Tiêm vaccine covid bao lâu thì được uống thuốc

Hỏi

Chào bác sĩ,

Hồi 16h chiều ngày 21/8, Vợ em có đi tiêm vắc xin Covid-19 của Astrazeneca. Sáng nay khoảng 9h30, cô ấy có sốt 38,5 độ. Em muốn hỏi phụ nữ đang cho con bú có uống thuốc hạ sốt được không? Nếu uống được thì uống loại nào? Em xin cảm ơn!

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Phụ nữ đang cho con bú có uống thuốc hạ sốt được không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca, vợ bạn có thể gặp 1 số phản ứng phụ thông thường như sưng, đau, đỏ vị trí tiêm; sốt, ớn lạnh; đau đầu, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sưng hạch, một số trường hợp có thể phát ban. Do đó, phản ứng sốt sau khi tiêm vắc xin trong vòng 2-7 ngày sau tiêm chủng có thể là phản ứng phụ thông thường. Nếu nhiệt độ từ 38.5 độ C trở lên, vợ bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Efferalgan, Panadol để hạ sốt và vẫn có thể cho con bú.

Tuy nhiên, vợ bạn vẫn cần phải theo dõi nếu sốt kéo dài, hoặc sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, hoặc xuất hiện các dấu hiệu khác như phát ban trên da, sưng ngứa môi, tê lưỡi, rối loạn tiêu hóa nặng, khó thở, tím tái, hồi hộp đánh trống ngực, li bì, hôn mê, co giật....thì vợ bạn phải đi khám ngay tại cơ sở y tế để loại trừ bệnh lý và dấu hiệu phản ứng nặng sau tiêm.

Nếu bạn còn thắc mắc về thuốc hạ sốt, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Tôi tiêm mũi 2 vaccine Pfizer. Thời gian này tôi bị viêm xoang và bác sĩ đang cho uống kháng sinh 7 ngày.

Vậy tôi có thể tiêm tiếp mũi 3 trong khi uống kháng sinh được không hay phải chờ hết thời gian uống thuốc kháng sinh? Nếu như vậy có trễ lịch tiêm không? Xin cảm ơn bác sĩ. [Dang Luu Van, 72 tuổi, TP HCM]

Trả lời:

Về cơ bản, việc tiêm vaccine Covid-19 sẽ không gây ảnh hưởng hoặc làm giảm khả năng sinh miễn dịch của cơ thể, hay gây bất cứ rủi ro nào sau khi tiêm. Vì vậy, mọi người có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh lý nào đó hoặc nếu đang dùng kháng sinh thì vẫn tiếp tục dùng kháng sinh trong quá trình điều trị, nhưng phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn được kê trong đơn của bác sĩ.

Khi đi tiêm vaccine điều bắt buộc là phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, toàn bộ tiền sử bệnh, loại thuốc đã và đang dùng để nhân viên y tế hoặc cán bộ y tế nắm rõ và đưa ra tư vấn phù hợp. Nếu đang mắc bệnh mạn tính hoặc cấp tính diễn biến nặng thì hãy hoãn việc tiêm vaccine Covid-19. Tập trung điều trị bệnh lý hiện tại đang mắc phải cho đến khi nào tình hình sức khỏe ổn định thì có thể tiêm vaccine Covid-19.

Nếu anh, chị đã đủ thời gian khuyến cáo tiêm mũi 3; tình trạng sức khỏe tốt, tình trạng viêm xoang không quá nặng, hoặc nhiễm trùng nặng thì vẫn có thể tiêm được vaccine. Vì vậy, anh, chị hãy mang theo thuốc đang uống đến cho bác sĩ khám sàng lọc để bác sĩ quyết định.

BS Vũ Thiện Cơ
Phó Giám đốc Y khoa Miền Nam, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào chị,

Trong tình hình bệnh dịch đang diễn biến phức tạp như hiện nay, chị nên tiêm phòng vaccine Covid-19. Sau khi dịch bệnh ổn định hơn, chị nên đi thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Sản – Hỗ trợ sinh sản để được tư vấn và chuẩn bị tốt nhất trước khi mang thai.

Trung tâm Sản phụ khoa và Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, triển khai đa dạng các gói thăm khám và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ, sẵn sàng hỗ trợ chị. Rất mong sớm được đón tiếp chị đến thăm khám!

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, chị có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 [Hà Nội] hoặc 0287 102 6789 [TP.HCM] để được hỗ trợ. Trân trọng!

Giữa tình hình đại dịch Covid-19 đang hoành hành, rất nhiều nội dung liên quan được đăng tải nhằm cập nhật thông tin cho mọi người nắm bắt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi về vấn đề tiêm vắc xin, chẳng hạn như “sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không”. Vì vậy, bài viết này sẽ đề cập đến những thông tin nhằm giúp giải đáp thắc mắc trên.

1. Tại sao vắc xin Covid-19 lại có thể phòng được bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra?

Đầu tiên chúng ta nói đến hệ miễn dịch của cơ thể trước, khi một người bị nhiễm bệnh, virus SARS-CoV-2 sẽ đi vào bên trong của cơ thể, sinh sôi và ảnh hưởng đến các cơ quan. Nhờ vào hệ thống miễn dịch, cơ thể sử dụng một vài công cụ để chống lại tác nhân lây nhiễm này:

  • Đại thực bào: có nhiệm vụ bắt nuốt [vi khuẩn, virus,…], tiêu hóa các mầm bệnh và để lại một phần của tác nhân gây bệnh được gọi là kháng nguyên. Sau đó đại thực bào sẽ trình diện kháng nguyên này cho các tế bào lympho T hoặc B.

  • Tế bào tua gai: lúc đầu các tế bào tua gai chỉ có nhiệm vụ thực bào nhưng sau đó chúng cũng có thể tham gia vào chức năng trình diện kháng nguyên.

  • Tế bào lympho B: ban đầu chúng ngủ yên trong các mô bạch huyết, sau khi được đại thực bào hay tế bào tua gai giới thiệu kháng nguyên. Các Tế bào lympho B được hoạt hóa và bắt đầu quá trình phân chia và sản xuất kháng thể để tấn công và giết chết tác nhân gây bệnh.

  • Tế bào lympho T: không giống như Tế bào B, các tế bào trình diện kháng nguyên cho tế bào T qua MHC [phức hợp hòa hợp mô chính] thì tế bào lympho T mới hoạt hóa và giết chết mầm bệnh.

Sau quá trình chiến đấu thì cả tế bào lympho T và B sẽ chết, để lại một vài tế bào và chúng được gọi là “tế bào nhớ”. Nếu có yếu tố gây bệnh tương tự xâm nhập vào cơ thể, ngay lập tức các tế bào này sẽ nhận diện ra yếu tố gây bệnh và bắt đầu quá trình nhân lên tế bào và tiêu diệt mầm bệnh nhanh hơn lúc ban đầu. Và vẫn còn nhiều yếu tố khác tham gia vào quá trình này. Vì thế, đây chỉ là ví dụ minh họa để mọi người hiểu vắc xin Covid-19 khi tiêm vào thì hệ miễn dịch của cơ thể có cách thức hoạt động cơ bản tương tự như trên.

Hệ thống miễn dịch cố gắng chống lại tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể

2. Vắc xin Covid-19 được sản xuất như thế nào?

Hiện vắc xin Covid-19 được nghiên cứu sản xuất dựa trên 3 nền tảng sau:

Vắc xin bất hoạt [giảm độc lực]:

Công nghệ này dùng những con virus đã bất hoạt hoặc giảm độc lực bằng hóa chất để sản xuất vắc xin. Khi tiêm loại vắc xin này vào cơ thể, lượng kháng nguyên không có khả năng nhân lên, nên nó chỉ có thể tạo ra kháng thể dịch thể chứ không thể sinh ra kháng thể nội tế bào. Đây là cách sản xuất ra vắc xin truyền thống và không mang lại hiệu quả cao.

Về mặt huấn luyện, nó dùng chính virus đó nên hình thái sẽ chính xác hơn, cơ thể cũng sẽ có quá trình tập luyện bất hoạt chính xác hơn so với vắc xin vecto hoặc vắc xin protein tái tổ hợp.

Vắc xin mRNA [ARN thông tin]:

Dùng nhân của virus ARN để sản xuất ra vắc xin. Sau khi đi vào trong tế bào, một ribosome sẽ đọc mã mARN và dịch mã tạo thành “protein gai” của virus SARS-CoV-2. Các protein gai này sau khi được sinh ra sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch và ra các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Vắc xin véc tơ hoặc tái tổ hợp:

Sử dụng protein gai của virus SARS-CoV-2 gắn lên thân của virus cúm Adeno. Virus Adeno có hoạt lực yếu hơn SARS-CoV-2 nên không gây nguy hiểm. Nhưng khi được gắn gai của virus SARS-CoV-2 thì hình thái bên ngoài lại giống với virus gây ra Covid-19 nên chúng được sử dụng để cơ thể làm quen và tạo ra kháng thể.

Tuy nhiên, công nghệ này có nhược điểm là không thể gắn đầy đủ hay chính xác số protein gai lên virus Adeno, mà chỉ có thể gắn ở một số gai nhất định và cũng chỉ giống virus SARS-CoV-2 ở một mức độ nào đó. Vì thế sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ trong việc tập luyện giúp cơ thể nhận diện và vô hiệu hóa virus.

Hình dạng của virus Adeno khi chưa gắn gai của SARS-CoV-2

3. Sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không?

Hiện nay, Bộ Y Tế đã đưa ra những khuyến cáo và chỉ dẫn cụ thể những điều nên làm và không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19 để mọi người biết và thực hiện theo. Tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không vẫn là câu hỏi được nhiều người đề cập đến.

Trong chỉ định của tiêm vắc xin Covid-19 chưa có đề cập tới những ảnh hưởng liên quan làm giảm khả năng sinh miễn dịch của cơ thể, hay gây bất cứ những rủi ro nào sau khi tiêm. Vì vậy, mọi người có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh lý nào đó hoặc vẫn tiếp tục dùng kháng sinh nếu đang trong quá trình điều trị, nhưng phải tuân theo những chỉ định và hướng dẫn được kê trong đơn của bác sĩ.

Khi đi tiêm vắc xin điều bắt buộc là phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, toàn bộ tiền sử bệnh, loại thuốc đã và đang dùng để nhân viên y tế hoặc cán bộ y tế biết và đưa ra những tư vấn phù hợp. Nếu đang mắc những bệnh mạn tính hoặc cấp tính mà đang diễn biến nặng thì hãy hoãn việc tiêm vắc xin Covid-19. Tập trung điều trị bệnh lý hiện tại đang mắc phải cho đến khi nào tình hình sức khỏe ổn định thì có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19.

Thực hiện tốt quy định 5K phòng chống dịch do Nhà nước đề ra

Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ có thể đã giải đáp được một phần cho câu hỏi: “sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không”. Sau khi tiêm bạn hoàn toàn có thể uống thuốc kháng sinh nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế, không được tự ý sử dụng thuốc để tránh các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra. Dù đã hoàn thành hết cả 2 mũi tiêm nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch mà Nhà nước đề ra.

Video liên quan

Chủ Đề