Quy định lãi suất tiền gửi ngân hàng nhà nước mới nhất năm 2022

Trà My   -   Thứ hai, 10/01/2022 18:31 [GMT+7]

Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt

Theo dữ liệu từ SSI, tổng lượng tín phiếu đang lưu hành thông qua kênh OMO là 10,54 nghìn tỉ đồng và sẽ đáo hạn trong tuần này.

“Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt khi kỳ hạn qua đếm kết thúc tuần giảm xuống còn 1,16% [giảm 41 điểm cơ bản]. Các kỳ hạn còn lại giảm 12 – 20 điểm cơ bản, dao động trong khoảng 1,55% đến 2,29%.

Diễn biến lãi suất thị trường 2 được dự báo sẽ gặp nhiều biến động khó lường trong tháng 1, khi thị trường bước vào giai đoạn cao điểm trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, bên cạnh việc hỗ trợ thông qua hoạt động OMO, NHNN có thể bơm thanh khoản gián tiếp thông qua hoạt động mua ngoại tệ, khi đây là tháng cao điểm kiều hối dồn về tạo cung ngoại tệ lớn”, chuyên gia SSI nhận định.

Dự báo về lãi suất trong thời gian tới, chuyên gia SSI nhận định: “Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chúng tôi ước tính NHNN sẽ duy trì quan điểm chính sách tiền tệ phù hợp trong năm 2022, với lãi suất có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp nếu không có áp lực lạm phát bất ngờ [CPI năm 2022 là 4%].

Do lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng dưới 4% và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng dao động trong khoảng 4,4% -5,0% tại ngân hàng thương mại nhà nước [4,5% -5,2% tại ngân hàng thương mại cổ phần], chúng tôi ước tính lãi suất huy động sẽ tăng khoảng 20-25 bps trong năm 2022 tại các ngân hàng lớn. Mức độ tăng lãi suất sẽ cao hơn tại các ngân hàng vốn có bảng cân đối kế toán kém lành mạnh hơn và tệp khách hàng gửi tiền yếu hơn nhiều".

Lãi suất ngân hàng cao nhất hiện nay lên tới 7,4%/năm. Ảnh TL

“Lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021. Lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại [quanh mức 0,25-0,5 điểm phần trăm], nhất là trong nửa cuối của năm 2022”, chuyên gia của Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC] nhận định.

Kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng trong tháng 12.2021 cho thấy các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu tín dụng tiếp tục cải thiện trong quý I/2022 và cả năm 2022, trong đó nhóm ngành chế biến chế tạo, kinh doanh xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, sản xuất phân phối điện và xây dựng là 5 lĩnh vực có nhu cầu vay tăng cao nhất trong năm 2022, phù hợp với kỳ vọng nền kinh tế phục hồi.

“Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 14% trong năm 2022 - tương đồng với mức mục tiêu mà NHNN đặt ra. NHNN tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm”, chuyên gia SSI nói.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay? 

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 12.2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kỳ hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kỳ hạn 18 tháng. 

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Lan Hương   -   Thứ tư, 29/12/2021 14:28 [GMT+7]

Ngân hàng Nhà nước đang chịu áp lực rất lớn để duy trì lãi suất ổn định. Xu hướng điều hành lãi suất năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước sẽ ra sao?

Lãi suất năm 2022 sẽ được Ngân hàng Nhà nước điều hành ra sao

Bàn về lãi suất, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng giảm dần trong những năm qua. 

Năm 2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm. Số liệu cập nhật nhất là tháng 11.2021, lãi suất giảm 0,82%.

Như vậy, xu hướng lãi suất cho vay giảm liên tục, trong bối cảnh tính chung từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 đến 2,0%/năm lãi suất điều hành [là một trong các ngân hàng trung ương có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực], giảm 0,6 đến 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.

Năm 2021, mặt bằng lãi suất được giữ ổn định để lãi suất cho vay giảm.

Theo ông Phạm Chí Quang, với 5 lĩnh vực ưu tiên, trần lãi suất cho vay VND mà Ngân hàng Nhà nước quy định là 4,5%. Lãi suất thực mà các ngân hàng đang cho vay bình quân khoảng 4,3%. Con số này thấp hơn khá nhiều so với trần NHNN đề ra, mức này thấp hơn khá nhiều mặt bằng chung lãi suất cho vay của các nước Asean+4. Đối với các nước có nền kinh tế tương đồng thì lãi suất thấp hơn nhiều, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết: "Trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế". Ảnh TL

Câu hỏi đặt ra là "Xu hướng điều hành lãi suất năm 2022 của NHNN sẽ ra sao? Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện là gì?"

Ông Phạm Chí Quang cho biết với định hướng lạm phát như hiện nay, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu đang tăng, hệ số xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện chiếm đến 200% GDP, áp lực lạm phát nhập khẩu khá cao. Việc duy trì mặt bằng lãi suất không thay đổi cũng là áp lực lớn với ngành ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách của Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng là áp lực đối với Việt Nam.

Hầu hết Ngân hàng trung ương trên thế giới có xu hướng thu hẹp chính sách tiền tệ, tăng lãi suất. Cụ thể, Fed cho biết có khả năng thu hẹp nới lỏng định lượng và tăng 3 lần trong năm 2022. Fed đã xác thực lạm phát là hiện hữu thay vì quan điểm cho rằng "lạm phát chỉ là nhất thời" như trước đây.

Theo dõi của NHNN, trong năm qua có tổng cộng 118 đợt tăng lãi suất và 16 lượt giảm lãi suất trên toàn cầu. Mới đây, một trong 7 ngân hàng trung ương trong nhóm G7 là Ngân hàng trung ương Anh [BOE] tăng lãi suất. Đây là điều khá bất ngờ và điều này tác động lớn đến ngân hàng các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tạo áp lực cho Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất ổn định. Tuy nhiên tác động của dịch COVID-19 là rất lớn.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước], năm 2022 dựa trên kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát, trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 12.2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kì hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kì hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kì hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kì hạn 18 tháng. 

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kì.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Lãi suất cao nhất kì hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là gì? Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước năm 2022? Lãi suất cơ bản qua các năm?

Lãi suất được xác định trong các hoạt động cho vay hay tiền gửi thực hiện có một bên là ngân hàng. Xác định trong dịch vụ cung ứng đối với dịch chuyển và tìm kiếm nguồn vốn. Mang đến lợi ích lãi suất nhận về cho bên cho vay. Việc thực hiện này đảm bảo phù hợp khi họ thực hiện đầu tư một cách an toàn. Tiền tham gia vào các giao dịch khác nhau để tìm kiếm thêm được nhiều lợi ích mới. Ngân hàng nhà nước quy định mức lãi suất thay đổi cho các khoảng thời gian. Đảm bảo trong cân đối với lợi ích và giá trị đầu tư từ nguồn vốn vay. Trong năm 2022, lãi suất này đang được xác định là bao nhiều %?

Căn cứ pháp lý: Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là gì?

Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Từ đó đảm bảo thống nhất cũng như minh bạch đối với các nhu cầu tiếp cận khoản vay hay lợi ích.

Lãi suất cơ bản được áp dụng đối với các khoản vay thông thường. Được thực hiện với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Hoặc các chủ thể trong nhu cầu tiền gửi vào ngân hàng để nhận về các lợi ích an toàn. Các ý nghĩa lãi suất minh bạch trong hoạt động của Ngân hàng nhà nước. Từ đó giúp các nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn hình thức khác nhau trong nhu cầu của mình.

Thực hiện áp dụng trong các nhu cầu nào:

Thực hiện với nhu cầu huy động vốn của bên vay ngân hàng. Hay có nguồn tài chính ban đầu nhưng muốn gửi ngân hàng để nhận các lợi ích cố định. Như lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi. Theo các tính chất thực hiện dịch vụ được ngân hàng cung cấp.

Lãi suất cơ bản cần thiết được phản ánh. Và cân đối với các tiềm năng trong hoạt động kinh tế, các biến động giá trị của đồng tiền trong từng giai đoạn cụ thể. Khi mang đến công cụ để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các chính sách tiền tệ trong ngắn hạn và chống cho vay nặng lãi. Có thể thấy được với hiệu quả ổn định giá trị, tránh làm mất giá của đồng tiền trên thị trường.

Đặc biệt là khi các nhu cầu vay được phản ánh. Việc tham gia các thỏa thuận về lãi suất thuộc lợi ích đối lập của các bên. Cho nên chống cho vay nặng lãi là một ý nghĩa trong hoạt động quản lý nhà nước.

Xem thêm: Lãi chậm trả và lãi quá hạn? Cách tính lãi suất chậm trả và quá hạn?

Áp dụng đối với đồng tiền Việt nam:

Lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố. Thực hiện trong các khoản vay, khoản tiền gửi trong tiếp cận và quản lý của Ngân hàng. Thông qua các tổ chức tín dụng thực hiện tiếp cận nhu cầu hiệu quả hơn.

Lãi suất cơ bản được được căn cứ xác định đảm bảo ý nghĩa, hiệu quả phản ánh giá trị:

– Xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng.

– Dựa trên lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước.

– Và dựa vào lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung – cầu vốn.

Các căn cứ phải được xem xét để cân đối. Từ đó phản ánh hiệu quả thông qua tính toán giá trị lãi suất.

Ý nghĩa lãi suất cơ bản:

Xem thêm: Quy định mới về lãi suất trong Bộ Luật Dân sự năm 2015

Từ khái niệm trên, có thể thấy lãi suất cơ bản đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước. Xác định với các ý nghĩa trong tham gia vào hoạt động tín dụng. Và đảm bảo các nhu cầu đầu tư, vay vốn hay xoay vòng vốn trên thực tế. Vừa giúp ngân hàng nhà nước tìm được nhiều lợi ích, lợi nhuận vật chất trong hoạt động cung cấp của bên trung gian. Đồng thời mang đến hiệu quả tác động và thúc đẩy trong phát triển của nền kinh tế.

Lãi suất cơ bản là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý. Để Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp. Tác động chung lên thị trường tài chính trong nước theo từng giai đoạn. Từ đó mang đến các ý nghĩa đối với tiếp cận và triển khai hiệu quả kinh tế. Là cơ sở đối với nền tảng thúc đẩy và phát triển xã hội.

Về các hệ quả kéo theo:

Xác định với ý nghĩa tăng hay giảm lãi suất cơ bản quy định trong những giai đoạn khác nhau:

Khi lãi suất cơ bản giảm, các chênh lệch xác định trong tìm kiếm của bên cho vay cũng giảm. Cũng sẽ kéo theo lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm. Khi việc huy động gắn với tính chất cung cầu được thể hiện trên thị trường. Các bên luôn muốn nhận về các lợi ích tốt nhất. Trong khi nghĩa vụ nhỏ nhất có thể thỏa thuận được. Và ngược lại xét với lãi suất cơ bản tăng.

2. Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước tiếng Anh là gì?

Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước tiếng Anh là Basic interest rate of the State Bank.

3. Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước năm 2022:

Chưa có biến động hay thay đổi:

Thế giới vừa mới bước chân vào những ngày đầu năm 2022. Với các bước đầu trong tìm kiếm và tiếp cận các nhu cầu đầu tư hiệu quả. Nên tình hình tài chính, tiền tệ chưa có nhiều thay đổi. Các ý nghĩa đối với bùng nổ phải được thể hiện với các bước chạm và làm quen nhiều hơn với thị trường.

Xem thêm: Cách tính lãi khi vay tiền, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

Vì vậy tại Việt Nam, các tác động và chuyển biến cũng chưa lớn. Ngân hàng Nhà nước cũng chưa ban hành bất cứ văn bản pháp luật nào để sửa đổi về mức lãi suất cơ bản. Và vẫn được áp dụng với mức lãi suất được cân đối theo Quyết định đã ban hành trước đó. Thể hiện với hiệu quả phản ánh của mức lãi suất. Cũng gắn với các nhu cầu tìm kiếm, tác động lợi ích trong quá trình kinh doanh ổn định.

Mức lãi suất đang được áp dụng:

Do đó, mức lãi suất cơ bản vẫn được áp dụng ở mức 9%/năm. Mang đến lợi nhuận xác định trên khoản vay, khoản tiền gửi được thực hiện. Theo quy định tại Quyết định 2868/QĐ-NHNN. Qua đó mà các giá trị lợi ích hoàn toàn có thể xác định được ở lãi suất tương ứng. Thực hiện với thời gian thực hiện các khoản vay hay khoản tiền gửi xác định.

Mức lãi suất này được quy định và thể hiện trong tính chất áp dụng ổn định. Thực hiện từ năm 2010, khi có hiệu lực của Quyết định trên. Từ đó mang đến các thay đổi kéo theo phản ánh trong quyền và nghĩa vụ, lợi ích tìm kiếm.

Một số quy định:

Một số mức lãi suất đã được Ngân hàng Nhà nước công bố gần đây:

Tháng 8/2021 vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước đã ra thông báo giảm lãi suất điều hành. Tác động và mang đến các thay đổi trong hoạt động quản lý và thực hiện các dịch vụ cung cấp liên quan. Nhằm mục đích điều chỉnh sao cho phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô. Mang đến các tác động tích cực đối với hiệu quả thực hiện kinh tế. Cũng như phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Trên thực tế thì sau động thái này, các chuyển biến và tác động cũng được thực hiện. Nhiều ngân hàng đã có thể giảm bớt được phần nào chi phí trong bối cảnh bội chi ngân sách hiện nay. Và đảm bảo trong hiệu quả cân đối nguồn tiền tham gia.

Xem thêm: Lãi suất cho vay là bao nhiêu % thì phạm tội cho vay nặng lãi?

4. Lãi suất cơ bản qua các năm:

Các quy định về mức lãi suất cơ bản làm đầu tiên được xác định trong 1997. Thực hiện trong hoạt động của Ngân hàng nhà nước. Và được nhắc đến lần đầu trong Luật Ngân hàng nhà nước năm 1997. Tuy nhiên, mới chỉ mang đến các nhận thức và tiếp cận ban đầu trong ý nghĩa cần phản ánh.

Song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 02 tháng 8 năm 2000. Theo Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN được áp dụng từ ngày 05/8/2000. Để phản ánh với ý nghĩa đảm bảo trong hoạt động cung cấp dịch vụ. Cũng như xác định cho một giá trị cần thiết áp dụng đối với nhu cầu tìm kiếm lợi ích từ kinh doanh. Và thực hiện hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm.

Các giá trị này cũng không có quá nhiều biến động. Thể hiện với hoạt động quản lý tương đối ổn định với hiệu quả nền kinh tế. Tránh được các thực tế phản ánh trong cho vay nặng lãi. Các tổ chức, chủ thể khác cũng được đảm bảo với nhu cầu tâp chung vào ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Để có được các quyền lợi tốt hơn, an toàn và tránh rủi ro hơn.

Giai đoạn 2000 – 2002:

Từ ngày 05/8/2000 đến ngày 31/5/2002, lãi suất cơ bản được cộng với biên độ từ 0,3 – 0,5%/tháng. Từ đó xác định cho các giá trị lãi suất được phản ánh với các khoảng thời gian khác nhau. Cũng như là giai đoạn với các dịch chuyển lãi suất trong các tháng. Mang đến mức lãi suất tăng dần trên thực tế. Các quyền lợi hay nghĩa vụ tương ứng cũng được quản lý và phản ánh trong cân đối quản lý hiệu quả. Để làm cơ sở tính lãi suất cho vay đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng.

Giai đoạn 2008 – 2010:

Đến tháng 06 năm 2008, Quyết định 1317/QĐ-NHNN đươc ban hành. Theo quyết định trên, lãi suất cơ bản được áp dụng trong giai đoạn này là 14%/năm. Và đây có thể coi là giai đoạn với mức lãi suất cao.

Ngày 27/10/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 2561/QĐ-NHNN. Thực hiện thay thế với xác định mức lãi suất mới. Quy định mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam là 8%/năm. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2010. Có thể thấy với các điều chỉnh phù hợp với ý nghĩa quy định và phản ánh của lãi suất. Điều đó có ý nghĩa giúp cho các hiệu quả về kinh tế hay giá trị nội tệ được ổn định.

Xem thêm: Lãi suất là gì? Các loại lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất?

Giai đoạn cuối 2010 đến nay:

Ngày 29/11/2010, Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành Quyết định 2868/QĐ-NHNN. Theo đó, Điều 1 Quyết định trên quy định “mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm”. Cũng như được thực hiện cho đến nay và chưa có các thay đổi mới.

Video liên quan

Chủ Đề