On tập học kì 1 văn 6 Kết nối tri thức

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tổng hợp những kiến thức quan trọng của phần văn bản, thực hành tiếng Việt, tập làm văn và 2 đề thi cuối học kì 1 tham khảo.

Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập học kì 1 cho học sinh của mình. Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, ôn tập thật tốt để chuẩn bị cho bài thi cuối học 1 sắp tới đạt kết quả cao.

1. Thể loại

a. Truyện và truyện đồng thoại

– Khái niệm:

  • Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện.
  • Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.

– Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

– Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp:

  • Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm
  • Người kể chuyện ngôi thứ ba [người kể chuyện giấu mình]: không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.

– Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

– Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật [đối thoại, độc thoại], có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

* Miêu tả nhân vật trong truyện kể

– Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt, làm da, mái tóc, trang phục…

– Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh

– Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại

– Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật

b. Thơ

Một số đặc điểm của thơ:

– Được sáng tác theo thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ:

  • Thơ lục bát: gồm các cặp thơ gồm 1 câu lục [6 tiếng] và 1 câu bát [8 tiếng]
  • Thơ thất ngôn bát cú: gồm 8 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
  • Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
  • Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 5 tiếng

– Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ [so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…]

– Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống

– Các yếu tố trong thơ:

  • Yếu tố tự sự [kể lại 1 sự việc, câu chuyện]
  • Yếu tố miêu tả [tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng]

→ Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

2. Văn bản

– Yêu cầu: tóm tắt, chỉ ra nội dung chính, nhân vật chính, người kể chuyện, đặc điểm của nhân vật, tác giả, xuất xứ của từng văn bản đã học.

– Các văn bản đã học: Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn, Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, Cô bé bán diêm, Gió lạnh đầu mùa.

1. Từ đơn và từ phức

– Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng

– Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên. Phân thành 2 loại:

  • Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
  • Từ láy: từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm [lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần]

2. Ẩn dụ

Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

– Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.

– Các cụm từ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ:

  • Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho danh từ
  • Cụm động từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho động từ
  • Cụm tính từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho tính từ

See also  Soạn văn 6 trang 67 Kết nối tri thức | 2022 Cokovietnam

1. Viết kết nối với đọc

Đề 1: Viết đoạn văn [khoảng 5 – 7 câu] trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Đề 2: Viết đoạn văn [khoảng 5-7 câu] thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

Đề 3: Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết đoạn văn [khoảng 5 – 7 câu] trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em yêu thích.

Đề 4: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn [khoảng 5 – 7 câu] về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu.

2. Tập làm văn

Đề 1: Viết bài văn kể lại kỷ niệm của em trong ngày đầu tiên vào lớp 6.

Đề 2: Viết bài văn kể lại trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi xa.

Đề 3: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em.

Đề 1:

A. Đọc – hiểu văn bản [3.0 điểm]

Đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi:

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật, càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm càng thấy giọt sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

See also  Giới thiệu người bạn mà em quý mến | 2022 Cokovietnam

– Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

– Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

– Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hai lúa đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

– Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

[Truyện ngụ ngôn]

Câu 1: Văn bản trên có đặc điểm giống với thể loại nào mà các em đã được học? Văn bản được kể lại theo ngôi thứ mấy?

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản trên? Biện pháp tu từ đó đã đem lại những hiệu quả gì?

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản phần đọc hiểu.

B. Tự luận [7.0 điểm]

Câu 1: Từ nội dung của văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì trong các mối quan hệ, ứng xử với bạn bè xung quanh [viết đoạn văn 5-7 dòng].

Câu 2: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em.

Đề 2:

A. Đọc – hiểu văn bản [3 điểm]

Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:

Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt thaTrưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới mayChiều trôi lơ lửng đám mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Xuất bản ngày 25/06/2021 - Tác giả: Hoài Anh

Soạn bài Ôn tập học kì 1 trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức và cuộc sống với hướng dẫn chi tiết ôn tập.

Soạn văn 6 Ôn tập học kì 1 trang 131 sách Kết nối tri thức và cuộc sống với hướng dẫn chi tiết trả lời chi tiết câu hỏi trong bài học.

Soạn bài Ôn tập học kì 1 Ngữ văn 6 trang 131 - Kết nối tri thức

Trước khi bắt tay vào soạn văn 6 Kết nối tri thức bài ôn tập cuối kì 1, các em học sinh cần nắm được các yêu cầu cơ bản sau:

Yêu cầu cần đạt

  • Củng cố kiến thức về các thể loại văn bản đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở kì 1.
  • Vận dụng, tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

Câu 1. Trong học kỳ I, em đã học các bài: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xử sở. Hãy chọn một bài văn mà em cho là tiêu biểu và lập theo bảng mẫu sau:

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nghệ thuật

Nội dung

Trả lời câu 1 trang 131 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nghệ thuật

Nội dung

Tôi và các bạnBài học đường đời đầu tiênTô HoàiTruyện ngắnCách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. Ngôn ngữ chính xác, giàu tạo hìnhBài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình
Tôi và các bạnNếu cậu muốn có một người bạnĂng-toan-đơ Xanh-tơ E-xu-pe-riTruyện ngắnNghệ thuật miêu tả sinh động. Ngôn ngữ chính xác, giàu sức tạo hìnhHoàng tử bé hoang mang, đau khổ vì phát hiện ra đóa hồng của mình không phải là duy nhất, mà ở vùng đất cậu vừa đi qua này có đến cả một vườn hồng, đóa hoa nào cũng xinh đẹp rạng rỡ như đóa hồng của cậu. Trong chính lúc đó thì con Cáo xuất hiện, hai nhân vật đã có một cuộc trò chuyện đầy bất ngờ. Những quan niệm, triết lí về cuộc sống, về con người, về sự tuần dưỡng, về vẻ đẹp đích thực của con Cáo đã khiến cậu Hoàng tử hiểu ra nhiều điều và lấy lại tinh thần, tiếp tục niềm tin và tình yêu với đóa hồng của mình.
Tôi và các bạnBắt nạtNguyễn Thế Hoàng LinhThơĐiệp từ. Ngôn ngữ ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểuBài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.

Câu 2. Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:

a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài

b. Nêu đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài.

Trả lời câu 2 trang 131 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

a. Yêu cầu đôi với mỗi kiểu bài

Kể lại một trải nghiệm của bản thân: Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất, giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ, tập trung vào sự việc đã xảy ra, thực hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể

Nêu cảm xúc về một bài thơ: Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả, thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ, nêu các chi tiết  mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ và đánh giá ý nghĩa của chúng đối với sự thể hiện tình cảm của tác giả trong bài thơ, chỉ ra nét độc đáo của bài thơ.

Tập làm thơ lục bát: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám. Trong dòng sáu dòng tám, tiếng thứ sáu là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc. Thường ngắt nhịp chẵn 2/2/,4/4.

Tả cảnh sinh hoạt: Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, tả bao quát quang cảnh, tả hoạt động cụ thể của con người, sử dụng những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt, nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.

b. Nếu được lựa chọn, em sẽ viết về đề tài tả cảnh sinh hoạt trong gia đình em.

Câu 3. Nêu qua những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kỳ vừa qua. Những nội dung này có liên quan thế nào với những gì em đã đọc và viết?

Trả lời câu 3 trang 131 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kỳ vừa qua:

  • Bám sát mục đích bài nói.
  • Khi trình bày, tự tin và thoải mái, điều chỉnh tốc độ nói, giọng điệu, cử chỉ phù hợp. Chọn cách nói, cách kể tự nhiên, gần gũi.

Câu 4. Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mà mà em đã học trong học kỳ I theo mẫu gợi ý sau:

Tôi và các bạn: So sánh - biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó [chứ không đồng nhất hoàn toàn] để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng. Ví dụ: "Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

Trả lời câu 4 trang 131 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mà mà em đã học trong học kỳ I theo mẫu gợi ý sau:

  • Yêu thương và chia sẻ: Bút pháp tương phản, so sánh
  • Quê hương yêu dấu: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
  • Những nẻo đường xứ sở: Nhân hóa, so sánh

Tả cảnh sinh hoạt: Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, tả bao quát quang cảnh, tả hoạt động cụ thể của con người, sử dụng những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt, nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.

b. Nếu được lựa chọn, em sẽ viết về đề tài tả cảnh sinh hoạt trong gia đình em.

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Ôn tập học kì 1 - Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.

Video liên quan

Chủ Đề