Phẩm chất đẹp đẽ của cây tre Việt Nam

– Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau; tay tre ôm núi nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sốngquây quần, ấm cúng bên nhau…


– Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sống động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

 Trong văn bản “Cây tre Việt Nam” tác giả miêu tả cây tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì?

A. Cần cù, bền bỉ   

C. Ngay thẳng, trung trực   

Phẩm chất nổi bật của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu bài thơ?

A. Cần cù, bền bỉ

B. Bất khuất, kiên trung

C. Ngay thẳng, trung trực

D. Thanh cao, trung hiếu

Trong bài, tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật nào của tre?

A. Mang vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai

B. Có dáng thẳng thắn, bất khuất

C. Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người

D. Gồm 3 ý: A, B, C

Câu 4 [trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]

Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

Soạn cách 1

Vẻ đẹp: mầm non măng mọc thẳng, dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn

Phẩm chất: cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, giản dị, chí khí như người, thẳng thắn, bất khuất, cùng ta làm ăn, cùng ta đánh giặc, cùng ta xây dựng đất nước

→ Tre trở thành một biểu tượng sáng giá qua phép nhân hóa, điệp từ tre, hệ thống các tính từ đã nhấn mạnh phẩm chất của tre: sự kì diệu trong sức sống, với những vẻ đẹp riêng biệt, chứa những giá trị cao. Thanh cao, giản dị, chí khí là những phẩm chất tốt đẹp của chính con người Việt Nam trên chặng đường vẻ vang của dân tộc qua nghìn năm lịch sử. Nói tre là biểu tượng của dân tộc đúng chẳng sai, bởi lẽ tre gắn bó người dân Việt Nam, đồng hành trong mọi giây phút của lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước, tre bất khuất như chính con người dân tộc ta vậy.

Soạn cách 2

- Bài văn miêu tả cây tre với những phẩm chất đáng quý: Thanh cao, giản dị, ngay thẳng, thủy chung, chí khí, bất khuất.

- Tre là biểu tượng cho người dân Việt Nam, ca ngợi phẩm chất của tre cũng chính là ca ngợi về con người, dân tộc Việt Nam.

Soạn cách 3

Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp,khỏe mạnh, thủy chung, son sắt. Cây tre góp phần vào xây dựng quê hương và bảo vệ tổ quốc. Tre như tấm gương phản ánh những đức tính tốt của con người. Vì vậy có thể nói tre là biểu tượng tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn:

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay núi tre gần nhau thêm.

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

Trong đọan thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay ở chỗ nào?

Gợi ý

– Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau; tay tre ôm núi nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sốngquây quần, ấm cúng bên nhau…

– Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sang động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

[Tổng: 8 Trung bình: 4.1]

Video liên quan

Chủ Đề