Quần cư đô thị hóa là gì

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 3. Quần cư. Đô thị hóa trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Mục tiêu bài học

- HS sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.

- Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. - - - Biết một số siêu đô thị trên thế giới.

- Rèn kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ: phân bố dân cư, các siêu đô thị trên thế giới, sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới

- Xác định trên bản đồ, lược đồ “ Các siêu đô thị trên thế giới”

1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị

Có hai kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

2. Đô thị hoá. Các siêu đô thị

a. Quá trình đô thị hóa trên thế giới.

- Đô thị xuất hiện từ rất sớm từ thời Cổ đại.

- Từ thế ki XX trở đi đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp, đến thế kỉ XX đô thị phát triển rộng khắp trên thế giới [đến năm 2001 đã đạt 46%].

b. Sự hình thánh các siêu đô thị.

- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng tạo thành các siêu đô thị, nhất là ở các nước đang phát triển. Siêu đô thị tập trung nhiều nhất ở châu Á.

- Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là Luân Đôn và Niu-I-ooc.

- Hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe, giao thông... của người dân đô thị.

- Biện pháp: Cần phải quy hoạch lại đô thị, tích cực phát triển kinh tế công nhiệp và dịch vụ...

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 3 trang 10

Quan sát hai hình ảnh dưới đây và dựa vào sự hiểu biết của mình, cho biết mật độ dân số, nhà cửa, đường sá ở nông thôn và thành thị có gì khác nhau?

Trả lời:

Thành thị

Nông thôn

Mật độ dân số

Mật độ dân số cao

Mật dộ dân số thấp

Nhà cửa

San sát nhau, nhiều nhà cao tầng

Sống thành từng làng, bản, nhà thường phân tán…

Đường sá

Nhiều phố lớn, đường rộng nhiều Phuong tiên đi lại.

Đường bé và hẹp, ít phương tiện đi lại hơn.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 3 trang 11

Đọc hình 3.3, cho biết:

+ Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất?

+ Tên các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên.

Trả lời:

+ Châu lục Á có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất.

+ Tên các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên: Tô-ki-ô, Ô-xa-ca-Cô-bê, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Ma-ni-na, Gia-cac-ta, Niu-đê-ni, Côn-na-ta, Mum-bai, Ka-ra-xi.

Soạn Bài 1 trang 12 Địa Lí 7 ngắn nhất

Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hai quần cư đô thị và quần cư nông thôn.

Trả lời:

Thành thị

Nông thôn

Mật độ dân số

Mật độ dân số cao

Mật độ dân số thấp

Nhà cửa

San sát nhau, nhiều nhà cao tầng

Sống thành từng làng, bản, nhà thường phân tán…

Đường sá

Nhiều phố lớn, đường rộng nhiều Phuong tiên đi lại.

Đường bé và hẹp, ít phương tiện đi lại hơn.

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Công nghiệp, dịch vụ

Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Soạn Bài 2 trang 12 Địa Lí 7 ngắn nhất

Dựa vào bảng thống kê dưới đây, cho biết về sự thay đổi dân số và thay đổi ngôi thứ của 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới từ năm 1950 đến năm 2000. Các siêu đô thị này chủ yếu thuộc châu lục nào?

Trả lời:

- Theo số dân: đô thị có số dân đông nhất tăng từ 12 triệu lên đến 20 triệu [năm 19750 lên 27 triệu [năm 2000]

- Trong những năm đầu của giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000 thì các nước tại khu vực châu Mĩ luôn đứng đầu trong khu vực về mật độ siêu đô thị, tuy nhiên do sự phát triển của châu Á và cộng với diện tích của khu vực này đáp ứng được số dân khi tăng lên nên châu Á đã đứng đầu trên khu vực thế giới.

- Vị trí của các siêu đô thị cũng thay đổi, năm 1950 và năm 1975 Niu I-ooc là siêu đô thị lớn nhất với 12 triệu dân [năm 1950], và 20 triệu dân [năm 1975], đến năm 2000 Tô-ki-ô trở thành siêu đô thị lớn nhất thế giới với 27 triệu dân.

- Các siêu đô thị chủ yếu thuộc châu Á và châu Mĩ.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 7 Bài 3 hay nhất

Câu 1. Nêu khái niệm quần cư và cho biết những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn.

Trả lời:

a] Khái niệm
Quần cư là hình thức thể hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái Đất, bao gồm mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định.

b] Những điếm khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn
– Quần cư nông thôn:
+ Xuât hiện sớm, làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.
+ Mật độ dân sô” thấp.
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp.
– Quần cư đô thị:
+ Phát triển từ các điểm dân cư nông thôn, nhà cửa tập trung với mật độ cao.
+ Mật độ dân số rất cao.
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
– Lối sống nông thôn và lối sống đô thị cũng có nhiều điểm khác biệt.

Câu 2. Cho biết như thế nào là đô thị hoá tự phát? Đô thị hoá tự phát gây ra những hậu quả gì?

Trả lời:

Đô thị hoá tự phát là đô thị hoá không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, không nằm trong quy hoạch và kế hoạch phát triển của Chính phủ.
Đô thị hoá tự phát để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe, giao thông,… của người dân đô thị.

Câu 3. Nêu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế— xã hội và môi trường.

Trả lời:

a] Ảnh hưởng tích cực
Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Làm thay đổi sự phân bố] dân cư và lao động, thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị,…
b] Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hoá nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đôi với quá trình công nghiệp hóa, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế – xã hội.

Trắc nghiệm Địa 7 Bài 3 tuyển chọn

Câu 1: Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với

A. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.

B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

C. chính sách phân bố dân cư của nhà nước.

D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với quá trình gia tăng dân số và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến thành thị.

Đáp án: A.

Câu 2: Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?

A. Công nghiệp và dịch vụ.

B. Nông – lâm – ngư – nghiệp.

C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.

D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.

Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.

Đáp án: A.

Câu 3: Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thời kì nào?

A. Thời Cổ đại. 

B. Thế kỉ XIX. 

C. Thế kỉ XX. 

D. Thế kỉ XV.

Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thế kỉ XX.

Đáp án: C.

Câu 4: Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là

A. châu Âu. 

B. châu Á. 

C. châu Mĩ. 

D. châu Phi.

Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là châu Á.

Đáp án: B.

Câu 5: Đâu không phải là siêu đô thị thuộc châu Á?

A. Cai-rô. 

B. Thiên Tân. 

C. Mum-bai. 

D. Tô-ki-ô.

Cai-rô là siêu đô thị của đất nước Ai Cập thuộc châu Phi. Cai-rô không phải là siêu đô thị của châu Á.

Đáp án: A

Câu 6: Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là:

A. Niu-I-oóc và Bắc Kinh.

B. Niu-I-oóc và Luân Đôn.

C. Luân Đôn và Thượng Hải.

D. Pa-ri và Tô-ki-ô.

Năm 1950, trên thế giới chỉ có hai siêu đô thị đầu tiên là Niu-I-oóc [12 triệu người] và Luân Đôn [9 triệu người].

Đáp án: B.

Câu 7: Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước nào sau đây?

A. các nước phát triển.

B. các nước kém phát triển.

C. các nước đang phát triển.

D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước đang phát triển.

Đáp án: C.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm của quần cư thành thị?

A. Phố biến lối sống thành thị.

B. Mật độ dân số cao.

C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ du lịch.

D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Quần cư thành thị có dân cư tập trung đông đúc với mật độ cao, nhà cửa san sát, phổ biến lối sống thành thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

Đáp án: C.

Câu 9: Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới?

A. Tỉ lệ người sống ở nông thôn ngày càng tăng.

B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

C. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.

D. Các đô thị đầu tiên mới xuất hiện vào thế kỉ XIX.

Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới là: sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người sống trong các đô thị [trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm], dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và cực lớn hình thành nên các siêu đô thị [Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Luân Đôn,..].

Đáp án: B.

Câu 10: Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Ách tắc giao thông đô thị.

C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.

D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đô thị hóa tự phát không có sự quản lí của nhà nước đã gây ra nhiều vấn đề xấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị do dân số quá đông, nhu cầu việc làm của người lao động lớn trong điều kiện kinh tế chậm phát triển cũng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đây là những hậu quả của đô thị hóa tự phát.

Đáp án: D.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 3. Quần cư. Đô thị hóa trong SGK Địa lí 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 7 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

Video liên quan

Chủ Đề