Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập năm 2024

Xác định giá trong giao dịch liên kết là nhiệm vụ bắt buộc của người nộp thuế nhằm xác định giá trị thực của hàng hóa dịch vụ, từ đó xác định chính xác số thuế phải nộp. Để giúp kế toán xác định chính xác giá trong giao dịch liên kết, dưới đây là 3 phương pháp được quy định tại Nghị định 132 mà chuyên gia Trần Thế Thụ tại VisioEdu phân tích và chia sẻ cho bạn.

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập năm 2024

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập

Phương pháp xác định giá này được áp dụng phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập, bản chất giao dịch, chức năng của doanh nghiệp. Trên cơ sở tính toán, áp dụng thống nhất trong toàn bộ chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh.

Trường hợp áp dụng:

  • Doanh nghiệp thực hiện giao dịch liên kết đối với từng chủng loại hàng hóa, tài sản hữu hình, loại hình dịch vụ có điều kiện giao dịch, lưu thông phổ biến trên thị trường hoặc có giá được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế;
  • Giao dịch thanh toán phí bản quyền khi khai thác tài sản vô hình;
  • Thanh toán lãi vay trong hoạt động đi vay và cho vay;
  • Thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết đối với sản phẩm tương đồng về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng;

Nguyên tắc áp dụng:

a, Thực hiện trên nguyên tắc không có sự khác biệt về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng khi so sánh.

b, Các yếu tố đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng tác động đến sản phẩm:

  • Đặc tính, chất lượng, thương hiệu, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm và quy mô, khối lượng giao dịch;
  • Các điều kiện của hợp đồng cung cấp, chuyển giao sản phẩm:
  • Khối lượng, thời hạn chuyển giao, thời hạn thanh toán và điều kiện khác của hợp đồng;
  • Quyền phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tài sản có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế;
  • Thị trường nơi diễn ra giao dịch và các yếu tố khác tác động đến giá sản phẩm là điều kiện kinh tế và chức năng hoạt động của doanh nghiệp.

Phương pháp áp dụng:

a, Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giá sản phẩm trong giao dịch độc lập hoặc giá trị giữa khoảng giá giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập

b, trường hợp giá sản phẩm được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế, giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được xác định theo giá sản phẩm được công bố có thời điểm và các điều kiện tương đồng.

c, Người nộp thuế mua máy móc thiết bị từ bên liên kết ở nước ngoài phải có tài liệu, chứng từ chứng minh giá mua máy móc, thiết bị tuân theo nguyên tắc giao dịch độc lập tại thời điểm mua:

Đối với máy móc thiết bị mới, giá so sánh là giá hóa đơn bên liên kết mua máy móc, thiết bị đó từ bên độc lập

Đối với máy móc thiết bị đã qua sử dụng, phải có hóa đơn, chứng từ gốc tại thời điểm mua, khi đó giá trị tài sản được xác định lại theo quy định hiện hành.

2. Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của đối tượng so sánh độc lập

Tiếp theo, VisioEdu muốn chia sẻ với bạn phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết thứ 2 đó là phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận.

Các trường hợp áp dụng:

  • Người nộp thuế không có cơ sở dữ liệu và thông tin để áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập hoặc
  • Người nộp thuế không thể so sánh giao dịch theo sản phẩm trên cơ sở từng giao dịch đối với từng sản phẩm tương đồng.

Nguyên tắc áp dụng: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận được áp dụng trên nguyên tắc không có khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản, rủi ro; điều kiện kinh tế và phương pháp hạch toán kế toán khi so sánh giữa người nộp thuế và đối tượng so sánh độc lập có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận. Trường hợp có các sự khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận, khi đó phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này;

Phương pháp xác định:

Cơ sở xác định tỷ suất lợi nhuận bao gồm doanh thu, chi phí hoặc tài sản. Số liệu kế toán người nộp thuế không do các bên liên kết kiểm soát giá giao dịch liên kết.

– Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu. (phương pháp giá bán lại) Lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập bằng (=) giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế nhân (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.

– Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn. (phương pháp giá vốn cộng lãi)

Lợi nhuận gộp trên giá vốn của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập bằng (=) giá vốn của người nộp thuế nhân (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.

– Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần Tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết. Được điều chỉnh theo tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay. Trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của các đối tượng so sánh độc lập được chọn. Trên cơ sở đó điều chỉnh, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Lợi nhuận thuần không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính. Thực tế cho thấy đây là phương pháp thường được các công ty áp dụng nhiều nhất để lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

3. Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết

Một phương pháp xác định giá khá quan trọng nữa mà VisioEdu phân tích cho bạn đó là phương pháp phân bổ lợi nhuận. Đây là phương pháp phân bổ tổng lại nhuận của giao dịch liên kết để xác định lợi nhuận của người nộp thuế. Thực tế cho thấy đây là phương pháp xác định giá thị trường có tỷ lệ áp dụng ít nhất.

Các trường hợp áp dụng:

Người nộp thuế tham gia thực hiện giao dịch liên kết, đặc thù, duy nhất, khép kín trong tập đoàn.

Nguyên tắc áp dụng:

Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên có quan hệ liên kết áp dụng đối với: Tổng lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng của các giao dịch liên kết

Phương pháp xác định

Lợi nhuận được điều chỉnh của doanh nghiệp được phân bổ trên tổng lợi nhuận của giao dịch liên kết, bao gồm lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng của các bên tham gia giao dịch liên kết có thể thu được.

Trong đó:

  • Lợi nhuận được điều chỉnh: Là tổng lợi nhuận cơ bản và lợi nhuận phụ trội và là căn cứ xác định thu nhập chịu thuế và số thuế doanh nghiệp phải nộp;
  • Lợi nhuận cơ bản: Xác định theo phương pháp so sánh lợi nhuận;
  • Lợi nhuận phụ trội: Xác định theo tỷ lệ phân bổ dựa trên một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên có quan hệ liên kết tham gia giao dịch và phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết 3 phương pháp xác định giá giao dịch liên kết mà chuyên gia tại VisioEdu muốn chia sẻ cho bạn. Ngoài ra còn rất nhiều chia sẻ bổ ích khác liên quan đến vấn đề Giao dịch liên kết – Chuyển giá mà chuyên gia Trần Thế Thụ sẽ phân tích cho bạn như:

  • 11 mối quan hệ liên kết
  • Cách kê khai, lập hồ sơ giao dịch liên kết đúng pháp luật.
  • Xác định chi phí lãi vay được trừ và thực hành kê khai
  • Cách giải trình giá giao dịch liên kết phù hợp với cơ quan thuế.

Tất cả sẽ được chia sẻ và hướng dẫn chi tiết trong khóa học Giao dịch liên kết – Chuyển giá duy nhất chỉ có tại VisioEdu giúp bạn giải quyết mọi vấn đề trên.