Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần thì tỉ lệ khấu hao hàng năm là

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh hay còn gọi là phương pháp khấu hao nhanh được quy định theo  Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC dành cho các doanh nghiệp thuộc các lình vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi và phát triển nhanh

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh áp dụng trong trường hợp nào

+ Đối với trường hợp phải là tài sản cố định mới chưa qua sử dụng

+ Đối với các loại tài sản cố định thuộc nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm

+ Mức trích khấu hao tối đa không quá 2 lần mức trích khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ [Nếu trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định được quy định tại phụ lục 1 của thông tư 45/2013/TT-BTC thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh [quá 2 lần] sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp]

+ Khi thực hiện trích khấu hao nhanh theosố dư giảm dần có điều chỉnh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi

Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Đối với phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh thì bạn cần xác định được mức trích khấu hao các năm đầu và năm cuối cùng

Mức trích khấu hao TSCĐ các năm đầu:

Trước khi trích khấu hao theo số dư giảm dần bạn cần xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu

Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó Tỷ lệ khấu hao nhanh được tính theo công thức :

Tỷ lệ khấu hao nhanh [%] = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo pp đường thẳng  x Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng được xác định như sau:

 

Hê số điều chỉnh được xác định như sau:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ [T]

Hệ số điều chỉnh [lần]

T4 năm

2

Mức trích khấu hao TSCĐ năm cuối

Những năm cuối mức trích khấu hao năm bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ thì kể từ năm đó, mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ

Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng

Ví dụ về phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Công ty TNHH Minh Trường Phát mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá 100.000.000. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định là 5 năm

Tính mức khấu hao hàng năm như sau:

Tỷ lệ khấu hao khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng = [1/5]x100 = 20%

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ là T = 5 năm do vậy Hệ số điều chỉnh =2

Tỷ lê khấu hao nhanh = 20% x2 =40%

Mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định tính theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được tính như sau:

Năm thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm

Mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao luỹ kế cuối năm

1

100.000.000

100.000.000 x 40%

40.000.000

=40.000.000/12=3.333.333

40.000.000

2

60.000.000

60.000.000 x 40%

24.000.000

=24.000.000/12=2.000.000

40.000.000+24.000.000=64.000.000

3

36.000.000

36.000.000 x 40%

14.400.000

=14.400.000/12=1.200.000

           64.000.000+14.400.000=78.400.000

4

21.600.000

21.600.000 : 2

10.800.000

=10.800.000/12=900.000

=78.400.000+10.800.000=89.200.000

5

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

=5.400.000/12=450.000

89.200.000+5.400.000=100.000.000

Trong đó:

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Khấu hao lũy kế cuối năm

Mức trích khấu hao hàng năm tính theo số dư giảm dần có điều chỉnh của năm thứ 4 = 21.600.000  x40% = 8.640.000 [A]

Mức trích khấu hao tài sản cố định bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ = 21.600.000 /2 = 10.800.000 [B]

Kết quả như bảng tính trên

Trên là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm các phương pháp khác xem thêm tại: Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Nếu bạn chưa biết gì về kế toán nhưng công việc thì quá bận không có thời gian để đi học thì giải pháp tham gia lớp học kế toán thực hành online trực tuyến sẽ giúp bạn trở thành một kế toán tổng hợp trong thời gian ngắn nhất

     Sau đây là nội dung và hướng dẫn cách thực hiện phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được ban hành theo thông tư 45/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/06/2013 như sau.

1. Nội dung của phương pháp

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:

– Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:

Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số      /2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

– Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định

=

Giá trị còn lại của tài sản cố định

X

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu khao nhanh

[%]

=

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

X

Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng [%]

=

1

X 100

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh

[lần]

Đến 4 năm [ t £ 4 năm]

1,5

Trên 4 đến 6 năm [4 năm < t £ 6 năm]

2,0

Trên 6 năm [t > 6 năm]

2,5

     Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng [hoặc thấp hơn] mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

– Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Xem thêm: Xác định phương pháp khấu hao TSCĐ

2. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định

Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 [ban hành kèm theo Thông tư số     /2013/TT-BTC] là 5 năm.

Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:

– Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.

– Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 [hệ số điều chỉnh] = 40%

– Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:

Đơn vị tính: Đồng

Năm thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm

Mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao luỹ kế cuối năm

1

50.000.000

50.000.000 x 40%

20.000.000

1.666.666

20.000.000

2

30.000.000

30.000.000 x 40%

12.000.000

1.000.000

32.000.000

3

18.000.000

18.000.000 x 40%

7.200.000

600.000

39.200.000

4

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

44.600.000

5

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

50.000.000

Trong đó:

+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh [40%].

+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định [đầu năm thứ 4] chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định [10.800.000 : 2 = 5.400.000]. [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần [10.800.000 x 40%= 4.320.000] thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định [10.800.000 : 2 = 5.400.000]].

Video liên quan

Chủ Đề