Ý nghĩa của chương trình sữa học đường

Học sinh trường Mầm non huyện Tuy Phước được tham gia chương trình Sữa học đường

Để công tác triển khai Đề án Sữa học đường đạt kết quả tốt, lãnh đạo nhà trường đã phối hợp cùng các bộ phận trong trường xây dựng kế hoạch triển khai, phân công nhiệm vụ cụ thể cho tất cả các thành viên cùng phối hợp tham gia. Mọi sự chuẩn bị về kho chứa, phương án tiếp nhận, bảo quản và tổ chức cho học sinh uống sữa, xử lý vỏ hộp,… được tập thể cá bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện chu đáo ngay từ những ngày đầu tiên. Trong đó, Hiệu trưởng thực hiện khâu giám sát, quản lý chung. Phó hiệu trưởng làm công tác giám sát giáo viên cho trẻ uống sữa, theo dõi, tổng hợp phát triển của trẻ; quản lý việc nhập và xuất sữa, cập nhật sổ sách, theo dõi báo cáo tiến độ. Giáo viên thực hiện việc cho trẻ uống sữa, cập nhật sĩ số trẻ hàng ngày, xử lý vỏ hộp sữa đã uống. Các bộ phận khác như kế toán, cấp dưỡng, bảo vệ cũng đều được phân công nhiệm vụ để tham gia vào chương trình một cách có hiệu quả.

Bên cạnh đó, các đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban thanh tra nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình sữa học đường để mang tính đồng bộ và hiệu quả.

Tính đến nay, sau hơn 8 tháng thực hiện Chương trình Sữa học đường, hơn 200 trẻ toàn trường được uống sữa học đường với số lượng hơn 19.200 hộp sữa Vinamilk loại 180ml. Hầu hết các bậc phụ huynh đều rất vui mừng, phấn khởi, bởi lẽ các con được uống sữa đảm bảo chất lượng đều đặn mỗi tuần, góp phần cải thiện thể lực, trí lực cho bản thân. Mặt khác, phụ huynh lại được tiết kiệm chi phí không nhỏ khi chỉ phải trả một nửa giá thành so với giá ngoài thị trường.

Các con luôn được quan tâm để nâng cao sức khỏe, thể trạng

Những tháng đầu tiên khi triển khai Đề án Sữa học đường, nhà trường còn gặp lúng túng trong khâu xử lý vỏ hộp sữa vì tốn nhiều thời gian, công sức hơn bình thường. Nhiều phụ huynh còn băn khoăn về giá cả, chất lượng sữa trong Chương trình. Tuy nhiên, vì ý nghĩa của chương trình cũng như vì sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đã nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện Đề án, giúp cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của chương trình và thu hút ngày càng nhiều phụ huynh tham gia. Nhiều cô giáo còn sử dụng vỏ hộp sữa để sáng tạo nên nhiều đồ chơi thú vị, vật dụng trang trí đẹp mắt trong phòng học. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các buổi họp Ban Đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức triển khai đến 100% phụ huynh toàn trường nhằm phổ biến về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn, đối tượng hưởng thụ, hình thức tổ chức, cơ chế hỗ trợ của Đề án sữa học đường và công khai thông tin liên quan để phụ huynh nắm bắt. Tính đến thời điểm hiện tại, phụ huynh học sinh đã tin tưởng tuyệt đối vào chương trình và chất lượng sữa học đường.

Vỏ hộp sữa được sáng tạo làm đồ chơi, trang trí

Có được kết quả này là nhờ công tác tuyên truyền của nhà trường, sự phối hợp vào cuộc của các cấp, các ngành, sự tích cực hưởng ứng từ phía đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và sự ủng hộ, đồng thuận từ phía phụ huynh học sinh.

Qua một năm học thực hiện, Chương trình đạt được những kết quả hết sức tích cực và đã đi vào quy trình vận hành đồng bộ. Nhà phân phối có trách nhiệm bảo quản thật tốt và giao sữa đúng thời hạn. Công tác triển khai Chương trình được thực hiện một cách khoa học, an toàn từ khâu tiếp - giao nhận sữa, lưu kho, triển khai uống sữa tại lớp đến khâu xử lý bao bì sau khi sử dụng; cách xử lý hộp sau khi sử dụng, cách xếp hộp sữa của học sinh để thu gọn không gian bỏ rác khoa học, hướng đến việc thu gom và tái chế các hộp sữa để làm đồ dùng đồ chơi…

Nhìn chung, việc triển khai chương trình Sữa học đường không chỉ mang ý nghĩa nhân văn đối với sự phát triển của trẻ mà còn mang ý nghĩa xã hội to lớn khi nhận được sự quan tâm, đồng lòng hưởng ứng từ các cấp, các ngành, của tập thể nhà trường và của cha mẹ học sinh. Trường Mầm non huyện Tuy Phước tiếp tục tích cực hưởng ứng chương trình để toàn bộ học sinh được uống sữa nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực tương lai cho đất nước.

Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động sôi nổi của nhà trường cùng chương trình Sữa học đường:

Võ Trương Thanh Tuyền [Hiệu trưởng trường Mầm non huyện]

Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang và Trà Vinh là bốn tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang triển khai chương trình Sữa học đường [SHĐ], với Vinamilk là đơn vị đồng hành xuyên suốt. Trong đó, Bến Tre là địa phương đầu tiên thực hiện chương trình, với mong muốn cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em độ tuổi mầm non và tiểu học. 

Năm 2017, chương trình Sữa học đường tỉnh Bến Tre bắt đầu triển khai thí điểm tại 4 trường mẫu giáo của huyện Thạnh Phú với tổng trẻ em thụ hưởng là 1.009 em. Với tác động tích cực góp phần hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ và tiết kiệm chi phí cho phụ huynh, chương trình dần nhân rộng đến các trường mẫu giáo và tiểu học toàn tỉnh, với tổng số trẻ thụ hưởng năm 2021 là 37.482 em. Trong đó, có đến 1/3 trẻ được tỉnh và Vinamilk hỗ trợ uống sữa miễn phí, tạo cơ hội bình đẳng để các em đến trường vui uống sữa cùng các bạn. 

Trong bốn năm liên tiếp đồng hành cùng tỉnh Bến Tre, Vinamilk, ngoài việc đảm bảo cung cấp sữa theo đúng quy định và đầy đủ, đã cùng địa phương tổ chức các hoạt động như tập huấn dinh dưỡng cho giáo viên và phụ huynh, chuyến tham quan thực tế tại trang trại và nhà máy sữa của Vinamilk giúp giáo viên và học sinh hiểu thêm về công đoạn sản xuất, góp phần phục vụ mục đích giáo dục đi đôi với thực tiễn.

 Hướng dẫn học sinh tái sử dụng vỏ hộp sữa sau khi uống là một hoạt động mang tính giáo dục trong chương trình được các trường đánh giá cao.

Cô Nguyễn Thị Trúc Giang, Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Hưng Phong [xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, Bến Tre] cho biết từ khi tham gia uống sữa học đường, trẻ phát triển thể lực khá tốt, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi. “Ở trường tôi, hầu như không còn trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi nữa. Mong là chương trình Sữa học đường của Vinamilk sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngành giáo dục và trường. Nếu được thì có thể tăng số lần uống từ 3 ngày/tuần lên 5 ngày/tuần, để tạo điều kiện cho các bé tiếp thu thêm nguồn dinh dưỡng từ sữa, nhất là các bé ở vùng sâu vùng xa, các xã nghèo như xã Hưng Phong.” 

Còn tại trường Tiểu học Hưng Nhượng, thầy Trương Hồng Thịnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 5/1 cũng đánh giá cao tinh thần tự giác, nâng cao tính kỷ luật, nề nếp của các em đã được hình thành từ giờ Sữa học đường.

Giờ uống sữa tại lớp 5/1 trường Tiểu học Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. 

“Hoạt động phát sữa và nhận sữa rèn luyện cho các em tinh thần tập thể và đoàn kết. Khi uống sữa xong, các em biết chủ động bỏ rác đúng nơi quy định và cùng bạn bè nghĩ ra cách làm đồ chơi từ vỏ hộp đã qua sử dụng.” – thầy Hồng Thịnh cho biết.

Theo thầy Nguyễn Văn Hải – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Hưng Nhượng, trường đã tham gia chương trình Sữa học đường Vinamilk gần bốn năm. “Theo dõi các em học sinh có đăng ký uống sữa thì thấy các em đều có sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Các em vui vẻ, tích cực phát biểu ý kiến hơn nên các giờ học cũng sôi nổi hơn”, thầy Hải chia sẻ thêm. 

Ngoài Bến Tre, Vinamilk đang là đơn vị đồng hành thực hiện chương trình cùng ba tỉnh khác thuộc ĐBSCL là Trà Vinh, Vĩnh Long, và Hậu Giang. Thông qua sự chung tay của Chính phủ, các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, các nguồn lực xã hội và Vinamilk - doanh nghiệp cung cấp sữa, hơn 3,3 triệu trẻ em thụ hưởng chương trình Sữa học đường trong suốt 14 năm qua.

X.B

Video liên quan

Chủ Đề