch vũ khí với đồng minh chủ chốt của Mỹ là Saudi Arabia. Nga cũng đang hướng tới mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực châu Phi. “Nếu so sánh Nga của hôm nay với Nga của năm 2000, khi ông Putin lên nắm quyền, đất nước này đã tốt hơn rất nhiều” - cựu quan chức cấp cao của Mỹ về chính sách Nga Thomas Graham trả lời hãng tin Bloomberg.

Bloomberg còn cho hay một thành tựu đáng kể khác của ông Putin là khả năng mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu nhưng không cần chi nhiều ngân sách quốc phòng như Mỹ. Ông Putin cũng nhiều lần khẳng định rằng Nga đang đi trước một bước các cường quốc trong một số lĩnh vực liên quan tới nghiên cứu công nghệ quân sự mới như các loại tên lửa siêu thanh.


Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một buổi họp báo ở điện Kremlin vào tháng 12-2019. Ảnh: TASS

Về kinh tế, GDP của Nga lúc ông Putin mới nắm quyền trong năm 2000 chỉ vỏn vẹn 260 tỉ USD nhưng đến năm 2018 đã đạt mức 1.600 tỉ USD. Ngoài ra, tình hình ngân sách của nước này hiện không bị thâm hụt đáng kể, vẫn đảm bảo duy trì được các khoản nợ ở mức thấp và sở hữu một lượng dự trữ ngoại tệ và vàng lớn nhất thế giới. Giới chuyên gia cho rằng Nga đã trở nên thận trọng hơn về mặt kinh tế sau khi bị Mỹ và phương Tây áp lệnh trừng phạt năm 2014 liên quan tới việc sáp nhập bán đảo Crimea.

“Ông Putin đã xây dựng được tiềm lực kinh tế Nga đủ mạnh giúp họ vượt qua được các lệnh trừng phạt dồn dập từ phương Tây, đồng thời củng cố sức chống chọi của Nga trước những cơn bão kinh tế như giá dầu giảm hoặc suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19” - Bloomberg bình luận.

Với những thành tựu trên, không có gì là khó hiểu khi đông đảo người Nga muốn ông Putin tiếp tục giữ chức tổng thống thêm nhiều nhiệm kỳ nữa. Trên thực tế, tỉ lệ ủng hộ nhà lãnh đạo này hầu như chưa từng rơi xuống dưới mức 65%, một con số tương đối cao nếu so với lãnh đạo ở các nước phương Tây. Mức ủng hộ thấp nhất mà Tổng thống V. Putin nhận được là trong giai đoạn đầu ứng phó với COVID-19 khi giảm còn 59% nhưng nhanh chóng tăng trở lại sau đó nhờ các biện pháp kịp thời hỗ trợ đời sống người dân bị ảnh hưởng.

Nga đã trở nên mạnh mẽ hơn, được tôn trọng và có ảnh hưởng hơn. Những thay đổi này không chỉ cần được củng cố mà mọi thứ phải được thực hiện để đất nước có cơ hội phát triển.

VYACHESLAV VOLODIN, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga 

Tương lai mới chờ đợi nước Nga

Phát biểu trên truyền hình ngày 30-6, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh người dân Nga nên đi bỏ phiếu vì tương lai của một đất nước với nền giáo dục và y tế hiện đại, với hệ thống an sinh xã hội vững chắc và chính quyền hiệu quả có trách nhiệm với xã hội, theo tờ The Moscow Times.

Ông nhấn mạnh đoàn kết sẽ giúp nước Nga giải quyết được những nhiệm vụ khó khăn nhất trong những thời khắc phức tạp nhất. Tổng thống Putin khẳng định chỉ bằng sự phát triển, đoàn kết và tự lực tự cường, người dân Nga mới có thể đảm bảo được cuộc sống ổn định, an toàn và hạnh phúc.

Trong khi đó, nhiều nhà phân tích đánh giá việc có cơ hội lãnh đạo thêm hai nhiệm kỳ nữa sẽ giúp Tổng thống Putin có cái nhìn rộng hơn và có thể tính toán xa hơn về các chiến lược củng cố hơn nữa vị thế Nga.

Một trong những vấn đề mà chắc chắn ông sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị là làm thế nào để thích nghi với một Trung Quốc đang trỗi dậy ở châu Á. Hiện cả hai quốc gia này đều chung quan điểm là muốn gạt bỏ trật tự toàn cầu do Mỹ thiết lập và các quan niệm hệ thống quy tắc áp đặt các giá trị phương Tây để vươn lên. Tuy nhiên, quan hệ hai bên liệu có còn tốt đẹp trong tương lai hay không trước tham vọng không ngừng của Bắc Kinh sẽ phụ thuộc vào khả năng lèo lái của ông Putin sắp tới.

Điện Kremlin: Nga không có vị trí “tổng thống trọn đời”

Trả lời hãng tin TASS ngày 1-7, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định hiến pháp Nga không có vị trí “tổng thống trọn đời”. “Quyết định của người dân vẫn là quan trọng nhất. Hiện tại người dân muốn Tổng thống Vladimir Putin thì ông ấy sẽ tiếp tục phục vụ lợi ích chung. Tuy nhiên, vẫn có khả năng trong tương lai sẽ có người lên thay nếu đủ năng lực” - ông Peskov nhấn mạnh.

Dù vậy, ý tưởng muốn ông Putin làm tổng thống trọn đời không phải là không có ý kiến ủng hộ. Trong một cuộc họp của Trung tâm đối phó cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 của Nga cùng ngày, ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu CH Chechnya thuộc Nga, đã đề xuất đưa ông Vladimir Putin trở thành “tổng thống trọn đời”.

“Chúng ta nên bầu ông Vladimir Putin làm tổng thống trọn đời vì hiện ai có thể thay thế ông ấy? Không có một nhà lãnh đạo chính trị như thế trên phạm vi toàn cầu và chúng ta nên tự hào về điều này” - ông Kadyrov nói. 

VĨ CƯỜNG

TRẦN ANH [Biên dịch]

Hành trình giành tín nhiệm của cử tri

Vladimir Putin sinh ngày 7-10-1952 trong một gia đình lao động bình thường ở TP Leningrad [Nga]. Năm 1985, sau khi tốt nghiệp đại học, ông bắt đầu sự nghiệp tại Cơ quan An ninh quốc gia [KGB] với tư cách sĩ quan tình báo hoạt động tại Đông Đức. Sau 16 năm công tác, ông Putin trở lại quê nhà St. Petersburg và làm cố vấn cho chính trị gia Anatoly Sobchak, từng là thầy dạy luật của ông tại Trường đại học Quốc gia Leningrad. Sau khi ông Sobchak được bầu làm Thị trưởng St. Petersburg, ông Putin đảm nhiệm công tác đối ngoại, sau đó là Phó Thị trưởng thành phố.

Năm 1996, sau khi ông Sobchak thất bại trong cuộc bầu cử thị trưởng, ông Putin không muốn làm việc cho thị trưởng mới, và quyết định cùng gia đình chuyển về Thủ đô Moscow. Bắt đầu từ đây, ông liên tục thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Chỉ trong vòng hai năm, từ năm 1997, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng như Phó Cục trưởng Quản lý Tài sản Tổng thống, Phó Chánh Văn phòng Tổng thống, Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga và Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga.

Tháng 8-1999, Tổng thống Nga khi ấy là Boris Yeltsin bổ nhiệm ông Putin làm Thủ tướng Chính phủ Nga. Và ông Putin trở thành Thủ tướng thứ năm ở Nga chỉ trong vòng chưa đầy hai năm. Đúng đêm giao thừa năm 2000, vì sức khỏe suy yếu nghiêm trọng, ông Yeltsin đã tuyên bố từ chức, đồng thời đề xuất ông Putin làm quyền Tổng thống Nga. Tháng 3-2000, Nga đã tiến hành bầu cử sớm. Kết quả, ông Putin đã giành chiến thắng với tỷ lệ 52,94% số phiếu ủng hộ.

Những chính sách đúng đắn để thay đổi nước Nga trong bốn năm cầm quyền đầu tiên của Putin đã khiến ông tiếp tục đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo với số phiếu ủng hộ rất cao từ cử tri. Năm 2008, ông Putin không tham gia tranh cử bởi Hiến pháp Nga quy định mỗi tổng thống không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Trong nhiệm kỳ này, ông giữ chức Thủ tướng dưới thời Tổng thống Dmitry Medvedev. Năm 2011, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đề nghị Quốc hội đưa Putin quay lại ghế Tổng thống nhiệm kỳ thứ ba. Ngày 4-3-2012, V.Putin đắc cử Tổng thống Nga với tỷ lệ 63,6%.

Đến nay, 18 năm kể từ ngày bắt đầu điều hành đất nước, ông Putin đã khiến nước Nga thay đổi vượt trội, xóa bỏ hoàn toàn sự hỗn loạn dưới thời cố Tổng thống Yeltsin. Trên bình diện quốc tế, mặc dù Nga vẫn đang phải đối mặt với sự cô lập, trừng phạt kinh tế của Mỹ và Liên hiệp châu Âu [EU], song vị thế của Nga ngày càng được củng cố lớn mạnh, trở thành đối trọng chính của Mỹ và phương Tây trong nhiều vấn đề hệ trọng.

Những dấu ấn trong sự nghiệp

Le Figaro cho biết, kể từ khi ông Putin lên làm Tổng thống vào năm 2000, nước Nga đã có những bước chuyển biến đáng kể trên mọi lĩnh vực. Về kinh tế, ông Putin đã liên tục đưa ra nhiều chính sách thiết thực, tận dụng, phát triển các nguồn lực của Nga, đồng thời tiến hành hội nhập quốc tế nhằm giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn. Trước đó, khi ông Putin nhậm chức Tổng thống lần đầu, Nga chỉ mới bắt đầu phục hồi từ cuộc cải cách thị trường sai lầm trong những năm 90 của thế kỷ trước và cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 trên toàn cầu.

Kết quả, sau 18 năm, Nga trả hết tất cả các khoản nợ nước ngoài có từ thời Liên Xô [trước đây], đồng thời xóa nợ hơn 100 tỷ USD cho các quốc gia khác. Dự trữ ngoại hối và vàng của Nga cũng tăng kỷ lục. Chính nền kinh tế vững vàng đã giúp Nga vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng trong các năm qua.

Tăng trưởng kinh tế cũng giúp cuộc sống người dân thay đổi tích cực. Tính đến năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của Nga là 28.000 USD, tăng gần gấp ba so 9.889 USD trước khi ông Putin nắm quyền. Sau gần hai thập kỷ dưới sự lãnh đạo của ông Putin, tỷ lệ lạm phát của Nga đã giảm từ 36,5% xuống còn 2,5% vào cuối năm 2017. Ngoài ra, tiền lương danh nghĩa trung bình hằng tháng tại Nga tăng gần gấp 11 lần, từ 61 USD lên 652 USD, trong khi tỷ lệ thất nghiệp, nợ công giảm mạnh.

Về quốc phòng, ông Putin ghi dấu ấn khi tiến hành cải cách quân đội kể từ sau chiến thắng của Nga trong cuộc chiến năm ngày với Gruzia vào năm 2008. Ông mạnh tay trong chi phí cho quốc phòng, đạt kỷ lục 81 tỷ USD vào năm 2015. Theo bảng xếp hạng sức mạnh quân sự năm 2017 của chuyên trang Global Fire Power, Nga đứng vị trí thứ hai, chỉ sau Mỹ. Mới đây, trong thông điệp liên bang, Tổng thống Putin đã gây chú ý khi đưa ra những tuyên bố về kho vũ khí tiên tiến mới, giúp Nga tự tin đứng trước bất kỳ đối thủ nào khi xảy ra các cuộc xung đột trong tương lai.

Những năm gần đây, Chính phủ Nga đã bắt đầu chuyển sang hợp tác kinh tế và quân sự với các nước châu Á, thay vì dành ưu tiên hàng đầu cho các nước thuộc EU. Sau khi mối quan hệ với phương Tây căng thẳng vì cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine, dẫn đến việc Nga bị phương Tây cô lập và trừng phạt, Moscow đã tập trung vào việc khai thác thị trường châu Á để thúc đẩy nền kinh tế. Những chính sách xoay trục của ông Putin đã khiến Nga thoát khỏi sự lệ thuộc vào châu Âu, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của khu vực châu Á.

Với những phát triển vượt bậc, Nga đã lấy lại vị thế của một cường quốc thế giới, góp phần xây dựng trật tự thế giới đa cực. Ông Putin đưa ra các chính sách đối ngoại nhằm cùng với Trung Quốc trở thành các cực đối lập với phương Tây, cân bằng về mặt quân sự và chính trị với Mỹ.

Ngoài những thành tựu đưa Nga trở thành quốc gia lớn mạnh, thay đổi cục diện thế giới, ông Putin còn khiến nhiều cử tri thích thú với cuộc sống đời thường. Những hình ảnh Tổng thống Nga bơi trong hồ nước lạnh, cưỡi ngựa, tập judo, đấu vật với hổ hay lái máy bay chiến đấu không chỉ khiến người dân Nga mà trên toàn thế giới cảm thấy như được truyền cảm hứng và năng lượng. Ông cũng là người có lối sống ngăn nắp, gọn gàng và kỷ luật, thường được miêu tả là một người đàn ông hành động nhiều hơn lời nói.

Những con số tăng trưởng mạnh mẽ, vị thế ngày càng lớn mạnh của Nga trên trường quốc tế, trách nhiệm trong các vấn đề chung của thế giới,… đã cho thấy các chính sách đối nội và đối ngoại hiệu quả của Tổng thống Vladimir Putin, giải thích về tỷ lệ ủng hộ ông luôn ở mức cao trong suốt những năm qua. Nhờ đó, ông Putin luôn nằm trong danh sách “Những nhân vật quyền lực nhất thế giới” do tạp chí Forbes bình chọn, đồng thời là một trong những vị tổng thống được yêu thích nhất thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề