Ốm nghén trong bao lâu

Bao lâu mới hết ốm nghén là thắc mắc của mọi mẹ bầu. Ảnh Internet 

Ốm nghén là một triệu chứng khá phổ biến của thai kỳ và thường là biểu hiện đầu tiên giúp bạn chú ý đến khả năng mình có thể mang thai. Tình trạng ốm nghén diễn ra khác nhau ở mỗi phụ nữ, tuy nhiên cảm giác buồn nôn và nôn là hai đặc điểm chung xuất hiện nhiều nhất.

Theo thống kê có khoảng hơn 50% phụ nữ có trải qua tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên trên thực tế, con số này có thể cao hơn nhiều, vì trong thời kỳ đầu mới mang thai, phần lớn phụ nữ đều cảm thấy khó chịu ở một điểm nào đó mà không nhất thiết phải là nôn hay buồn nôn.

Mặc dù ốm nghén có tên gọi là “cơn bệnh buổi sáng – morning sickness”, nhưng chỉ khoảng 1 trong 25 người cảm thấy ốm vào buổi sáng. Vì vậy tên gọi này không mô tả hoàn toàn chính xác những gì mẹ bầu trải qua. Những cơn buồn nôn, nôn, mệt mỏi và khó chịu có thể tấn công bạn bất cứ thời điểm nào trong ngày. 

Sự khó chịu của việc ốm nghén có thể tấn công bạn bất cứ thời điểm nào trong ngày. Ảnh Internet 

Ốm nghén thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên có một dạng ốm nghén nghiêm trọng [xảy ra ở chỉ 1% phụ nữ mang thai] gọi là chứng nôn nghén khi mang thai – hyperemesis gravidarum – HG, có thể khiến mẹ bầu nôn nghén nặng và thường xuyên, dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải, giảm cân, suy nhược cơ thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu cũng như tình trạng của thai nhi.

HG là tình trạng cần được điều trị để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé cũng như để duy trì cuộc sống, khả năng làm việc cho mẹ bầu. Vì vậy, nếu bạn có biểu hiện của HG, hãy đến cơ sở y tế để được giúp đỡ sớm nhất có thể.

Đối với các trường hợp bị HG nhẹ, phương pháp điều trị thường bao gồm áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, phân bố thời gian nghỉ ngơi và dùng thuốc kháng acid.

Những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần phải ở lại bệnh viện để được truyền chất lỏng và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Bạn không được dùng bất kỳ loại thuốc nào cho tình trạng này mà không hỏi ý kiến bác sỹ trước. 

Ốm nghén nghiêm trọng hay nôn nghén khi mang thai xảy ra chỉ ở khoảng 1% phụ nữ mang thai. Ảnh Internet

2. Tại sao bạn lại bị ốm nghén

Mặc dù không giúp ích gì cho tình trạng buồn nôn của bạn, nhưng “morning sickness” thực sự là một dấu hiệu tốt cho thấy thai kỳ của bạn đang diễn ra bình thường.

Nguyên nhân gây ra ốm nghén hiện nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Nhưng sự gia tăng nồng độ hormone trong những tuần đầu thai kỳ được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Nó làm cho bạn nhạy cảm với mùi, buồn nôn và nôn. Đây được xem là một biện pháp tự bảo vệ khi bạn mang thai. Vì nó khiến bạn ít có khả năng ăn một loại thực phẩm nào đó có hại hay phản ứng để ngăn bạn tiếp xúc với chất độc. Bên cạnh đó, khi bạn có thai, hormone progesterone khiến các cơ trong hệ thống tiêu hóa của bạn được thư giãn, do đó thức ăn sẽ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa dẫn đến việc bạn dễ bị buồn nôn và nôn.

Sự sụt giảm lượng đường huyết cũng là một nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng ốm nghén.

Ốm nghén có thể khác nhau giữa các lần bạn mang thai. Việc bạn bị ốm nghén nặng trong một lần mang thai không có nghĩa bạn luôn bị tình trạng này ở thai kỳ tiếp theo. Mặc dù vẫn có khả năng bạn tiếp tục bị nghén nặng nhưng bạn cũng có thể không bị ốm nghén hoặc bị nhẹ hơn rất nhiều so với thai kỳ trước. 

Ốm nghén có thể khác nhau ở các lần bạn mang thai. Ảnh Internet 

Ốm nghén cũng diễn ra khác nhau ở mỗi phụ nữ. Một số người bị “cơn bệnh” này từ rất sớm trong khi những người khác lại không nhận thấy biểu hiện nào của morning sickness.

Một số yếu tố có thể làm cho tình trạng ốm nghén trở nên nặng hơn thông thường, bao gồm:

  • Mẹ mang thai lần đầu
  • Mẹ mang đa thai
  • Mẹ mang thai bé gái
  • Mẹ bị đói hay mệt mỏi quá mức
  • Mẹ bị căng thẳng
  • Mẹ thường xuyên đi du lịch
  • Mẹ mang thai khi còn quá trẻ
  • Mẹ bị thừa cân trong giai đoạn đầu mang thai
  • Mẹ bầu có mẹ hoặc chị từng bị hội chứng nôn nghén khi mang thai [HG]
  • Mẹ đã trải qua HG ở thai kỳ trước
  • Mẹ có tiền sử buồn nôn khi sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố estrogen
  • Mẹ bị chửa trứng [thai trứng] 
Ốm nghén có thể bị nặng hơn nếu bạn căng thẳng. Ảnh Internet 

3. Bao lâu mới hết ốm nghén

Bao lâu mới hết ốm nghén trên thực tế không thể khẳng định được một cách chính xác. Vì tình trạng ốm nghén ở mỗi phụ nữ xuất hiện, diễn ra và kết thúc không giống nhau. Nó thường bắt đầu ở giai đoạn sớm của thai kỳ và triệu chứng rõ ràng kéo dài trong khoảng 9 tuần. Đối với phần lớn mẹ bầu thì “cơn bệnh buổi sáng” này sẽ cải thiện dần vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất và chấm dứt vào tuần thai thứ 16-20.

Tuy nhiên một số phụ nữ có thể phải chịu đựng cảm giác ốm nghén sau tuần thai thứ 16-20 thậm chí đến lúc sinh.

Nếu bạn bị buồn nôn hoặc nôn kèm theo đau, sốt, đau đầu lần đầu tiên sau 10 tuần của thai kỳ, bạn nên đến gặp bác sỹ. Vì những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác chứ không phải ốm nghén thông thường.

4. Tình trạng ốm nghén có ảnh hưởng tới thai nhi không

Nhìn chung, ốm nghén không gây hại cho thai nhi chừng nào bạn vẫn còn “giữ” được một lượng thức ăn và chất lỏng trong dạ dày. Thậm chí dù bạn bị chứng HG thì em bé sẽ không bị ảnh hưởng nếu bạn được điều trị kịp thời. 

Ốm nghén phần lớn không gây hại cho thai nhi. Ảnh Internet 

5. Làm gì để hạn chế sự khó chịu do ốm nghén gây ra

Bạn có thể thực hiện một số cách sau để giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị ốm nghén, đặc biệt là nôn và buồn nôn:

  • Uống nhiều nước
  • Uống nước trước và sau khi ăn
  • Ăn và uống những món chứa gừng
  • Tránh ăn thức ăn cay
  • Ăn nhiều bữa nhỏ
  • Tránh thực phẩm béo
  • Uống vitamin vào buổi tối
  • Tránh khói thuốc lá
  • Giữ không gian ở và làm việc thoáng mát, ít mùi
  • Bấm huyệt và châm cứu 
Dùng món ăn thức uống có chứa ít gừng sẽ làm giảm tình trạng ốm nghén của bạn. Ảnh Internet 

Nếu sau khi áp dụng các biện pháp thông thường mà tình trạng ốm nghén của bạn vẫn không cải thiện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc đến cơ sở y tế để được thăm khám và giúp đỡ.

Bạn cũng cần lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm mà nếu xuất hiện, bạn phải đến cơ sở y tế ngay, chúng bao gồm:

  • Nước tiểu của bạn sẫm màu, và bạn không đi tiểu trong hơn 8 giờ
  • Bạn nôn liên tục, không thể kiềm chế trong 24 giờ
  • Bạn không “giữ” được thức ăn, thức uống gì trong bụng trong 24 giờ
  • Bạn nôn ra máu
  • Bạn bị đau bụng hay sốt
  • Bạn thấy yếu và mệt lả 
Nếu tình trạng ốm nghén của bạn có dấu hiệu nặng và không cải thiện hãy tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc đến bệnh viện để tham khám nhé. Ảnh Internet 

Bao lâu mới hết ốm nghén có lẽ là câu hỏi bạn rất mong muốn được trả lời. Không may là không có câu trả lời chính xác trong trường hợp này. Mặc dù vậy, bạn đừng để nó ảnh hưởng đến tinh thần của mình. Hãy luôn lạc quan và cố gắng chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, đồng thời theo dõi những triệu chứng của cơ thể một cách kỹ càng. Như vậy bạn vừa có thể duy trì được thai kỳ khỏe mạnh, vừa nhờ đến sự can thiệp y tế một cách kịp thời và hiệu quả.

Theo American Pregnancy, Healthline & Baby Centre

Lily Nguyễn tổng hợp

04:00 Ngày 20/01/2021

Rất nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết là thai mấy tuần thì hết nghén? Theo các chuyên gia, tình trạng nôn, nghén, mệt mỏi, chán ăn sẽ bắt đầu giảm dần từ tuần thứ 12 nhưng cũng có rất nhiều chị em bị nghén đến hết thai kì. Bạn có thể tham khảo thêm nội dung bài viết dưới đây để giảm các triệu chứng ốm nghén kéo dài.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì nôn nghén khi mang thai hình thành do các yếu tố tác động như sau:

- Hormone tăng đột ngột: Khi mang thai, các loại hormone nội tiết như: hCG, estrogen và progesterone có thể tăng gấp 100 lần dẫn đến ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Dạ dày của bạn có thể bị dư thừa acid trong dịch vị, tăng nguy cơ nôn ói và chán ăn.

- Khứu giác nhạy cảm hơn: Khứu giác của chị em mang  thai trở nên rất nhạy cảm khi ngửi thấy các mùi đồ ăn, xăng, dầu, sơn, nước hoa… đều có thể gây buồn nôn.

- Hệ tiêu hóa kém: Hầu hết các mẹ bầu đều phải đối diện với tình trạng tiêu hóa kém hơn khi mang thai. Điều này thường xuất phát từ yếu tố hormone tác động, hoặc khi thai nhi lớn có thể chèn ép đến hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ nóng, ăn uống khó tiêu.

- Một số yếu tố khác: Những mẹ bầu có tâm lý căng thẳng, có tiền sử bị say tàu xe, bị bệnh về hệ tiêu hóa, rối loạn tiền đình… cũng dễ bị nôn nghén nặng nề hơn những người bình thường.

Thai mấy tuần thì hết nghén?

Ốm nghén là triệu chứng 90% chị em gặp phải trong thai kì. Tuy nhiên với mỗi cơ địa khác nhau sẽ có các biểu hiện ốm nghén khác nhau. Hầu hết các chị em bị ốm nghén bắt đầu từ tuần thứ 4 đến thứ 6 của thai kì và có xu hướng giảm dần khi bước sang tuần thứ 12 đến tuần 16. Sang tháng thứ 4 của thai kì mẹ bầu sẽ giảm nôn, ăn uống ngon miệng hơn. Mặc dù vậy, thống kê cũng cho thấy khoảng 10% thai phụ phải chịu cảnh nôn nghén trong suốt 9 tháng thai kì.

Tình trạng nôn nghén bình thường không gây hại cho thai nhi. Nếu bạn bị nôn nghén rất nặng, không ăn uống được gì, cơ thể sẽ bị mất nước, mệt mỏi rã rời, suy nhược thần kinh được gọi là nhiễm độc thai nghén cần phải đi thăm khám để có biện pháp điều trị sớm.

Mẹ bầu bị nôn nghén cũng ăn uống kém hơn nên có nguy cơ thai nhi bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân khi mang thai. Vì vậy, sau 4 tháng cơ thể giảm nôn, mẹ bầu nên tăng cường ăn bổ sung các thực phẩm giàu sắt, axit folic, canxi, vitamin cần thiết để thai nhi phát triển.

Mách bạn 10 mẹo giảm ốm nghén cực hay

Muốn giảm nhanh các triệu chứng nôn nghén khi mang thai mẹ bầu cần chú ý:

1. Bổ sung nhiều nước

Uống nhiều nước giúp giảm nôn mửa

Tăng cường uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng giúp giảm nhanh triệu chứng ốm nghén. Lí do là bởi việc nôn nhiều khiến tuyến nước bọt trong khoang miệng của bạn liên tục hoạt động dẫn đến khô miệng và cảm giác buồn nôn gia tăng.

Bạn bên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tránh uống trong khi ăn và trước khi đi ngủ để có thể ngăn ngừa nôn nghén hiệu quả hơn.

2. Uống trà bạc hà

Uống trà bạc hà cũng là cách đơn giản giúp cải thiện các triệu chứng nôn mửa khó chịu. Ngoài dùng trà bạc hà, bạn có thể ăn kẹo hoặc ngửi tinh dầu bạc hà, vừa giúp cổ họng thông thoáng, vừa giúp khứu giác dễ chịu hơn để kiểm soát các cơn nôn nghén.

Xem thêm: Lưu lại ngay 5 bài thuốc dân gian trị ốm nghén

3. Ngửi mùi chanh, cam, quýt

Tương tự như vị bạc hà, nếu bạn dùng nước chanh, cam, quýt hoặc ngửi vỏ chanh, cam đều có thể tạo sự thoải mái cho khứu giác, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

4. Gừng giúp giảm nôn nghén

Bí quyết giảm nghén từ nước gừng và chanh

Gừng được xem là vị khắc tinh của cảm giác buồn nôn. Bạn có thể dùng trà gừng hoặc ngửi mùi gừng đều có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng nôn. Tuy nhiên bạn không nên dùng quá nhiều gừng để tránh gây hại cho thai nhi. Bạn có thể dùng một vài lát gừng tươi hoặc ăn kẹo gừng để cổ họng thông thoáng, giảm nôn.

5. Ăn ngay sau khi thức dậy

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi thức dậy tình trạng nôn nghén thường nhẹ nhất trong ngày nên bạn hãy ăn sáng nhiều hơn để tăng cường dưỡng chất cho thai nhi. Một số thực phẩm như: bánh quy, bánh mì nướng, ngũ cốc khô... sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng buồn nôn.

6. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Bạn có thể bỏ thói quen ăn 3 bữa chính  mà nên chia làm các bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp ổn định dịch vị dạ dày và bạn sẽ hấp thu được dinh dưỡng tốt hơn là là cố gắng ăn nhiều vào 3 bữa chính khiến dạ dày lúc quá no lúc lại quá đói.

Bữa phụ trong ngày bạn có thể ăn bánh quy, hoa quả khô, đậu phộng hoặc ô mai đều giúp giảm buồn nôn.

7. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tháp dinh dưỡng cho bà bầu

Bạn có thể tăng cường các loại vitamin có trong các loại rau củ, trái cây để giảm buồn nôn. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thực phẩm giàu canxi, sắt, axit folic để bổ sung dinh dưỡng cần thiết khi mang thai.

Trong 3 tháng đầu, bạn cũng nên hạn chế uống caffeine, ăn thực phẩm cay, nóng hoặc các đồ ăn có mùi tanh như cá, trứng… sẽ giúp ngừa nôn tốt hơn.

8. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nôn nghén khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để tinh thần được thoải mái, cơ thể bớt mệt mỏi.

9. Vận động nhẹ

Nếu bạn không có các dấu hiệu bất thường khi mang thai thì nên vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe. Bạn hãy tham khảo các bài tập đi bộ, Yoga cho bà bầu để hỗ trợ cải thiện thể trạng tốt hơn.

10. Bấm huyệt cổ tay

Đây là mẹo giảm nôn nghén rất dễ thực hiện. Bạn nên bấm huyệt cổ tay để não bộ minh mẫn, giảm cảm giác buồn nôn tốt hơn.

Trên đây là những thông tin mẹ bầu cần biết về nôn nghén khi mang thai. Hầu hết các chị em mang thai sau 3 tháng đầu sẽ giảm bớt triệu chứng nôn nghén. Nếu bạn gặp triệu chứng nôn ói nhiều, không ăn uống được, cơ thể suy nhược… cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề