Phiếu bài tập Tiếng Việt Tuần 23 lớp 5

  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay320
  • Tháng hiện tại6,245
  • Tổng lượt truy cập1,155,766

Hoa sữa

Hoa sữa thơm về đêm.

Dáng hoa li ti lăn tăn. Sắc hoa dìu dịu như tên hoa. Hương hoa say ngây ngất. Ai có dịp đi giữa hai hàng cây hoa sữa, sẽ có cảm giác như mình đang lội giữa dòng sông thơm trôi êm ả.

Quyện lấy không khí, hương hoa lúc đậm lúc thoang thoảng như rớt từ trên cành cao xuống, như trôi không trung rồi hòa tan trong bóng đêm. Cảm giác ấy chỉ thấy được trong khung cảnh yên tĩnh, chỉ có mình với hoa.

Em bâng khuâng – hoa sữa ban ngày đi đâu ấy nhỉ ?

Hoa sữa thì thầm : “Mình vẫn ở trên cành cùng vòm lá. Mình vẫn tỏa hương. Nhưng vì lúc ồn ào náo nhiệt trên đường, hàng cây đã xua đẩy hương hoa của mình bay lên khắp nắng và gió, không làm cho hương hoa thơm lan tỏa, êm trôi được”.

Không ai nhìn thấy hương hoa. Nhưng nghe hương hoa đi đến rất nhẹ.

Có phải hoa sữa không thích nô đùa ?

Khi nô đùa thì không nghe rõ âm thanh, tiếng động, mắt không nhìn rõ những màu sắc, hình ảnh, quang cảnh xung quanh và ngay bên cạnh.

[ Theo Phong Thu ]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Mùi thơm của hoa sữa rõ nhất vào lúc nào ?

a- Buổi sáng

b- Buổi trưa

c- Buổi tối

2. Dòng nào dưới đây không trực tiếp mô tả hương hoa sữa ?

a- Hai hàng cây hoa sữa tạo ra một dòng sông thơm trôi êm ả

b- Cảm giác về hương thơm chỉ có được trong khung cảnh yên tĩnh, chỉ có mình với hoa

c- Hương hoa lúc đậm lúc thoang thoảng như ai đó rót từ trên cao xuống

d- Hương hoa quyện lấy không khí trôi trong không trung rồi hòa tan trong bóng đêm

3. Vì sao ban ngày không thấy mùi hương hoa sữa ?

a- Vì ban ngày mọi người đi làm không ai để ý đến mùi hương

b- Vì hoa sữa chỉ tỏa hương vào ban đêm, ban ngày hoa tàn không có hương

c- Vì sự ồn ào, náo nhiệt của ban ngày đã xua đẩy hương hoa bay đi

d- Vì ban ngày có gió thổi làm hương hoa không êm trôi, lan tỏa được

4. Câu văn cuối bài nhằm nói lên điều gì ?

a- Vô tâm thì không thể cảm nhận được những vẻ đẹp xung quanh ta

b- Mùi hương hoa sữa không dành cho những ai thích nô đùa ồn ào náo nhiệt

c- Khi nô đùa thì sẽ làm cho người khác không nghe rõ âm thanh, tiếng động

d- Khi nô đùa sẽ không nghe rõ âm thanh, không nhìn rõ các sự vật quanh ta

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn

1. Gạch dưới các tên riêng trong mỗi đoạn thơ và viết lại cho đúng quy tắc viết hoa

a] Xôn xao Ghềnh ráng, Phương mai

Hát cùng Mũi én những bài ca vui

Sóng chiều vỗ mạn thuyền trôi

Bóng Hàn mặc Tử vẫn ngồi làm thơ.

[ Theo Trương Quang Được ]

Viết lại các tên riêng :……………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

b] Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái ung dung ta bước

Đường ta rộng thênh thang tám thước

Đường Bắc sơn, Đình cả, Thái nguyên

Đường qua Tây bắc, đường lên điện biên

Đường cách mạng, dài theo kháng chiến.

[ Theo Tố Hữu ]

Viết lại các tên riêng :……………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

2. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép :

a] Chẳng những Ngọc Mai học giỏi mà :…………………………………………

…………………………………………………………………………………….

b] Ngày Tết Thiếu nhi, em không những được vui chơi thỏa thích mà ………….

…………………………………………………………………………………….

c] Hoa sen không chỉ đẹp mà …………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

d] Chú Hòa nổi bật trong những người thợ cùng tổ không chỉ vì dáng người cao lớn, rắn rỏi mà còn vì …………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

3. Chữa lại câu sau cho đúng theo hai cách khác nhau : thay quan hệ từ, thay nội dung một vế câu. Ghi lại 2 câu em đã chữa :

Chẳng những nó không thông minh mà nó còn chăm học

a]……………………………………………………………………………..

b]……………………………………………………………………………..

4. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh chương trình đi thăm các chú công an giao thông :

Chương trình đi thăm các chú công an giao thông ngày ………….

[ Lớp ……….]

I – Mục đích

-…………………………………………………………………………………

-…………………………………………………………………………………

II – Phân công chuẩn bị

1. Chịu trách nhiệm liên hệ với đơn vị công an giao thông: …………………..

………………………………………………………………………………….

2. Chuẩn bị nội dung buổi gặp mặt :

– Bài phát biểu của lớp :………………………………………………………..

– Tiết mục văn nghệ :

+ ……………………………………………………………………………….

+ ……………………………………………………………………………….

+ ……………………………………………………………………………….

+ ……………………………………………………………………………….

3. Chuẩn bị quà tặng của lớp :………………………………………………..

4. Điều khiển buổi gặp mặt :…………………………………………………

5. Địa điểm, thời gian tập trung :…………………………………………….

III- Chương trình buổi gặp mặt giao lưu

1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa, tặng quà các chú công an :………….

………………………………………………………………………………

2. Chương trình văn nghệ :

– Giới thiệu chương trình văn nghệ :……………………………………….

– Biểu diễn :

+ ……………………………………………………………………………….

+ ……………………………………………………………………………….

+ ……………………………………………………………………………….

+ ……………………………………………………………………………….

– Giao lưu giữa các bạn với các chú công an.

3. Phát biểu kết thúc buổi đi thăm các chú công an :…………………………

[1]

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5TUẦN 23


Họ và tên : ………..Lớp 5…


Bài 1: Trong các câu ghép dưới đây , câu ghép nào biểu thị quan hệ tăng tiến


a. Ơng Đỗ Đình Thiện khơng những là chủ của một số nhà máy, tiệm buôn nổi tiếngmà ơng cịn là chủ của nhiều đồn điền rộng lớn.


b. Vì ơng Thiện là người nhiệt thành u nước nên ông đã dành sự trợ giúp to lớn choCách mạng.


c. Tuy ơng Đỗ Đình Thiện hết lịng ủng hộ Cách mạng nhưng ơng khơng hề địi hỏi sựđền đáp nào.


Bài 2: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.a. Khơng những chúng em vui chơi thỏa thích , mà ………


……….b. Chẳng những lớp em có nhiều bạn hát hay, mà cịn……….


………c. Đất nước ta khơng chỉ có tài ngun thiên nhiên quý giá, mà còn ……


………d. Anh của em khơng chỉ giỏi mơn bóng chuyền, mà………..


………Bài 3: Nối các vế câu tương ứng để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.



A B


a. Lớp em khơng chỉ có phong trào


văn nghệ khá, mà còn tạo ra vẻ đẹp cho ngôi trườngb. Con đường ấy chẳng những gồ


ghề, lầy lội, mà lại rất dễ sử dụngc. Cây phượng trước cổng trường


khơng những mang lại bóng mátcho con người,


mà cịn có thành tích cao trong cácmơn thể thao


d. Chiếc xe khơng những đẹp, lại cịn phải qua một con đị


Bài 4: Tìm trong bảng những từ thuộc 5 nhóm : những biểu hiện của trật tự, những biểu hiện của mất trật tự, những người giữ gìn trật tự, những hành động gây mất trật tự, những hành động giữ gìn trật tự.

[2]

thơng thơngvượt ẩu cảnh sát khu


vực


chiếm lềđường



lấn chiếm vỉahè


vượt đèn đỏsay rượu không ồn ào xử phạt chạy quá tốc


độ


cảnh sát bảovệ


không cãinhau


mở rộng


đường


va chạm giaothông


công an điềutra


không đánhnhau


kẻ vạch vôi đua xe lạng lách không chenlấn



dân phòng


Bài 5: Các câu ghép sau đây biểu thị quan hệ gì, phân tích cấu tạo của từng câu ghép đó.a. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.

Đề bài

Câu 1: Đọc lại bài Phân xử tài tình và cho biết quan phá được các vụ án là nhờ đâu?

a] Nhờ sự thông minh, quyết đoán

b] Nhờ dùng sức mạnh của cây roi

c] Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội

d] Nhờ dùng uy quyền và sự đe dọa

Câu 2: Đọc lại bài Chú đi tuần và cho biết: Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả của bài thơ muốn nói điều gì?

A. Tác giả muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tụy, quên mình vì hạnh phúc của mọi người, trong đó có các bạn nhỏ

B. Tác giả muốn cho mọi người thấy hình ảnh người chiến sĩ và hình ảnh các em nhỏ là hai hình ảnh rất đáng yêu

C. Tác giải muốn chứng minh hình ảnh người chiến sĩ đi tuần và hình ảnh các em nhỏ là hai hình ảnh có nhiều nét tương đồng với nhau

D. Tác giả muốn cho mọi người hiểu những người chiến sĩ đi tuần cũng muốn được ngủ giấc ngủ an lành như các em nhỏ

Câu 3: Ý nghĩa của câu chuyện Phân xử tài tình?

A. Phê phán vị quan tham lam, ăn hối lộ

B. Khuyên răn các quan không nên tham lam và ăn hối lộ

C. Ca ngợi trí thông  minh, tài xử kiện của vị quan án

D. Ca ngợi vị quan án nhân hậu thường xuyên giúp đỡ người nghèo

Câu 4: Ý nghĩa của bài thơ Chú đi tuần?

Câu 5: Tìm các tên riêng thích hợp điền vào chỗ trống

a. Mùa đông năm 1637, thám hoa ……………. được vua ……….. cử đi sứ ………...

b. Ông ………. là một nhà tư sản lớn ở …………, chủ của nhiều đồn điền, nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng, trong đó có đồn điền …………. ở huyện ……….., tỉnh …………………

Câu 6: Tìm và viết lại đúng các tên riêng có trong đoạn thơ sau

Đồng đăng có phố kì lừa

Có nàng tô thị, có chùa tam thanh

Ai lên xứ lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em

Câu 7: Người nào có trách nhiệm bảo vệ trật tự - an ninh?

A. Công an

B. Bác sĩ

C. Giáo viên

D. Họa sĩ

Câu 8: Xác định các quan hệ từ có trong các câu sau

a. Chẳng những tóc cô ấy đẹp mà nó còn mượt mà nữa.

b. Tuy trời rét căm căm nhưng mẹ vẫn ra ngoài đi làm từ sớm

Câu 9: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để được câu ghép hoàn chỉnh:

a. Ở Sa Pa, mùa đông về .......................... khiến cây cối rụng lá ................... làm cho gia súc bị chết rất nhiều.

b. .................cô giáo tận tình dạy bảo ................... các bạn trong lớp tiến bộ rất nhiều.

c. ................ mưa lũ rất to ................... các chú bộ đội vẫn cố gắng di chuyển dân cư đến vùng tránh bão.

Câu 10: Em được cô giáo phân công lập kế hoạch tổ chức cho các bạn trong lớp đi tham quan một cơ sở sản xuất ở địa phương vào tuần tới. Hãy lập chương trình cho hoạt động này.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Theo em, quan phá được các vụ án là nhờ:

- Nhờ sự thông minh, quyết đoán

- Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội

Đáp án đúng: đánh dấu x vào ô trống số 1, 3

Câu 2:

Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả của bài thơ muốn nói: Tác giả muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tụy, quên mình vì hạnh phúc của mọi người, trong đó có các bạn nhỏ

Đáp án đúng: A.

Câu 3:

Ý nghĩa của câu chuyện Phân xử tài tình: Ca ngợi trí thông  minh, tài xử kiện của vị quan án

Đáp án đúng: C.

Câu 4:

Ý nghĩa của bài thơ Chú đi tuần đó là Những người chiến sĩ sẵn sàng chịu mọi gian khổ, khó khăn để đem lại cuộc sống bình yên, một môi trường học tập thuận lợi nhất cho các cháu. Họ yêu thương và nâng niu thế hệ trẻ, mong cho các cháu học hành tiến bộ và có một tương lai tươi sáng

Câu 5:

a. Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc.

b. Ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền, nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng, trong đó có đồn điền Chi Nê ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Câu 6:

Đồng đăng -> Đồng Đăng

kì lừa -> Kì Lừa

tô thị -> Tô Thị

tam thanh -> Tam Thanh

Câu 7:

Công an là người có trách nhiệm bảo vệ trật tự - anh ninh

Đáp án đúng: A.

Câu 8:

a. Chẳng những tóc cô ấy đẹp nó còn mượt mà nữa.

b. Tuy trời rét căm căm nhưng mẹ vẫn ra ngoài đi làm từ sớm

Câu 9:

a. Ở Sa Pa, mùa đông về không những khiến cây cối rụng lá mà còn làm cho gia súc bị chết rất nhiều.

b. Nhờ cô giáo tận tình dạy bảo  các bạn trong lớp tiến bộ rất nhiều.

c. Mặc dù mưa lũ rất to nhưng các chú bộ đội vẫn cố gắng di chuyển dân cư đến vùng tránh bão.

Câu 10:

HOẠT ĐỘNG THAM QUAN LÀNG GỐM BÁT TRÀNG

I. Mục đích

- Tham quan, học hỏi, mở rộng kiến thức về các cơ sở sản xuất ở địa phương.

- Vui chơi, thư giãn, gắn kết tình thầy trò, bạn bè.

II. Chuẩn bị

- Mũ, nón.

- Nước uống.

- Máy ảnh

III. Hoạt động cụ thể

- 13h – 14h: Tập trung và di chuyển tới làng gốm Bát Tràng.

- 14h – 14h30: Thực hành làm gốm tại địa điểm cụ thể.

- 14h30 – 16h: Tham quan làng gốm Bát Tràng và mua đồ lưu niệm.

- 16h – 16h30: Chụp ảnh lưu niệm, nghỉ ngơi

- 16h30 – 17h30: Lên xe và trở về.

IV. Nhiệm vụ sau chuyến đi

Viết bài thu hoạch sau chuyến đi [giới thiệu làng gốm, chia sẻ sản phẩm hoặc kể một kỉ niệm mà bạn cho là đáng nhớ trong chuyến đi,….]

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề