Quãng vắng nghĩa là gì

Dàn ý số 1

I. Mở bài

Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi.

Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội mom sông.

+ Thời gian quanh năm: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác.

+ Địa điểm mom sông: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định.

Lí do:

+ nuôi: chăm sóc hoàn toàn

+ đủ năm con với một chồng: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.

Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng hoàn cảnh éo le trái ngang.

+ Cách dùng số đếm độc đáo một chồng bằng cả năm con, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.

Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

2. Hai câu thực

Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao Con cò lặn lội bờ sông nhưng sáng tạo hơn nhiều [cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò]:

+ Lặn lội: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng

+ Hình ảnh thân cò: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát.

+ khi quãng vắng: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.

Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ.

Eo sèo buổi đò đông: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc

+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu.

Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

3. Hai câu luận

Một duyên hai nợ: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên âu đành phận, Tú Xương cũng tự ý thức được mình là nợ mà bà Tú phải gánh chịu.

nắng mưa: chỉ vất vả

năm, mười: số từ phiếm chỉ số nhiều

dám quản công: Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

4. Hai câu kết

Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi:

+ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả.

Tự ý thức:

+ Có chồng hờ hững: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời.

Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng.

Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.

III. Kết bài

Khẳng định lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công nội dung của tác phẩm.

Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xã hội hôm nay.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

Thế cho nên, bà Tú không biết từ lúc nào đã hóa thân thành: Thân cò để lặn lội nơi sóng nước eo sèo, nơi quãng vắng thưa người, đã gợi lên nỗi đau thân phận:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

II. Thân bài

Câu thơ thứ ba, với thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, đã gợi rất nhiều đến hình ảnh con cò trong ca dao:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

[Ca dao]

III. Kết bài

Bà Tú hẳn là không khóc nỉ non như người đàn bà trong câu ca dao kia, nhưng ai dám bảo bà chưa từng khóc trong lòng, ở cái chốn eo sèo buổi đò đông ? Danh phận một bà Tú, lại như thân cò nơi quãng vắng đã gợi lên sự hẩm hiu, vất vả, đơn chiếc, lại phải mặc cả buôn bán khi đò đông thì hàng hiếm.

Dàn ý số 3

I. Mở bài

Hình ảnh về một loài chim hiền lành, chăm chỉ âm thầm nhặt nhạnh, kiếm ăn nơi ruộng lúa, bãi sông đã trở thành biểu tượng về những người phụ nữ lam lũ suốt đời vì chồng, vì con, chẳng mấy khi nghĩ đến bản thân mình.

II. Thân bài

Trong thơ Tú Xương, không phải là con cò mà là thân cò. Không còn là một con vật cụ thể mà là thân phận, số phận, một cái gì rất mỏng manh, nhỏ bé trước biết bao vần vũ của cuộc đời [Thương thay thân phận con rùa/Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Thân em như hạt mưa sa]. Yếu đuối quá, bị động quá mà luôn phải lăn lộn, bươn chải. Khi quãng vắng thì lặn lội; buổi đò đông thì chịu cảnh eo sèo. Hai tính từ được đối nhau ở đầu hai câu thơ vừa giàu tính tạo hình vừa giàu tính biểu hiện. Kia một người phụ nữ gầy yếu như thân cò, gánh nặng trên vai, một thân một mình, bước trầy trật trên con đường lầy lội. Hàng chất về rồi, tránh mưa gió thì mất tiền, nên phải lặn lội ra đi. Và kia nữa cũng thân cò ấy lại phải xù lông xù cánh chao chát, cãi cọ tranh mua tranh bán, tranh xuống cho kịp đò, tranh lên cho kịp chợ.

III. Kết bài

Chỗ đông người thì vã mồ hôi, quãng vắng thì trào nước mắt.

Dàn ý số 4

I. Mở bài

Phần thực, tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về lặn lội làm ăn như thân cò nơi quãng vắng.

II. Thân bài

Ngôn ngữ thơ tăng cấp, tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng; đã lặn lội Lại thân cò, rồi còn khi quãng vắng. Nỗi cực nhọc kiếm sống ở mom sông tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh con cò cái cò trong ca dao cổ: Con cò lặn lội bờ sông, Con cò đi đón cơn mưa, Cái cò, cái vạc, cái nông,.. được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh thân cò lầm lũi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ, của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ:

Lặn lội thân cò nơi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Eo sèo là từ láy tượng thanh chỉ sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai đẳng: gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi mặt nước lúc đò đông. Một cuộc đời lặn lội, một cảnh sống làm ăn eo sèo. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được nuôi đủ năm con với một chồng phải. lặn lội trong mưa nắng, phải giành giật eo sèo, phải trả giá bao mồ hồ, nước mắt giữa thời buổi khó khăn!

III. Kết bài

Tiếp theo là hai câu luận, Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: một duyên hai nợ và năm nắng mười mưa, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt:

Dàn ý số 5

I. Mở bài

Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian [như con cò trong ca dao] mà cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ khi quãng vắng tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ. So với câu ca dao: Con cò lặn lội bờ sông, câu thơ của Tú Xương:

II. Thân bài

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Là cả một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ đưa ra từ lặn lội lên đầu câu, cách thay từ thay từ con cò bằng thân cò, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận, so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc, thấm thía hơn.

Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buổi đò đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng. Trong ca dao, người mẹ từng dặn con: Con ơi nhơ lấy câu này/Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua. Buổi đò đông không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cau gắt, những sự chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy. Hai câu thực đối nhau về ngữ [khi quãng vắng đối với buổi đò đông] nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn bả trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn.

III. Kết bài

Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương: tấm lòng xót thương da diết.

Về người biên soạn

Các bài đăng trên website giaoanbaigiang.com được tổng hợp từ các bài giảng, giáo án của các thầy cô giáo ưu tú trên toàn quốc.

Video liên quan

Chủ Đề