Phương pháp STEM

Bắt nguồn từ Mỹ, STEM là phương pháp giáo dục ngày càng được nhiều cha mẹ quan tâm. Vậy, phải hiểu thế nào về STEM, có những ưu nhược điểm gì khi con theo học phương pháp này ở Việt Nam và liệu đây có thực sự là một lựa chọn sáng suốt cho tương lai? Những thông tin trong bài viết này sẽ phần nào giải đáp những băn khoăn đó của cha mẹ và con.

Phương pháp giáo dục STEM là gì?

STEM là phương pháp giáo dục tích hợp 4 bộ môn, bao gồm Science [Khoa học], Technology [Công nghệ], Engineering [Kỹ thuật] và Mathematics [Toán học]. Theo Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ [NSTA], điểm đặc biệt của phương pháp này là cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học và lồng ghép các kiến thức lí thuyết trong bối cảnh thực tiễn. Nhờ vậy, học sinh có cái nhìn vừa đa chiều vừa có tính ứng dụng cao. Năm 2013, tổng thống Barack Obama đã yêu cầu Bộ Giáo dục thực hiện chiến dịch Cải tiến chất lượng giáo dục cho trẻ em Mỹ lấy nền tảng là STEM.

Ở Việt Nam, STEM cũng được đặc biệt quan tâm. Năm 2017, chính phủ đã ra định hướng áp dụng STEM vào chương trình phổ thông, thí điểm tại một số điểm như trường Tiểu học FPT. Bên cạnh đó, các trung tâm như Học viện STEM, Học viện Khám phá cũng là những địa chỉ cha mẹ có thể cho con theo học phương pháp này.

Phương pháp giáo dục STEM được áp dụng trong giảng dạy như thế nào?

Với STEM, những kiến thức và kỹ năng của 4 bộ môn phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau trong quá trình học tập, giúp các con không chỉ nắm vững nguyên lí mà còn có thể áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày.

  • Trong đó, chữ S đầu tiên đại diện cho môn Khoa học [Science]. Bộ môn này sẽ trang bị kiến thức về khái niệm, nguyên lý và các định luật tạo nên cơ sở lý thuyết của khoa học cho học sinh.
  • Chữ T đại diện cho Công nghệ [Technology]. Với bộ môn này, các con được đào tạo để có thể truy cập, hiểu, sử dụng và quản lý được công nghệ trong cuộc sống, từ những vật dụng đơn giản như chiếc quạt, mạch điện đến những hệ thống tinh vi hơn như internet.
  • Chữ E đại diện cho Kỹ thuật [Engineering]. Với bộ môn này, các con sẽ được đào tạo với mục tiêu là có thể thấu hiểu quy trình và hoàn thiện kỹ năng trong sản xuất. Để học tốt môn này, học sinh phải rèn luyện khả năng tổng hợp để có cái nhìn toàn diện khi đưa ra các giải pháp thiết kế và xây dựng quy trình.
  • Chữ M cuối đại diện cho Toán học [Mathematics]. Học sinh được đào tạo kỹ năng toán học tốt sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có thể áp dụng tư duy logic vào cuộc sống hằng ngày.

Như vậy, đào tạo theo hướng liên ngành sẽ giúp các con phát triển bản thân được tối đa từ tư duy logic với Toán, kiến thức khoa học, nắm bắt công nghệ đến việc tự tin ứng dụng vào kỹ thuật. Đây sẽ là chìa khoá giúp con giải quyết vấn đề thông minh và hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ được học bằng thực tiễn, các con còn có khả năng nhìn nhận nhu cầu và phản ứng của xã hội trước những vấn đề kỹ thuật của đời sống. Điều này cực kì giá trị trong thời đại bùng nổ của các ông lớn startup [công ty khởi nghiệp] công nghệ, khi sự nhanh nhạy trước biến đổi của thị trường được coi là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định năng lực nhân sự.

Con có thể bắt đầu với STEM như thế nào?

Với làn sóng công nghệ 4.0, STEM luôn nằm trong số những ngành học đem lại triển vọng nghề nghiệp tốt nhất. Đối với các em được học STEM từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, đây là bước khởi đầu tốt nếu muốn đi xa hơn trên con đường nghiên cứu hay kỹ thuật. Đối với sinh viên, việc theo học các chuyên ngành STEM sẽ mang tới cơ hội nghề nghiệp cực rộng mở cùng mức lương vượt trội so với các ngành khác.

Đại học RMIT luôn được đánh giá cao về các khối ngành STEM. Con có thể tìm được hầu hết tất cả các khối ngành liên quan tới STEM ở cơ sở Melbourne. Ở Việt Nam, RMIT cũng có Khoa Khoa học & Công nghệ chuyên giảng dạy bốn chuyên ngành về kỹ thuật và công nghệ bao gồm:

  • Kỹ sư Điện & Điện tử
  • Kỹ sư Phần mềm
  • Kỹ sư Robot và Cơ điện tử
  • Công nghệ thông tin.

Các chương trình này đều được công nhận trên toàn cầu và được các tổ chức uy tín trên thế giới chứng nhận. Để tìm hiểu thêm, cha mẹ vui lòng xem tại đây.

Giang Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề