Phượng hoàng là gì

Ánh hào quang tỏa chiếu, lông vũ tung phần phật và những ngọn lửa rực cháy. Sau 5 thế kỷ, một con chim cổ đại tự đốt cháy mình và phân hủy thành tro. Tất cả rơi vào tĩnh mịch. Tiếp theo đó, một cái mỏ chim nhỏ thò ra từ đống tro tàn và con phượng hoàng được tái sinh. Đây là loại phượng hoàng của phương Tây - một biểu tượng của sự tái sinh và hồi sinh. Thế nhưng băng qua bờ bên kia của thế giới, đến nơi những rặng tre mảnh mai và những cây ngô đồng của phương Đông, có một loại phượng hoàng khác cai quản bầu trời.

Những gì chúng ta biết về chim phượng hoàng phương Đông xuất phát từ văn hóa dân gian lâu đời và thần thoại. Những truyền thuyết ca ngợi chim phượng hoàng về những khả năng của nó trong việc đánh giá tính cách và ban phước lành cho những người chính trực và tốt bụng. Một số câu chuyện quả quyết rằng chim phượng hoàng chỉ đậu xuống ở những nơi mà một cái gì đó quý giá được tìm thấy. Những câu chuyện khác nói về khả năng của chim phượng hoàng biến thành những tiên nữ. Với hàng ngàn năm lịch sử dưới đôi cánh của mình, chim phượng hoàng đã thống trị như một biểu tượng của văn hóa Trung Hoa.

Chim phượng hoàng là một trong số những nhân tố chính trong vũ trụ học của Trung Quốc. Theo thần thoại Trung Hoa, sau khi vị thần Bàn Cổ nổ thoát ra từ “quả trứng” khổng lồ của sự hỗn loạn, 4 sinh vật khác đã theo ông tồn tại. Đó là long [rồng], ly [kỳ lân], quy [rùa], và phụng [phượng hoàng]. Những sinh vật tuyệt vời này, được gọi là Tứ Linh [4 thần linh], đã hợp sức với [thần] Bàn Cổ để tạo ra thế giới.

Chúng sử dụng thần thông của mình để tạo ra ngũ hành [kim, mộc, thủy, hỏa và thổ], tạo ra 5 mùa [xuân, hạ, thu, đông, và cuối hạ] và chia thế giới thành 5 khu [bắc, nam, đông, tây và trung tâm].  Mỗi sinh vật này chịu trách nhiệm đối với một phần năm tạo hóa, trong đó chim phượng hoàng làm chủ lửa [hỏa], mùa hạ và phía nam.

Một số truyền thuyết mô tả cơ thể của chim phượng hoàng như tương ứng với các thiên thể, với đầu của nó là bầu trời, mắt của nó mặt trời, lưng là mặt trăng, chân là trái đất, và đuôi là các hành tinh. Do đó, phượng hoàng được xem là sự liên kết giữa thế giới của chúng ta và các tầng trời xa xa.

Những nét đặc trưng nhẹ nhàng 

Tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc có rất nhiều chim phượng hoàng: chúng có thể thấy ở trên mái nhà, trang trí trên các đồ bằng sứ, hay bay liệng ngang các các tấm vải lụa. Các nghệ sĩ thường miêu tả chúng như những con chim cái xinh đẹp, tương tự như con công hoặc chim trĩ vàng. Không chỉ đẹp mắt, bộ lông sặc sỡ của chim phượng hoàng bao gồm 5 màu cơ bản của triết học Trung Quốc - vàng, trắng, đỏ, đen, xanh lá cây, và tương ứng với 5 giá trị Nho giáo là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.  Do đó, việc đưa hình tượng chim phượng hoàng vào tác phẩm nghệ thuật, phục vụ cho mục đích cao hơn, tôn vinh các giá trị truyền thống. Điều này cũng làm nổi bật cả nghệ sĩ và người chủ sở hữu của tác phẩm nghệ thuật, như là những người chính trực và tao nhã.

Tạo hóa vũ trụ 

Chim phượng hoàng là một trong số những nhân tố chính trong vũ trụ học của Trung Quốc. Theo thần thoại Trung Hoa, sau khi vị thần Bàn Cổ nổ thoát ra từ “quả trứng” khổng lồ của sự hỗn loạn, 4 sinh vật khác đã theo ông tồn tại. Đó là long [rồng], ly [kỳ lân], quy [rùa], và phụng [phượng hoàng]. Những sinh vật tuyệt vời này, được gọi là Tứ Linh [4 thần linh], đã hợp sức với [thần] Bàn Cổ để tạo ra thế giới.

Chúng sử dụng thần thông của mình để tạo ra ngũ hành [kim, mộc, thủy, hỏa và thổ], tạo ra 5 mùa [xuân, hạ, thu, đông, và cuối hạ] và chia thế giới thành 5 khu [bắc, nam, đông, tây và trung tâm].  Mỗi sinh vật này chịu trách nhiệm đối với một phần năm tạo hóa, trong đó chim phượng hoàng làm chủ lửa [hỏa], mùa hạ và phía nam.

Một số truyền thuyết mô tả cơ thể của chim phượng hoàng như tương ứng với các thiên thể, với đầu của nó là bầu trời, mắt của nó mặt trời, lưng là mặt trăng, chân là trái đất, và đuôi là các hành tinh. Do đó, phượng hoàng được xem là sự liên kết giữa thế giới của chúng ta và các tầng trời xa xa.

Những nét đặc trưng nhẹ nhàng 

Tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc có rất nhiều chim phượng hoàng: chúng có thể thấy ở trên mái nhà, trang trí trên các đồ bằng sứ, hay bay liệng ngang các các tấm vải lụa. Các nghệ sĩ thường miêu tả chúng như những con chim cái xinh đẹp, tương tự như con công hoặc chim trĩ vàng. Không chỉ đẹp mắt, bộ lông sặc sỡ của chim phượng hoàng bao gồm 5 màu cơ bản của triết học Trung Quốc - vàng, trắng, đỏ, đen, xanh lá cây, và tương ứng với 5 giá trị Nho giáo là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.  Do đó, việc đưa hình tượng chim phượng hoàng vào tác phẩm nghệ thuật, phục vụ cho mục đích cao hơn, tôn vinh các giá trị truyền thống. Điều này cũng làm nổi bật cả nghệ sĩ và người chủ sở hữu của tác phẩm nghệ thuật, như là những người chính trực và tao nhã.

Cội nguồn trong Lịch sử

Vào thuở ban đầu, phượng hoàng không chỉ nói đến như là một con đơn lẻ mà là một cặp. Phượng là con chim đực, trong khi hoàng là con chim cái. Cùng với nhau, chúng là một phép ẩn dụ cho biểu tượng âm và dương, cũng như một biểu tượng của mối quan hệ chính thức giữa nam và nữ.

Sau đó, phượng và hoàng được kết hợp thành một con chim cái riêng rẽ, và thường kết đôi với một con rồng đực. Đây là chim phượng hoàng của Trung Quốc, được công nhận rộng rãi nhất hiện nay, và là loài chim gây cảm hứng cho các thế hệ người Hoa - đặc biệt là phụ nữ. Khiêm tốn, trung thành, tốt bụng và chính xác, chim phượng hoàng hiện thân cho những tính cách mà nó định rõ mẫu người phụ nữ lý tưởng truyền thống. Vì nó nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa hoàng gia và thần, chim phượng hoàng cũng là biểu tượng hoàn hảo cho hoàng hậu, và một sự phù hợp lý tưởng cho rồng, tượng trưng cho “Thiên tử,” - hoàng đế.

Chủ đề chim phượng hoàng và rồng cũng rất phổ biến trong dân chúng. Như là loài vật may mắn nhất trong tất cả các sinh vật, khi được miêu tả cùng nhau, chúng biểu thị những mối quan hệ hạnh phúc, may mắn, và sức mạnh lâu dài. Có rất nhiều thành ngữ về 2 loài vật này, và chúng thường liên quan đến may mắn hoặc năng lực. Ví dụ, ‘Long phượng trình tường’ [龙凤呈祥] có nghĩa là sự thịnh vượng tuyệt vời được mang đến bởi rồng và phượng hoàng, trong khi ‘Nhân trung long phượng’  [人中龙凤], ngụ ý một người nào đó rất tài năng, nổi bật như một con rồng hoặc chim phượng hoàng trong số những người khác.

Phượng hoàng không dễ mất bình tĩnh. Với thái độ rụt rè và trí tuệ nhân từ của mình, phượng hoàng rút lui trong những lúc rối loạn,  và xuất hiện trở lại để báo hiệu hòa bình. Phượng hoàng ban phước lành cho những người đủ may mắn để gặp chúng và báo hiệu những sự kiện đặc biệt. Chẳng hạn, việc trông thấy chim phượng hoàng khi một vị hoàng đế chào đời, có nghĩa là đứa trẻ sẽ lớn lên trở thành một vị vua đức hạnh - là phước lành tốt nhất cho một quốc gia. Trong lịch sử, chim phượng hoàng cũng đã báo sự xuất hiện của những nhà hiền triết vĩ đại, cho thấy sự xuất hiện của đạo đức và sự ổn định.

Trong suốt các triều đại, chim phượng hoàng vẫn là một biểu tượng của đạo đức tốt lành và sự thông thái. Và từ các tác động mạnh mẽ của tự nhiên xung quanh chúng ta đối với các nguyên tắc đạo đức truyền thống, cho tới các tầng trời xa xa, chim phượng hoàng kết nối tất cả chúng ta như một biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, sự duyên dáng, và thần thánh.

Phượng Hoàng là loài chim Thần đang bay lượn trong điệu múa của vũ trụ để vạn vật sinh sôi, hòa hợp. [Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp]

Đôi cánh của chim phượng hoàng bay qua hàng ngàn năm lịch sử và dệt nên những thần thoại về sự sống, cái chết, hủy diệt, tái sinh, vẻ đẹp vĩnh cửu và sự huy hoàng của một kỷ nguyên mới...

Phượng Hoàng - Loài chim huyền thoại bất tử 

Truyền thuyết kể về một loài chim Thần, sống vài thế kỷ, là một loài chim khổng lồ rất giống với đại bàng hay chim công, tỏa ánh sặc sỡ màu đỏ, tím, và vàng. Chim Phượng Hoàng huyền thoại có liên hệ với biểu tượng mặt trời mọc và lửa, nó được bao bọc bởi một vầng hào quang tỏa sáng lộng lẫy trên bầu trời. Cặp mắt của nó màu xanh dương và sáng như ngọc bích.

Khi chuẩn bị kết thúc cuộc đời, nó tự tạo giàn thiêu từ những cọng quế và gỗ thơm, để ngọn lửa bùng lên bao phủ lấy bản thân. Rồi từ đống tro tàn, một con Phượng Hoàng màu lửa vàng rực mới sẽ trỗi dậy, hồi sinh trong một chu kỳ sống mới. 

Con Phượng Hoàng mới ướp tro của con chim cũ trong quả trứng làm từ nhựa thơm và đem nó tới thành phố Heliopolis ["thành phố Mặt Trời" trong tiếng Hy Lạp] cổ đại của Ai Cập.  

Chính sự bất tử và tái sinh kỳ lạ mang màu sắc thần thánh đó mà Phượng Hoàng Lửa trở thành biểu tượng bất hủ xuyên suốt trong nền văn hóa lịch sử từ Tây sang Đông.

Hình ảnh Phượng Hoàng trên bầu trời Sài Gòn. [Ảnh: Trần Nguyễn Bảo Nhân].

Linh vật thiêng trong các nền văn hóa và tôn giáo

Phượng Hoàng là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ.

Trong một số thần thoại phương Tây, Phượng Hoàng [phoenix hay phœnix] là một loài chim lửa thần thánh và linh thiêng.

Người Hy Lạp tin rằng chim Phượng là biểu tượng của Thần Mặt trời Apollo. Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ, Phượng Hoàng có nghĩa là “màu đỏ”. Người Hy Lạp coi chim Phượng là biểu tượng của niềm tin bất tử, sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ.

Người Ai Cập xác định Phượng Hoàng là một loại chim giống như cò hay diệc, gọi là Bennu, được biết đến từ Sách về người chết và các văn bản Ai Cập cổ đại khác như là một trong các biểu tượng thần thánh để thờ phụng tại Heliopolis, gắn liền thần Mặt Trời trong thần thoại Ai Cập là thần Ra.

Phượng Hoàng là loài chim chúa xuất hiện trong cuốn kinh Vệ Đà [Rig Veda] của người Hindu.

Người Hy Lạp tin rằng Phượng Hoàng là biểu tượng của thần mặt trời Apollo. [Ảnh: Wikipedia]

Phượng hoàng kiến tạo vũ trụ

Trong văn hóa phương Đông, Phượng Hoàng là một trong bốn “Tứ Linh” quyền quý và uy lực nhất.

Theo thần thoại phương Đông, sau khi vị thần Bàn Cổ nổ thoát ra từ “quả trứng” khổng lồ của sự hỗn loạn, 4 sinh vật khác đã theo ông tồn tại. Đó là Long [rồng], Ly [kỳ lân], Quy [rùa], và Phượng [phượng hoàng]. Đây được gọi là Tứ Linh [4 thần linh], đã hợp sức với [thần] Bàn Cổ để tạo ra thế giới; sử dụng thần thông của mình để tạo ra ngũ hành [kim, mộc, thủy, hỏa và thổ], tạo ra 4 mùa [xuân, hạ, thu, đông], 4 hướng [bắc, nam, đông, tây]. Trong cuộc kiến tạo thế giới thì Phượng Hoàng làm chủ lửa, mùa hạ, và phương Nam. 

Sử ký Trung Quốc có ghi lại rằng vua Phục Hi đã từng nhìn thấy chim Phượng Hoàng. Từ điển điển cố có từ thời nhà Thanh, chim Phượng Hoàng có thật chứ không chỉ là "truyền thuyết", sống trên những tầng núi rất cao xa xôi mà con người khó nhìn thấy được. 

Tôn giáo Á Đông tin rằng, Phượng Hoàng là biểu tượng của ân sủng và đức tin, còn là linh vật quyền uy như Rồng. Các hoàng đế Trung Hoa đặt hình tượng Phượng Hoàng trong cung điện hoặc thêu lên hoàng bào, tượng trưng cho chiến thắng, uy quyền. 

Trung Hoa thời cổ đại, hình ảnh của Phượng Hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với Rồng, biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương. 

Phượng được tìm thấy trong những hình khắc trên thanh gươm, hay được thêu trên Kimono Nhật Bản. Trong những thiết kế hình xăm Phượng Hoàng của Nhật, thường kết hợp với Rồng, tượng trưng cho âm và dương, sự kết hợp hài hòa của đức tính tốt nhất của phụ nữ và nam tính. 

Trong truyền thuyết của người Ấn Độ, Hoàng đế Ấn Độ khi đó là Asoka đã cầu thần linh và xin sức mạnh của Phượng Hoàng để chiến thắng quân nhà Tấn [năm 265 TCN], từ đó Phượng Hoàng cũng là biểu tượng linh thiêng của sức mạnh.

Các hoàng đế Trung Hoa đặt hình tượng Phượng Hoàng trong cung điện hoặc thêu lên hoàng bào, tượng trưng cho chiến thắng, uy quyền. [Ảnh: Wikipedia]

Biểu tượng của cái đẹp và sự quyền quý

Chim Phượng xuất hiện rất nhiều trong các nền văn hóa trên thế giới. Dù trong nền văn hóa nào thì hình ảnh Phượng Hoàng cũng mang ý nghĩa thiêng liêng và cao quý. Trong văn hóa Phương Đông, phượng được coi là nữ hoàng của các loài chim. Nó kết tinh được vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc và bộ đuôi dài rực rỡ của loài chim công, mỏ là mỏ của chim nhạn... đặc biệt là bộ cánh thân hình óng ánh rực lửa.

Phượng có 5 màu sắc tượng trưng cho năm đức tính: ngay thẳng, lương thiện, công bằng, chung thủy và lòng khoan đại. Phượng Hoàng xuất hiện là báo hiệu điềm tốt lành, đó là lúc xã hội thái bình có thánh nhân hoặc hiền triết xuất hiện, hoặc có vua hiền sáng suốt, chế độ công bằng, lấy đức mà trị dân và dân chúng thuần phục thì chim phượng sẽ từ trên trời bay xuống chúc mừng và điều khiển nhân loại.

Ngoài ra, Phượng Hoàng là biểu tượng của hoàng gia và quyền quý cũng như đức hạnh, vẻ duyên dáng và thanh nhã của người phụ nữ truyền thống. 

Trong văn hóa Việt, hình tượng Phượng Hoàng xuất hiện từ rất sớm. Hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên. Đó là loài chim thần đang bay lượn trong điệu múa của vũ trụ để vạn vật sinh sôi, hòa hợp.

chim phượng hoàng cũng là biểu tượng hoàn hảo cho hoàng hậu. [Ảnh: Wikipedia - CC BY-SA 3.0]

Biểu tượng cho mối liên hệ giữa người và Thần

Một số truyền thuyết mô tả cơ thể của chim Phượng Hoàng như tương ứng với các thiên thể, với đầu của nó là bầu trời, mắt của nó mặt trời, lưng là mặt trăng, chân là trái đất, và đuôi là các hành tinh. Do đó, Phượng Hoàng được xem là sự liên kết giữa thế giới người và Thần.

Thân hình của Phượng Hoàng tượng trưng năm đức tính của con người: đầu tượng trưng cho đức hạnh, đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ; chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo, bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn và phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy.

Bộ lông sặc sỡ của chim Phượng Hoàng bao gồm 5 màu cơ bản của triết học Phương Đông: vàng, trắng, đỏ, đen, xanh; tương ứng với 5 giá trị Nho giáo là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín… Phượng hoàng lửa trong văn hóa phương Đông là nguồn cảm hứng mãnh mẽ tôn vinh các giá trị truyền thống. Chim Phượng Hoàng kết nối vũ trụ, thiên nhiên, con người với các nguyên tắc đạo đức truyền thống để trở thành biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, sự duyên dáng, đức hạnh và thần thánh. 

Từ việc kiến tạo vũ trụ và tỏa sáng các phẩm chất cao quý, Phượng Hoàng được xem là sự liên kết giữa thế giới con người và Thần. Nó là biểu tượng của đạo đức tốt đẹp và sự thông thái, trí tuệ, những phẩm chất được Thượng đế ban cho con người.

Vì nó nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa hoàng gia và Thần, chim phượng hoàng cũng là biểu tượng hoàn hảo cho Hoàng hậu, và một sự phù hợp lý tưởng cho rồng, tượng trưng cho “Thiên tử,” - hoàng đế.

Truyền thuyết còn kể nhiều chuyện chim Phượng thường bay chở các bậc Thánh nhân, hiền triết, những người tu hành, những ẩn sĩ của Đạo giáo lên chỗ thiên đình xa xôi, nơi ở của những người bất tử. Chim Phượng còn là sứ giả của các tiên nữ trên trời. Các tiên nữ cưỡi phượng bay xuống hạ giới, tìm gặp những người hiền tài…

Biểu tượng cho sự sống, cái chết, hủy diệt, tái sinh

Trong truyền thuyết Do Thái, chim Phượng Hoàng được biết đến là Milcham – một loài chim bất tử trung thành. Ở vườn Địa Đàng, khi Eva sở hữu quả táo tri thức, Eva đã dụ dỗ các loài động vật trong vườn ăn trái cấm. Chỉ riêng Chim Milcham đã từ chối lời đề nghị này. Thượng Đế cảm kích sự trong sáng của nó nên đã ban phép cho loài chim này được sống bất tử, mỗi chu kỳ 1000 năm, Phượng Hoàng sẽ được tái sinh từ một ngọn lửa.

Sự bất tử của Phượng Hoàng là ân sủng của Thượng Đế với phẩm cách cao quý của loại chim này khi từ chối cám dỗ tội lỗi. Vì thế Phượng Hoàng cũng là biểu tượng cho đạo đức, sự thánh khiết. Chim Phượng hồi sinh trong lửa cháy tượng trưng cho ý tưởng rằng cái kết thúc chỉ là sự khởi đầu. Phượng hoàng tái sinh từ đống tro tàn trở thành biểu tượng mạnh mẽ trong tôn giáo, văn hóa biểu thị cho đức hạnh đem đến cuộc sống vĩnh cửu; và sự hủy diệt là để sự tái tạo cho những khởi đầu mới. 

Do có liên hệ với chủ đề cái chết và sự phục sinh, Phượng Hoàng đã trở thành một biểu tượng phổ biến trên các bia đá Công giáo thời đầu, biểu thị cho cái chết của Chúa Giê-Su và sự phục sinh ba ngày sau đó. Nó cũng biểu tượng cho một ngọn lửa vũ trụ đã tạo ra thế giới và cũng sẽ tiêu hủy nó. Sự tái sinh kỳ diệu cũng ngụ ý rằng chim Phượng báo sự xuất hiện của những sự kiện vào thời khắc đặc biệt, trong lịch sử nó báo hiệu của những nhà hiền triết vĩ đại, cho thấy sự xuất hiện của đạo đức và sự ổn định.

Phượng hoàng đã trở thành một biểu tượng phổ biến trên các bia đá Công giáo thời đầu, biểu thị cho cái chết của Chúa Giê-Su và sự phục sinh ba ngày sau đó. [Ảnh: Wikimedia]

Vì thiêng liêng cao quý nên loài chim này thường sống trên những ngọn núi cao, xa xôi mà con người không thể vươn tới. Chính vì thường tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý, nên từ thời xa xưa, người ta thường gắn hình ảnh phượng hoàng lên các kiến trúc cung đình lăng mộ và những đồ trang sức quý giá chỉ dành cho các bậc đế vương.

Trong văn hóa Việt, hình tượng phượng hoàng xuất hiện từ rất sớm. Có người cho rằng hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn. [Ảnh: Wikimedia Commons - CC0]

Chim Phượng Hoàng - loài chim Thần, chết đi và tái sinh xuyên suốt qua các nền văn hóa và theo chiều dài lịch sử. Sự ra đời của nó gắn với nguồn gốc tạo nên vũ trụ, giữ gìn những phẩm chất đạo đức cao quý gắn kết con người với Thần, tỏa sáng vẻ đẹp rực rỡ chói lọi, biểu tượng cho sự tự hủy diệt và tái sinh. Trước khi tái sinh nó phải trải qua một quá trình đau đớn như một sự thanh lọc hóa thành tro những gom góp trong hàng ngàn năm, và rồi từ trong ngọn lửa thiêu đốt tất cả những gì đã qua, nó hồi sinh trong một chu kỳ sống mới mỹ lệ tươi đẹp hơn. Sư rực lửa huy hoàng của nó trở thành biểu tượng mạnh mẽ dự báo một thời kỳ lịch sử sắp kết thúc, một vị vua anh minh đang lên ngôi và một kỷ nguyên mới đang đến gần...

Đan Thanh

Video liên quan

Chủ Đề