Quan điểm phiến diện, siêu hình là gì

Xem nhanh

Xem nhanh

  • Trang Chính
  • Trang ngẫu nhiên

Thể loại

Thể loại

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin

Biện chứng và siêu hình

III. BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH

1. Quan điểm siêu hình

  • Được thịnh hành vào thế kỷ 17 - 18 dựa trên những quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình.
  • Đặc trưng của phương pháp siêu hình là chỉ thấy sự vật hiện tượng trong sự cô lập, tách rời, không thấy sự liên hệ tác động qua lại và chỉ thấy sự tĩnh tại mà không thấy sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
  • Phương pháp siêu hình là phương pháp chỉ có giá trị khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh tại. Nhưng nhìn chung, quan điểm siêu hình có tính phiến diện, máy móc không thể giúp con người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.

2. Quan điểm biện chứng

  • Xuất hiện vào giai đoạn đầu của lịch sử triết học. Cho đến giữa thế kỷ 19 trở thành phương pháp biện chứng duy vật dựa trên các nguyên lý, quy luật của triết học Mác - Lênin.
  • Đặc trưng của phương pháp biện chứng là xem xét thế giới trong một chỉnh thể, ở đó mọi sự vật hiện tượng liên hệ ràng buộc tác động qua lại lẫn nhau luôn luôn vận động phát triển.
Siêu hình Biện chứng Nhìn nhận sự vật bằng một tư duy cứng nhắc, máy móc Nhìn nhận sự việc với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt Xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập tách rời với các sự vật khác; xem xét sự vật trong trạng thái không vận động, không biến đổi Xem xét sự vật trong trạng thái quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau với các sự vật khác xung quanh; xem xét sự vật trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng của nó Sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại; hoặc là thế này hoặc là thế khác chứ không thể vừa là thế này vừa là thế khác Một sự vật vừa là thế này vừa là thế kia, "vừa là vừa là";vừa là nó lại vừa không phải là nó
  • Phương pháp biện chứng là phương pháp khoa học, là tư duy mềm dẻo, linh hoạt cho phép con người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Đại học An Giang

Xem thêm

  • Hàn Phi Tử [280 - 233 trước Công Nguyên]
  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Tuân Tử [298 - 238 trước Công Nguyên]
  • Mặc Tử [khoảng 479 - 381 trước Công Nguyên]
  • Ý nghĩa của việc nghiên cứu triết học phương tây hiện đại
  • Bối cảnh ra đời của triết học phương tây hiện đại
  • Một số trường phái cơ bản
  • Một số đặc trưng chủ yếu của triết học phương tây hiện đại
  • Cách mạng xã hội
  • Khổng Tử [551 - 479 trước Công Nguyên]
Read more ...

Liên kết đến đây

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin

Có thể bạn muốn xem

"Like" us to know more!
Knowledge is power
Lấy từ //vi.kipkis.com/index.php?title=Biện_chứng_và_siêu_hình&oldid=29234

Video liên quan

Chủ Đề