Ôn tập Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 [trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]:

* Bố cục và ý chính:

- Phần 1 [đoạn 1, 2]: Tiếng Việt đẹp và hay

- Phần 2 [còn lại]: Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Câu 2 [trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2]:

- Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích cụ thể trong đoạn đầu như sau:

+ Câu mở đầu khẳng định giá trị đẹp và hay của tiếng Việt.

+ Những câu sau lí giải cho nhận định trên.

Câu 3 [trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2]:

- Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả trình bày những ý kiến theo 2 phương thức: trực tiếp, gián tiếp.

- Cách sắp xếp các chứng cứ rất logic, hợp lí, giàu sức thuyết phục:

+ Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp ở mặt ngữ âm.

+ Ý kiến của một người.

Câu 4 [trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2]:

* Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua:

- Ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.

- Từ vựng: đa dạng, phong phú, giàu nhạc điệu.

- Ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, linh hoạt

- Ví dụ: sự hài hòa về thanh điệu, sự phong phú về ngôn từ trong Truyện Kiều

Câu 5 [trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2]:

* Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này:

- Tác giả kết hợp hài hòa nhiều phương thức biểu đạt

- Lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục

- Sử dụng biện pháp mở rộng câu nhằm làm rõ nghĩa giống như vừa ghi chú, vừa bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói

Phần luyện tập

Câu 1 [trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2]:

* Sưu tầm ý kiến:

   "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."

[Phạm Văn Đồng]

Câu 2 [trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2]:

* Dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng :

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

 Buồn trông ngọn nước mới sa,

 Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

[ Truyện Kiều – Nguyễn Du]

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Tên tác giả: Đặng Thai Mai [1902-1984]

- Quê quán: làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

- Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín.

b. Đặc điểm cuộc đời:

- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học

- Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ nhiều trọng tách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn

- Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” [tên bài do người soạn sách đặt] là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II”

2. Thể loại:  Văn nghị luận

3. Bố cục:

- Phần 1 [từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”]: Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước

- Phần 2 [tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”]: Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta

- Phần 3 [còn lại]: Nhiệm vụ của mọi người

4. Tóm tắt:

  Bài nghị luận “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là bài nghị luận đầy sức thuyết phục về vẻ đẹp, giá trị của ngôn ngữ dân tộc bằng sự phân tích, chứng minh sắc bén của tác giả Đặng Thai Mai.

5. Giá trị nội dung:

- Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

6. Giá trị nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc

- Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục

- Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Thêm trạng ngữ cho câu

Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Thêm trạng ngữ cho câu [Tiếp theo]

Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Luyện tập lập luận chứng minh

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAi giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 7 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Tóm tắt tác phẩm

 Khẳng định và tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Tiếng Việt là sự kết hợp hài hòa giữa thanh điệu và âm hưởng, tạo nên những nét riêng biệt của nó. Tiếng Việt dồi dào về cấu tạo từ ngữ, cũng như hình thức diễn đạt và hệ thống từ vựng để truyền đạt đa dạng những tư tưởng, tình cảm của người Việt. Trải qua những năm tháng, diễn biến của hoàn cảnh lịch sử, tiếng Việt luôn khẳng định được sức sống của mình và không ngừng đổi mới, dung nạp những từ mới để phù hợp với từng hoàn cảnh xã hôi. Bởi vậy, chúng ta hãy tự tin mà tự hào về thứ tiếng giàu đẹp của đất nước mình.

Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1

Văn bản có bố cục 3 phần:

- Phần 1 : Từ đầu đến "...thời kì lích sử": Khẳng định và đánh giá về tiếng Việt, đó là thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, chúng ta có thể tin tưởng và tự hào về nó.

- Phần 2: Tiếp đến "...kĩ thuật, văn nghệ": Chứng minh về sự giàu, đẹp, hay của tiếng Việt qua các phương diện: cấu tạo, thanh điệu, nguyên âm, phụ âm, từ vựng.

- Phần 3: Phần còn lại: Khẳng định sức ống dồi dào của tiếng Việt và bày tỏ thái độ tự hào về tiếng Việt

Câu 2

Bằng nhận định :”Tiếng Việt có đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được minh chứng qua:

+ Hài hòa về âm hưởng, thanh điệu

+ Tế nhị, uyển chuyển trong đặt câu

+ đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt

+ Đáp ứng được yêu cầu cuộc sống và văn hóa Việt

Câu 3

Để chứng minh cho vẻ đpẹ của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra các luận cứ sau:

+ Người nước ngoài nhận xét, tiếng Việt giàu chất nhạc

+ Một giáo sĩ nước ngoài thọa tiếng Việt đã nói ‘tiếng Việt như một thứ tiếng đẹp. Uyển chuyển trong câu kéo, ngon lành trong những câu tục ngữ

+ Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú

+ Tiếng Việt giàu thanh điệu

+ Tiếng Việt giàu khả năng cấu tạo từ ngữ, cũng như hình thức diễn đạt

+ Hệ thống từ vựng đa dạng, ngữ pháp dần dần uyển chuyển

=>các luận cứ được sắp xếp theo điểm nhìn khách quan đến chủ quan: đó là những nhận định cả người nước ngoài đến người Việt.

Câu 4 

Tác giả đã nhận định, tiếng Việt giàu và có khả năng phong phú, điều đó được thể hiện qua phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp

Ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú

Từ vựng: dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa, gợi hình, giàu nhạc điệu

Ngữ pháp: uyển chuyển, chính xác

Ví dụ, trong tác phẩm thơ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có 3254 câu thơ => dồi dào về lượng từ vựng, ngoài ra đó là các câu thơ lục bát tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng đi vào lòng người đọc. Các câu thơ được liên kết hài hòa với nhau cùng với thanh điệu nhịp nhàng, tạo nên một kiệt tác văn học.

Câu 5 

Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của văn bản này là  sự kết hợp hài hòa giữa các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận. Cách lập luận chặt chẽ và logic, nêu ra luận điểm ngay từ đầu để khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt. Những lí lẽ, lận cứ xác thực, khách quan, tạo nên cái nhìn khách quan cho những nhận định của tác giả, hơn thế là thuyết phục người đọc. Sử dụng các định nghĩa, chú thích nhằm giải thích, và bổ sung nghĩa cho những luận điểm đã nêu.

Luyện tập

Câu 1 [trang 37 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

 Sưu tầm những ý kiến nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt

- "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."

Phạm Văn Đồng

- "Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp."

Hồ Chí Minh

Câu 2 [trang 37 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

 Các ví dụ chứng minh sự giàu đẹp của TV về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học ở lớp 6, 7

Ví dụ 1

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Qua đèo ngang

Ví dụ 2

côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm. Trong ghềnh thông mọc như nêm, Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Côn Sơn ca

Ví dụ 3

“Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, náo nức nồng hậu tình người.”

Ca Huế trên sông Hương

Ví dụ 4

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Bạn đến chơi nhà

Ví dụ 5

“Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Một thức quà của lúa non: Cốm

Các bài viết liên quan khác:

Video liên quan

Chủ Đề