Chủ tịch thành phố hồ chí minh đã ký sắc lệnh số bao nhiêu để làm ngày thương binh liệt sĩ

Ý  nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 là ngày mang ý nghĩa thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn, đền ơn, đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt.

Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 là ngày tri ân, tưởng nhớ công lao của các anh hùng, liệt sĩ, cũng là ngày để người dân Việt Nam thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.

Đây còn là ngày thể hiện truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đối với những chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Ngày 27/7 là ngày phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn.

Vào ngày 27/7, nhiều hoạt động tri ân và tôn vinh các anh hùng liệt sĩ diễn ra trên khắp cả nước. Những hành động mang ý nghĩa tôn vinh người có công với cách mạng, khẳng định sự cống hiến, hy sinh của các chiến sĩ là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công là vinh dự, trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức chính trị – xã hội và của mọi người, thế hệ hôm nay và mai sau.

Đảng, Nhà nước cùng Nhân dân Việt Nam luôn trân trọng những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc. Đồng thời, chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân, của những thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. 

Hàng năm cứ đến ngày 27/7, cả nước lại hướng về các nghĩa trang liệt sĩ để thành kính dâng hương, tri ân công lao to lớn của những anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập nước nhà. Đây cũng là dịp quan trọng để chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân đến thăm hỏi các gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng. 

Nguồn gốc của Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa [nay là nước CHXHCN Việt Nam] ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường.

Với truyền thống đạo lý "uống nước, nhớ nguồn", "đền ơn, đáp nghĩa", Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và Nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa [Bình Trị Thiên], rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác... Sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.

Ngày 28/5/1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội để kêu gọi mọi người gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sĩ bị thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự.

Ngày 17/11/1946, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong "Mùa đông binh sĩ", mở đầu cuộc vận động "Mùa đông binh sĩ" trong cả nước để giúp chiến sĩ trong mùa đông giá rét. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự buổi lễ và Người đã cởi chiếc áo đang mặc để tặng binh sĩ.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19/12/1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết định với những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng trị cùng đoàn đại biểu Báo Kinh tế & Đô thị và Báo Quảng Trị viếng, dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị ngày 20/7/2022. Đây là một trong nhiều hoạt động của chương trình "Nghĩa tình tháng 7" do Báo Kinh tế & Đô thị và Báo Quảng Trị cùng các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7 [27/7/1947 – 27/7/2022]. Ảnh: Trần Long

Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ [Bắc Thái] để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn một ngày nào đó làm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là Ngày Thương binh toàn quốc. Từ đó, hàng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn đến công tác thương binh, liệt sĩ.

Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi Ngày Thương binh toàn quốc thành Ngày Thương binh - Liệt sĩ để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành Ngày Thương binh,l - Liệt sĩ của cả nước.

Mỗi năm cứ đến Ngày Thương binh - Liệt sĩ nhất là vào dịp kỷ niệm năm tròn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Cập nhật: 26-07-2022 | 12:21:30

[BDO] Chúng ta thường biết đến sự ra đời của Ngày Thương binh - Liệt sĩ khởi nguồn từ một quyết định hành chính: Sắc lệnh số 20/SL, ngày 16-2-1947, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Song trong sâu thẳm trái tim mình, từ trước đó Bác đã dành tình thương yêu to lớn, sự trân trọng với những hy sinh của các chiến sĩ vì cách mạng, vì dân. Cho đến trước lúc đi xa, Bác luôn thành tâm thể hiện sự tri ân và nhắc nhở phải chăm lo cho thương binh, thân nhân liệt sĩ. Đó là một biểu hiện sáng ngời về đạo đức, nhân văn của một bậc lãnh tụ - danh nhân văn hóa thế giới. 

Một quyết định hành chính nhưng mang đậm truyền thống, đạo lý nhân văn của dân tộc

Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống tốt đẹp: "Uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây"... Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương lớn trong việc phát huy các truyền thống tốt đẹp ấy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. 


Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh ân cần thăm hỏi, tặng quà 27-7 cho Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Ngọc Giao, phường Đông Hòa, TP.Dĩ An. Ảnh: QUANG TÁM

Chúng ta đều biết, sau cách mạng tháng 8 năm 1945, hòa bình chưa bao lâu thì toàn thể dân tộc ta lại phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài. Để giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ nền độc lập quý giá, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ và người dân đã ngã xuống hoặc hy sinh xương máu. 

Phát huy truyền thống đạo lý nhân nghĩa "máu chảy ruột mềm", "thương người như thể thương thân" của dân tộc, để vơi bớt nỗi đau của những gia đình có người hy sinh, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã có nhiều biện pháp chăm lo và xúc tiến thành lập tổ chức "Hội giúp binh sĩ tử nạn". Bác Hồ được mời làm Hội trưởng danh dự của hội này. 

Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Tháng 6-1947, tại ATK Định Hóa, Hồ Chủ tịch đề nghị với Chính phủ chọn một ngày làm “Ngày Thương binh”. Đầu tháng 7-1947, Ban vận động tổ chức Ngày Thương binh đã thống nhất chọn ngày 27-7-1947 làm "Ngày Thương binh toàn quốc" để trình Trung ương và Bác Hồ quyết định. Từ tháng 7-1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh” thành “Ngày Thương binh, Liệt sĩ”. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ban Bí thư ra Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8-7-1975 chọn ngày 27 tháng 7 hàng năm là “Ngày Thương binh, Liệt sĩ” của cả nước. Từ đó, hàng năm nước ta có một ngày lễ kỷ niệm rất linh thiêng nhằm thành kính tri ân những người đã hy sinh máu xương cho độc lập, tự do và sự phát triển tiến bộ của đất nước.

Bác luôn tự mình nêu cao tấm gương tri ân các thương binh, liệt sĩ bằng những hành động cụ thể, thiết thực

Là lãnh tụ cao nhất của Đảng và Nhà nước sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các chiến sĩ, thương, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ. 

Ghi nhớ công lao của họ, Người nhắc: "Máu đào của các thương binh, liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do". Còn trong giao tiếp hàng ngày, ngay từ những hành động nhỏ nhất của Bác trong đối xử với những thương binh, gia đình liệt sĩ cũng luôn toát lên tình yêu thương chân thành, sự tri ân sâu sắc, không chỉ của vị lãnh tụ mà còn như một người chịu hàm ơn. 


Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Bình Dương thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn tỉnh nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ [27-7]. Ảnh: QUANG TÁM

Chúng ta đều đã biết về những câu chuyện cảm động mà Bác đã làm với các thương binh, thân nhân liệt sĩ. Có thể kể ra các sự kiện như: Ngày 7-11-1946, Hồ Chủ tịch đã ra “Thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi”. Người viết: “Tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sĩ đó và tôi nhận con các liệt sĩ làm con nuôi của tôi”. Ngày 7-1-1947, Bác Hồ gửi thư chia buồn tới bác sĩ Vũ Đình Tụng, khi hay tin con trai bác sĩ hi sinh ngày 2-1-1947, trong trận chiến đấu chống quân Pháp đánh vào Hà Nội. Người viết: "Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột". 

Bác sĩ Vũ Đình Tụng kể, khi đọc xong bức thư của Bác ông vô cùng xúc động, rồi tự nhiên ông thấy sự hy sinh và nỗi đau của gia đình trở nên nhỏ bé trong tình thương và sự hy sinh to lớn của dân tộc, của Bác Hồ…

Hàng năm, dù rất bận việc nước, nhưng cứ đến Ngày Thương binh - Liệt sĩ [27-7], Bác đều trực tiếp gửi thư, tặng quà, đi thăm các thương binh, gia đình liệt sĩ và viếng các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang. Thăm các thương binh, Người ân cần dạy bảo cần phải: "Hòa mình với nhân dân, tránh phiền nhiễu nhân dân, không công thần, không coi thường lao động, không coi thường kỷ luật, không bi quan chán nản" và luôn cố gắng vươn lên, bởi "thương binh tàn nhưng không phế". 

Trong Di chúc để lại trước lúc đi xa, Bác đã dặn: "Ngay sau khi cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc đầu tiên đối với con người là chăm lo cho thương binh và những người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh". 

Đối với các liệt sĩ ở mỗi địa phương, cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con [của thương binh, liệt sĩ] mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ cho họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét". 

Có thể nói rằng, tình yêu thương, sự tri ân của Bác với các thương binh, liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ đã vượt xa trách nhiệm của một lãnh tụ cách mạng với đồng chí, đồng đội của mình. Mà hơn thế, đó chính là biểu hiện cao nhất của sự kết tinh các giá trị truyền thống đạo đức, nhân văn cao cả ở một vĩ nhân, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh. 

Có thể thấy rằng, trong mọi hoàn cảnh Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi trọng công tác đền ơn, đáp nghĩa với các thương binh, liệt sĩ, thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Trong thời gian tới, các cấp, các ngành, từng cán bộ, đảng viên cần tích cực hơn nữa trong việc chăm lo cho các thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Nên có những hành động thiết thực, cụ thể tùy theo điều kiện của đơn vị, địa phương để chăm sóc thân nhân liệt sĩ không nơi nương tựa, già yếu, bệnh tật; chăm lo, động viên, giúp đỡ các thương, bệnh binh, nhất là những người già yếu, thương tật nặng. 

Với những địa phương có điều kiện, có thể xây nhà dưỡng lão tập trung để nuôi dưỡng các đối tượng chính sách khó khăn, đau ốm và không nơi nương tựa. Các cơ quan, đơn vị nên xây dựng một quỹ ủng hộ thương binh, liệt sĩ và dùng quỹ này để hỗ trợ các trường hợp cần chăm sóc, bên cạnh các chính sách của Nhà nước mà họ được hưởng. Cần quan tâm hơn đối với những gia đình chính sách bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. 

Đặc biệt, học tập và làm theo Bác thì cần lưu ý rằng mọi sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ các thân nhân liệt sĩ, các thương, bệnh binh phải luôn xuất phát từ tâm, phải thật sự chân thành, trọng thị; cần tránh hình thức, làm theo phong trào, làm cốt để quảng bá hình ảnh mà thiếu sự thành kính.

Noi gương Bác và thực hiện lời dạy của Người, suốt 75 năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm tới công tác đền ơn đáp nghĩa với những người có công. Các chính sách chăm lo người có công, Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sĩ, thương, bệnh binh đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. 

Nhìn chung, chế độ ưu đãi người có công đã được xây dựng và thực hiện tương đối toàn diện, ngoài trợ cấp hàng tháng còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục - đào tạo, sản xuất, kinh doanh… Các chương trình: Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa; chăm sóc và phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; xây nhà tình nghĩa cho thương binh, gia đình liệt sĩ; hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm, miễn viện phí, học phí cho các đối tượng và gia đình chính sách đã được thực hiện tốt ở tất cả các địa phương.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ BÙI TRUNG HƯNG [Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai]

Video liên quan

Chủ Đề