Quy định thành lập Quỹ khuyến học

Ngày hỏi:31/10/2019

Tôi là cán bộ đã về hưu tại tỉnh Nghệ An, tại địa phương tôi có rất nhiều con em gia đình còn nhiều khó khăn trong cuộc sống nên ảnh hưởng phần nào đến con đường học tập của các cháu. Tôi cùng một số người bạn muốn thành lập quỹ khuyến học tại địa phương để khuyến khích học tập cho con em tại địa phương. Cho tôi hỏi là hồ sơ thành lập quỹ khuyến học có cần xin phiếu lý lịch tư pháp không? Xin tư vấn giúp tôi.

  • Tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 30/2012/NĐ-CP quy định:

    "3. Điều kiện đối với các sáng lập viên:

    a] Đối với công dân Việt Nam: Có đủ năng lực hành vi dân sự không có án tích;"

    Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2012/NĐ-CP thì hồ sơ thành lập quỹ gồm:

    "2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:

    a] Đơn đề nghị thành lập quỹ;

    b] Dự thảo điều lệ quỹ;

    c] Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này;

    d] Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 11 Nghị định này."

    Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 43 Luật lý lịch tư pháp 2009 về nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 như sau:

    "1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

    2. Tình trạng án tích:

    a] Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

    b] Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

    Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian."

    Theo quy định về thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì thành phần hồ sơ của thành viên sáng lập phải thể hiện việc không có án tích. Vì vậy để được lập quỹ, thành viên sáng lập phải đi đến Sở Tư pháp yêu cầu cấp phiếu LLTP số 2.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Mục lục bài viết

  • 1. Quỹ là gì?
  • 2.Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ
  • 3. Thủ tụcthành lập quỹ
  • 4.Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ
  • 5.Điều kiện để quỹ được hoạt động
  • 6. Đơnđềnghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ

Nội dungđược biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900 6162

Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật dân sự năm 2015

- Nghị định 93/2019/NĐ-CP

1. Quỹ là gì?

Quỹ: Là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện góp một phần tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua di chúc, hiến, tặng tài sản thành lập quỹ, có mục đích tổ chức, hoạt độngnhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuậnđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.

Trong đó:

- Quỹ xã hội: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cốdo thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Không vìmục tiêu lợi nhuận có nghĩa là lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động không để phân chia mà chỉ dùng cho các hoạt động theo điều lệ của quỹ đã được công nhận.

2.Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 93/2019/NĐ-CP điều kiện để cấp giấy phép thành lập quỹ gồm:

- Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

- Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm quy định tại Điều 11 Nghị định này.

- Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

-Hồ sơ thành lập quỹ đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Điều kiện về sáng lập viên thành lập quỹ

Các sáng lập viên phải bảo đảm điều kiện sau:

a] Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;

b] Đối với công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;

c] Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;

d] Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

đ] Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.

Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản cùng công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam. Điều kiện đối với công dân, tổ chức nước ngoài:

a] Phải có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp;

b] Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ;

c] Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Tài sản đóng góp thành lập quỹ của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ.

Điều kiện về tài sản đóng góp thành lập quỹ

Tài sản đóng góp thành lập quỹ gồm:

a] Tiền đồng Việt Nam;

b] Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam [bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác] của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ;

c] Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.

Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:

a] Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6.500.000.000 [sáu tỷ năm trăm triệu đồng];

b] Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 [một tỷ ba trăm triệu đồng];

c] Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 [một trăm ba mươi triệu đồng];

d] Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 [hai mươi lăm triệu đồng].

Đối với trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:

a] Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 8.700.000.000 [tám tỷ bảy trăm triệu đồng];

b] Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 [ba tỷ bảy trăm triệu đồng];

c] Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 [một tỷ hai trăm triệu đồng];

d] Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 [sáu trăm hai mươi triệu đồng].

Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ. Tài sản đóng góp đểthành lập quỹ không bị tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác.

3. Thủ tụcthành lập quỹ

Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ, gồm:

a] Đơn đề nghị thành lập quỹ;

b] Dự thảo điều lệ quỹ;

c] Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ;

d] Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

đ] Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;

e] Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

Khi tiếp nhận hồ sơ về quỹ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nội dung phiếu tiếp nhận hồ sơ gồm: Ngày, tháng, năm và phương thức tiếp nhận; thông tin về hồ sơ; thông tin bên gửi, bên nhận. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Chậm nhất sau 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bảntrả lời và nêu rõ lý do.

Đối với quỹ được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấy công nhận điều lệ quỹ.

4.Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP:

Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền:

Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:

a] Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;

b] Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a] Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt độngtrở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;

b] Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam đểthành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã.

5.Điều kiện để quỹ được hoạt động

Điều kiện để quỹ được hoạt động quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 93/2019/NĐ-CP.Cụ thể, Quỹ được hoạt động khi đủ các điều kiện sau:

1. Có giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp.

2. Đã công bố về việc thành lập quỹ.

3. Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản.

4. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.

6. Đơnđềnghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ

>>> Mẫu 1.1 Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ ban hành kèm theo Thông tư 4/2020/TT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ ...1…

Kính gửi: …2...

Ban sáng lập Quỹ …1… trân trọng đề nghị …2… xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ …1… như sau:

1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập Quỹ

a] Sự cần thiết

…………………………………………………………3.…………………..

…………………………………………………………………………………….

b] Cơ sở pháp lý của việc thành lập Quỹ

…………………………………………………………4.………………….

...

2. Tài sản đóng góp thành lập Quỹ của các sáng lập viên

…………………………………………………………5.…………………..

...

3. Dự kiến phương hướng hoạt động trong giai đoạn 5 năm nhiệm kỳ đầu của Quỹ

…………………………………………………………6……………………

...

4. Hồ sơ gửi kèm theo Đơn này gồm:

…………………………………………………………7.…………………..

...

Thông tin khi cần liên hệ [trường hợp người được Trưởng ban sáng lập ủy quyền thì có giấy ủy quyền kèm theo]:

Họ và tên:

...

Địa chỉ liên lạc:

...

Số điện thoại:

...

Đề nghị...2...xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập và công nhận

Điều lệ Quỹ...1.../.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………

…8…ngày … tháng … năm 20…
TM. BAN SÁNG LẬP TRƯỞNG BAN
[Chữ ký]
Họ và tên

___________________

Ghi chú:

1Tên quỹ dự kiến thành lập: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt [nếu có].

2Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.

3Nêu tóm tắt thực trạng lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động, sự cần thiết thành lập quỹ, tôn chỉ, mục đích của quỹ; kinh nghiệm hoặc những công việc của các sáng lập viên liên quan đến lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động.

4Chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động.

5Tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm tiền đồng Việt Nam và tài sản quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo quy định tại Điều 14 Nghị định số93/2019/NĐ-CP.

6Dự kiến phương hướng hoạt động của quỹ: tổ chức bộ máy; phương án triển khai các hoạt động của quỹ theo từng năm và trong giai đoạn 5 năm đầu của quỹ; xây dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện điều lệ quỹ.

7Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Điều 15 Nghị định số93/2019/NĐ-CP[riêng văn bản xác nhận trụ sở của quỹ gồm: hợp đồng cho thuê, cho mượn và các văn bản khác theo quy định của pháp luật].

8Địa danh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900 6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề