Nội dung xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

a] Những nội dung cơ bản của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.Việc xây dựng nền văn hoá XHCN bao gồm những nội dung chính sau:- Một là cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.Theo LêNin “CNXH sinh động , sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân”.Quần chúng nhân dân càng được chuẩn bị tốt về tinh thần , trí lực, tư tưởng …càng có ảnh hưởng tích cực đến tiến trình xây dựng CNXH.Do đó, nâng cao trình độ dan trí, hình thành đội ngũ trí thức mới trở thành nội dung cơ bản của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.Trí tuệ khoa học và cách mạng là yếu tố quan trọng đối với công cuộc xây dựng CNXH.Do đó, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lao động có chất lượng và bồi dưỡng nhân tài, hình thành và phát triển đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là nhu cầu lâu dài của sự ngiệp xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản.- Hai là, xây dựng con người mới phát triển toàn diện.Con người là sản phẩm của lịch sử, nhưng chính hoạt động của con người đã sáng tạo ra lịch sử.Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, trong mọi thời đại sự hình thành và phát triển co người luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội.Mỗi xã hội có những nấc thang phát triển khác nhau của sự tiến bộ đều cần đến những mẫu người nhất định, có năng lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển.Chính vì vậy, mỗi giai cấp cầm quyền của mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau khi đã ý thức được về xã hội mà mình tạo dựng, thì trước tiên giai cấp đó phải quan tâm đến việc xây dựng con người.- Khi giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, thì việc xây dựng con người mới đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng XHCN trở thành một yêu cầu tất yếu.Do đó xây dựng con người mới phát triển toàn diện của xã hội mới là một trong những nội dung cơ bản của văn hoá vô sản, của nền văn hoá XHCN.- Con người mới XHCN được xây dựng là con người phát triển toàn diện. Đó là người có tinh thần và năng lực lao động thành công CNXH, là con người lao động mới, là con người có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng, là con người có lối sống tình nghĩa, có tíh cộng đồng cao.- Ba là xây dựng lối sống mới XHCN :Lối sống là dấu hiệu biểu thị sự khác biệt giữa những cộng đồng người khác nhau, là tổng thể các hình thái hoạt động của con người, phản ánh điều kiện vật chất, tinh thần và xã hội con người , là sản phẩm tất yếu của một hình thái kinh tế xã hội và có tác động đến hình thái kinh tế xã hội đó.Lối sống mới XHCN là một đặc trưng có tính nguyên tắc của XHCN và việc xây dựng lối sống mới tất yểu trở thành một nội dung của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.- Lối sống mới XHCN đựoc xây dựng, hình thành trên những điều kiện cơ bản của nó.Đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, trong đó sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo , nguyên tắc phân phối theo lao động, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, hệ tư tưởng khoa học cách mạng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, xoá bỏ tình trạng băt bình đẳng dân tộc, giới tính thể hiện công bằng mở rộng dân chủ.- Bốn là: Xây dựng gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa.Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, ở đó con người chung sống với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.Gia đình là một giá trị văn hoá của xã hội .Văn hoá gia đình luôn gắn bó, tương tác với cộng đồng dân tộc, giai cấp và tầng lớp xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của mỗi quốc gia dân tộc nhất định.b] Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.- Thứ nhất:Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội.- Thứ hai: Không ngừng tăng cường sự lãnh dạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hoá.- Thứ ba: Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hoá nhân loại.

- Thứ tư: Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và snág tạo văn hoá.

Đại hội VII của Đảng [tháng 6-1991] khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hố Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, đồng thời nêu rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”. Dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, Đại hội IX của Đảng [tháng 4 năm 2001] xác định tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân… Trong giai đoạn hiện nay, để “tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, cần tập trung nghiên cứu, quán triệt nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh trong 6 nhóm vấn đề: về con đường của cách mạng Việt Nam; về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về nhân dân; đại đoàn kết toàn dân tộc, về xây dựng văn hóa và con người, về phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; về xây dựng Đảng.

Trong  tuần  này Đảng ủy Công ty đăng tải nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh trong 1 nhóm vấn đề: “về xây dựng văn hóa và con người”, trong phần I: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp. Theo nghĩa rộng: Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sang tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cũng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại. Theo nghĩa hẹp: Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nhà nước, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng” Theo nghĩa rất hẹp: văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ, … 2-Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới. Theo Hồ Chí Minh, nền văn hóa dân tộc phải được xây dựng trên năm điểm lớn sau: “1. Xây dựng tâm lý: Tinh thần đọc lập tự cường. 2. Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. 3. Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 4. Xây dựng chính trị: dân quyền. 5. Xây dựng kinh tế. Muốn xây dựng nền văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì phải xây dựng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý con người. 3-Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người. 3.1-Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người. Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ  đến  to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người, có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam… Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con người. Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi họ hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Chính vì vậy cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. 3.2. Quan điểm của Hồ Chí Mình về chiến lược “trồng người”. Hồ Chí Minh khẳng định: “trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục – đào tạo theo nghĩa hẹp… Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, “trước hết cần có những  con người xã hội chủ nghĩa”. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và của chính bản thân mỗi người. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa gồm hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống [Việt Nam và phương Đông]. Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ [bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên…]; có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh kế - xã hội.

Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên. Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ; phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. “trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, “ việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.

*
*       *

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách vô cùng quý giá; là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu, trách nhiệm, nhưng đồng thới cũng là tình cảm, là nguyện vọng tha thiết của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.    

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề