Panniculitis là gì

Hồng ban nút thường tự biến mất trong vòng 3 đến 6 tuần, cần điều trị nguyên nhân nếu phát hiện được nguyên nhân.

Nhận định chung

Hồng ban nút [Erythema nodosum] là tình trạng viêm của các tế bào mỡ dưới da [panniculitis] biểu hiện dưới dạng sẩn hoặc u cục nhỏ màu đỏ, thường gặp nhất ở hai cẳng chân. Cơ chế bệnh sinh chưa biết rõ, thường xảy ra ở người mang gen HLA B8 [80%] và 6% có tính chất gia đình. Đây được coi là sự đáp ứng miễn dịch với các nguyên nhân khác nhau [tình trạng nhiễm khuẩn, sử dụng một số thuốc] hoặc có thể là triệu chứng của một số bệnh hệ thống, đôi khi có thể không rõ nguyên nhân. Ở Việt Nam, nguyên nhân thường gặp nhất là lao và nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết và điều trị nguyên nhân khiến bệnh khỏi hoàn toàn. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ 3-7 nữ/1 nam, ở bất kỳ lứa tuổi nào song thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 20 đến 40.

Có khoảng 25-50% trường hợp không tìm thấy nguyên nhân. Số còn lại do hai nhóm nguyên nhân chính: bệnh lý nhiễm trùng, viêm.

Trong số các nhiễm trùng ở Việt Nam, nguyên nhân thường gặp nhất là lao và nhiễm liên cầu. Ngoài ra có thể gặp nhiễm Yersinia, Chlamydia, Salmonela; viêm gan virus A,B,C; Brucelose hoặc Mycobacterium leprae [Bệnh phong].

Bệnh viêm: sarcoidose, bệnh Behcet; viêm đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn.

Nguyên nhân khác do thuốc [sulfamid, thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất iod, thuốc tránh thai], tình trạng mang thai...

Phác đồ điều trị hồng ban nút

Hồng ban nút thường tự biến mất trong vòng 3-6 tuần. Cần điều trị nguyên nhân [lao, liên cầu] nếu phát hiện được nguyên nhân. Thalidomid được chỉ định trong trường hợp hồng ban nút do Mycobacterium leprae [bệnh phong]. Điều trị triệu chứng bao gồm các biện pháp dưới đây:

Nghỉ tại giường, nâng cao chân, sử dụng tất đàn hồi như trong điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới có thể cải thiện triệu chứng phù chân.

Thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau [nếu cần].

Corticosteroid: liều 40 mg mỗi ngày [chỉ định với thể không rõ nguyên nhân]: các nốt hồng ban mất sau vài ngày. Trường hợp hồng ban kéo dài có thể tiêm triamcinolone acetonide, với liều 5 mg/ml, tiêm trực tiếp vào trung tâm của các nốt hồng ban.

Colchicin: liều 0,6 mg đến 1,2 mg, hai lần mỗi ngày, thường được chỉ định trong trường hợp hồng ban nút do bệnh Beςhcet.

Trường hợp hồng ban nút do nguyên nhân viêm đại trực tràng chảy máu hay bệnh Crohn có thể chỉ định Hydroxychloroquin 200mg/ngày hoặc cyclosporin A, hoặc các thuốc sinh học [Infliximab, Rituximab...].

Thuốc chống sốt rét tổng hợp: hydroxychloroquine: 200 mg hai lần mỗi ngày. − Muối iod [iodure de potassium]: có thể chỉ định trong trường hợp tổn thương kéo dài không rõ nguyên nhân [cơ chế chưa rõ].

Tiến triển và biến chứng

Hồng ban nút khỏi tự nhiên từ 3-6 tuần, tuy nhiên bệnh hay tái phát 3-4 lần [12-14%] nếu không điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.

Viêm mô mỡ dưới da [panniculitis] được mô là sự viêm của mỡ dưới da do nhiều nguyên nhân. Đây là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp hiện nay.

1. Viêm mô tế bào, viêm mô mỡ dưới da là bệnh gì?

Viêm mô tế bào là bệnh da liễu do vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính, nhiễm trùng da. Căn bệnh này thường xảy ra ở các vùng da dễ bị tổn thương như ở chân dưới, cánh tay nhưng thực tế nó có thể xảy ra với bất cứ vị trí nào mà bệnh nhân có vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Viêm mô mỡ dưới da hay được biết đến với tên y khoa là Panniculitis là nhóm bệnh khó chẩn đoán khi thời gian viêm của nó kéo dài đến hàng tháng. Viêm mô mỡ có thể được phân loại thành nhiều bệnh do vị trí viêm của nó như viêm thùy mỡ gây ảnh hưởng đến tiểu thùy chất béo hay viêm túi thừa tác động đến các mô liên kết xung quanh mỡ.

Cụ thể có các loại viêm như:

  • Viêm mô lạnh: Xảy ra khi các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ quá lạnh hay có thể gọi là bỏng lạnh.
  • Xơ mỡ cứng: Là căn bệnh liên quan đến tĩnh mạch và béo phì. Nó thường ảnh hưởng đến những người mắc bệnh thừa cân hay với phụ nữ trung niên.
  • Chứng đỏ da: Là dạng phổ biến của viêm mô mỡ dưới da khi nó gây ra các cục đỏ xuất hiện ở cẳng chân người bệnh.

Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau nhận biết căn bệnh viêm mô tế bào trong đó các dấu hiệu cơ bản để nhận diện được chứng bệnh này có thể kể đến như:

  • Vị trí da bị tổn thương sẽ bị sưng, đỏ
  • Khi ấn vào vị trí bị thương người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhói mà còn còn có cảm giác ấm nóng
  • Tình trạng sốt, ớn lạnh, hạ huyết áp
  • Da bị phồng rộp hoặc bị lõm vào tạo cảm giác sần sùi khi chạm vào
  • Có thể xuất hiện mụn nước.

Viêm mô mỡ dưới da có có dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện cục hạch màu đỏ dưới da và có thể phân bố ở tất cả các chi hay có thể ở lưng, bụng hay thậm chí là trên mặt. Tuy hiếm nhưng cũng có khi cục đỏ đó có thể xuất hiện ở ruột, phổi hay trong xương sọ.


Viêm mô tế bào do vi khuẩn gây nên, gây ra tình trạng nhiễm trùng da

2. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mô mỡ dưới da ?

Có nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm mô mỡ dưới da:

  • Phổ biến nhất là do tình trạng nhiễm trùng da do chấn thương gây ra vết thương hở như gãy xương, trầy xước, vết cắt trên da,...
  • Rối loạn các mô liên kết của tế bào
  • Người bệnh mắc một số bệnh viêm nhiễm như viêm loét đại tràng,...
  • Chấn thương do tập thể dục quá sức
  • Tiếp xúc với thời tiết quá lạnh
  • Ung thư hạch, bệnh bạch cầu, bệnh tuyến tụy.

3. Các bước để chẩn đoán viêm mô mỡ dưới da?

Sau khi khám qua về da, bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng khi hỏi người bệnh về các triệu chứng cũng như bệnh sử của bệnh nhân. Để chắc chắn hơn bác sẽ có thể sẽ lấy một mô da của người bệnh để xét nghiệm, được gọi là bước sinh thiết.

Mẫu mô đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi xem có dấu hiệu của viêm mô hay không. Nếu vẫn chưa chắc chắn người bệnh có thể sẽ xét nghiệm thêm nhiều bước nữa như: Xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ hay chụp X-quang.

4. Viêm mô mỡ dưới da điều trị thế nào?

Hiện nay, chưa có một phương pháp nào có thể điều trị triệt để, dứt điểm bệnh viêm mô mỡ dưới da. Viêm mô này có thể đến và đi bất cứ lúc nào, nó có thể tồn tại vài tuần, vài tháng rồi biến mất nhưng cũng hoàn toàn có thể sẽ quay trở lại trong tương lai.

Chính vì vậy mục tiêu chủ yếu trong việc điều trị viêm mô mỡ dưới da là để giảm viêm và giảm ảnh hưởng của các triệu chứng đến người bệnh. Tùy vào tình trạng hay cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê thuốc và điều chỉnh việc sử dụng các loại thuốc. Các loại thuốc có thể được sử dụng điều trị viêm mô mỡ như:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng như Tetracycline
  • Một số loại thuốc trị sốt rét để giảm sưng viêm
  • Thuốc chống viêm như Aspirin hay Ibuprofen nhằm giảm đau giảm sưng và có thể dùng chúng mềm đi
  • Thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị liệu.

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm viêm mô mỡ dưới da

Đôi khi các vết sưng viêm không cần điều trị mà vẫn có thể tự lành nếu người bệnh chú ý nghỉ ngơi nhiều, nâng cao phần da bị nhiễm trùng, hạn chế tác động đến vết thương,... Trong trường hợp nặng nhất người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật phần da sưng viêm bị hoại tử để loại bỏ phần da bị ảnh hưởng.

Viêm mô mỡ dưới da là căn bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời. Khi có các dấu hiệu trên người bệnh cần lập tức đến các cơ sở y khoa để khám và nhận điều trị của y bác sĩ như dùng kháng sinh hay có các biện pháp điều trị tại nhà.

XEM THÊM:

  • Nhiễm trùng da: Những điều bạn nên biết
  • Điều trị viêm mô tế bào mủ bàn tay không giảm phải làm sao?
  • Nặn mụn xuất hiện mủ và nóng sốt là bị làm sao?
  • Augmentin là thuốc gì? Công dụng như thế nào?

Chủ Đề