Xây dựng mô hình là gì

Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào một công ty nào đó chắc hẳn bạn đã từng hỏi: Làm thế nào để đánh giá được công ty này có nên đầu tư hay không? Còn nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp [start-up] hay trở thành một nhà quản lý trong tương lai, bạn sẽ muốn được giải đáp các câu hỏi: Nhìn vào báo cáo tài chính [Financial Statement] bạn thấy được những điều gì về tình hình kinh doanh của công ty? Hay lợi thế cạnh tranh của công ty mình là gì? Hay làm thế nào để tránh được tình trạng phá sản?,...

Hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn biết mình nên dành bao nhiêu tiền mua nguyên liệu với doanh thu là 10 tỷ chẳng hạn. Trong bài viết này, Gitiho sẽ giúp bạn đọc hiểu được tổng quan về mô hình tài chính, hiểu về từng yếu tố trong mô hình tài chínhvà cách xây dựng mô hình tài chínhđể giải quyết toàn bộ các vấn đề trên.

Đăng kí ngay khóa học: Phân tích báo cáo tài chính và Xây dựng Mô hình Tài chính cho Nhà quản lý Doanh nghiệp


Dự báo thường dựa trên kết quả hoạt động trong quá khứ của công ty, các giả định về tương lai và bộ 3 báo cáo [được gọi là mô hình 3 báo cáo]

Xem thêm:Chia sẻ mô hình tài chính [Financial Model] là gì

  1. Kết quả kinh doanh
  2. Bảng cân đối kế toán
  3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Từ đó, có thể xây dựng các loại mô hình tiên tiến hơn như phân tích dòng tiền chiết khấu-discounted cash flow analysis [mô hình DCF], đòn bẩy mua lại -leveraged-buyout [LBO], mua bán và sáp nhập -mergers and acquisitions [M&A] và phân tích độ nhạy - sensitivity analysis. Mới nhìn thoáng qua có lẽ các mô hình trên tương đối khó hiểu với bạn, đừng lo lắng vì Gitiho sẽ giải thích với bạn ở các phần tiếp theo của bài viết này.

Vai trò của mô hình tài chính

Mô hình tài chính được thiết kế để mô tả một tình huống thực tế bằng các con số nhằm giúp mọi người đưa ra quyết định tài chính tốt hơn.

Mục đích của mô hình này được sử dụng để ra quyết định và thực hiện phân tích tài chính, cho dù từ bên trong hay bên ngoài công ty. Bên trong công ty, các nhà điều hành sẽ sử dụng các mô hình tài chính để đưa ra quyết định về các tình huống khác nhau như:


Ví dụ:

Xem thêm:Các mục đích của Mô hình tài chính

Ai nên xây dựng mô hình tài chính?

Có nhiều mô hình tài chính được xây dựng và sử dụng cho các mục đích và mục tiêu khác nhau. Các mô hình tài chính này thường giải quyết các vấn đề trong thực tế và có rất nhiều mô hình tài chính khác nhau cũng như các vấn đề trong thực tế khác nhau cần giải quyết. Do đó, bất kỳ ai sử dụng Excel cho mục đích tài chính, tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp hay quá trình đầu tư, họ sẽ cần xây dựng một mô hình tài chính cho bản thân hoặc cho người khác sử dụng; hoặc ít nhất, họ sẽ cần sử dụng một mô hình sẵn có.

Ví dụ: Các chủ ngân hàng, đặc biệt là các chủ ngân hàng đầu tư, là những người sử dụng nhiều các mô hình tài chính. Do bản chất của các tổ chức tài chính, mô hình hóa là một phần của văn hóa công ty - cốt lõi của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các mô hình tài chính.


Bất kỳ ai làm việc trong ngành ngân hàng đều phải có ít nhất kiến ​​thức về bảng tính và mô hình tài chính. Do rủi ro liên quan đến cho vay và các hoạt động tài chính khác, tổ chức này sẽ có hệ thống mô hình tài chính rất phức tạp để đảm bảo rằng rủi ro được quản lý một cách hiệu quả.

Bên ngoài ngành ngân hàng, kế toán là những người sử dụng chiếm phần lớn. Các chủ ngân hàng thường đánh giá các công ty khác về rủi ro tín dụng và các biện pháp khác. Tuy nhiên, các mô hìnhcủa kế toán viên thường hướng nội hơn, tập trung vào báo cáo và phân tích hoạt động nội bộ, đánh giá dự án, định giá và khả năng sinh lời.

Đặc biệt, khóa học FMA về Mô hình tài chính của Acc.Pro VN đã đem lại thành công cho một người buôn bán gia súc dân dã tại Việt Nam xây dựng thành công một mô hình cho riêng mình để kiểm soát được quá trình thu mua nguyên liệu và giá thành sản phẩm bán ra.

Các loại mô hình tài chính


Như đã nói ở trên, có rất nhiều mô hình tài chính khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên, Gitiho sẽ giới thiệu cho bạn 4 mô hình hàng đầu:

  1. Mô hình dòng tiền chiết khấu [DCF]
  2. Mô hình đòn bẩy mua lại [Leveraged Buyout Model]
  3. Mô hình phân tích tương đồng [Comparable Company Analysis Model]
  4. Mô hình mua lại và sáp nhập [Mergers and Acquisitions Model]

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên, Gitiho đã cùng các bạn tìm hiểu tổng quan về mô hình tài chính, gồm có khái niệm, vai trò cũng như các loại mô hình tài chính.

Để biết thêm chi tiết về từng mô hình hay trả lời được câu hỏi "Làm thế nào để xây dựng mô hình tài chính", hãy tham gia khóa học đào tạo hàng đầu về Xây dựng Mô hình Tài chính và Kế hoạch Tài chính cho Doanh nghiệp [Thực hành trên Excel] của Gitiho kết hợp vớiACC.Pro Việt Nam, và đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo về chủ đề Tài chính trên blog của chúng mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề