Những phương pháp tư vấn học đường

Bạn đang quan tâm đến Tư vấn học đường là gì phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Bạn đã từng đặt ra câu hỏi tư vấn tâm lý học đường là gì và có câu trả lời xác đáng chưa. Tư vấn tâm lý là một phương pháp xuất hiện từ khá lâu trước đây và khá phổ biến ở Việt Nam nhưng tư vấn tâm lý học đường thì khá mới mẻ và chỉ mới bắt đầu được tiến hành trong khoảng 10 năm trở lại đây. Song, dù mới được đưa vào áp dụng nhưng phương pháp này đã thu được hiệu quả và những tín hiệu tích cực.

Bạn đang xem:

Tư vấn tâm lý học đường có thể hiểu một cách đơn giản giống như tư vấn tâm lý bình thường, nhưng chỉ khác biệt ở chỗ phạm vị của nó thu hẹp hơn trong trường học. Đây là một hoạt động nhằm hỗ trợ tâm lý không chỉ cho học sinh, sinh viên mà còn cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh nhưng đối tượng đặc biệt được quan tâm trên hết là học sinh. Tư vấn tâm lý học đường giúp cho học sinh tự có khả năng giải quyết được những vấn đề đang gặp phải, vấn đề học tập, thi cử, mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ,… và cảm thấy cuộc sống trở vui vẻ hơn, sống vui tươi, hồn nhiên đúng với lứa tuổi của mình.

2. Tầm quan trọng của tư vấn tâm lý học đường

Trước thực trạng như vậy, giải pháp tốt nhất và hữu hiệu nhất mà các chuyên gia tư vấn tâm lý học đường đề nghị đó chính là nên thực hiện tư vấn tâm lý học đường cho trẻ ngay từ khi chúng còn đang ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt chú ý tới giai đoạn trẻ dậy thì, có những thay đổi về thể chất và tâm lý. Việc tư vấn tâm lý học đường không chỉ giải quyết được những vấn đề học sinh đang mắc phải mà còn giúp cải thiện mối quan hệ giữa học trò – thầy cô, con cái – cha mẹ, bạn bè – bạn bè,…

Tư vấn tâm lý giúp học sinh tháo gỡ được những vướng mắc, khó khăn trong học tập, cuộc sống. Họ sẽ không cảm thấy quá căng thẳng, áp lực, nặng nề, mệt mỏi và từ đó giúp việc học tập hiệu quả hơn, cuộc sống vui vẻ hơn

Cha mẹ trò chuyện cùng con cái sẽ rút ngắn khoảng cách, các bậc phụ huynh dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con em mình. Không chỉ là tư vấn tâm lý cho con, giúp con có định hướng đúng đắn mà còn khiến cho tình cảm gia đình càng gắn kết.

Xem thêm:

Thực hiện tư vấn tâm lý học đường giúp giáo viên có thể gần gũi với học sinh hơn, dễ dàng giao tiếp và hiểu học sinh của mình. Từ đó sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời.

XEM THÊM:  Văn học và cuộc sống

Nội dung tư vấn học đường trong trường tiểu học

//text.123doc.net/document/2542943-cac-noi-dung-tu-van-hoc-duong.htm

3. Vai trò của tư vấn học đường với từng đối tượng trong xã hội hiện nay 

3.1. Đối với giáo viên

Bên cạnh việc truyền giảng những kiến thức trên sách vở, thì với mỗi người làm nghề giáo đó còn phải là trách nhiệm trong việc giảng dạy về đạo đức, làm sao để những học trò của mình ngày càng trưởng thành hơn, biết thấu cảm với mọi vấn đề trong cuộc sống, để tỷ lệ số học sinh chăm ngoan học giỏi luôn ở mức cao, không bỏ học. Biết định hướng cho các em về những xu thế nghề nghiệp thể hiện đúng với năng lực, nguyện vọng và phù hợp với kinh tế gia đình.

Xem thêm:

Không chỉ thế mà việc được tư vấn học đường một cách đúng đắn cũng giúp cho các giáo viên nhận thức và định hướng tốt được cả về tâm lý và tính cách của mỗi học sinh của mình, khi mà hiện nay độ tuổi yêu đương ở tuổi học sinh còn khá sớm, trong khi nhận thức về các vấn đề tâm lý và giới tính của các em còn khá hạn chế. Đặc biệt là các em trong độ tuổi chuyển giao giữa các cấp không chỉ có nhiều chuyển biến về mặt tâm lý, mà các hoạt động trong sinh hoạt của các em cũng có nhiều sự thay đổi đáng kể, nếu như không được quan tâm và định hướng đúng đắn từ các giáo viên hay cán bộ chuyên trách của mình, thì các em rất có thể dễ lâm vào tình trạng: chán nản, trầm cảm, hay có thể bị chi phối tâm lý từ nhiều các vấn đề xã hội,… Vậy thì làm thế nào có thể giúp các em vượt qua tất cả được những vấn đề đó đây? Thì tư vấn học đường chính là một trong những giải pháp tối ưu nhất cho các giáo viên trong việc giải quyết được những vấn đề này.

3.2. Vai trò của tư vấn học đường đối với từng cá nhân phụ huynh

Trong quá trình giáo dục những đứa con của mình, các bậc phụ huynh có thể gặp khá nhiều các trường hợp giở khóc giở cười khác nhau, hay cũng không thiếu những trường hợp đắng cay để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và nhận thức của các con, có thể kể đến 1 số những trường hợp như:

– Con có dấu hiệu yêu đương quá sớm, thường xuyên đi chơi đêm và không nghe lời

– Con bị Dì ghẻ ngược đãi, bị đe dọa tinh thần, khiến con luôn trong cảm giác sợ hãi mỗi khi về nhà

XEM THÊM:  Bệnh viện nguyễn văn học

– Con bị chính Thầy giáo xâm hại tình dục, thường xuyên có biểu hiện sợ sệt khi nói đến việc đi học

Khi phát hiện ra con đang có những dấu hiệu sa sút trong việc học tập, thường xuyên trong trạng thái lo âu, hay nhận thấy con có những biểu hiện của việc sa đà vào những thói hư tật xấu của xã hội,.. thì chính bản thân mỗi bậc làm cha mẹ cần phải nhanh chóng phải tìm ra được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề khiến con như vậy, để từ đó đưa ra những giải pháp giúp con không bị sai đường mà không bị ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý cũng như các hoạt động sinh hoạt của con

Vai trò của tư vấn học đường với từng đối tượng trong xã hội hiện nay 

3.3. Vai trò của tư vấn học đường đối với từng cá nhân

Đối với từng cá nhân, việc được tư vấn học đường một cách đúng đắn sẽ giúp họ được những điều sau:

– Nắm bắt được những tâm lý, cảm xúc của người đối diện để từ đó biết đồng cảm và thấu hiểu với chính mỗi hoàn cảnh mà người đó đang gặp phải

– Tự chủ trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân, xác định được những nguyện vọng của bản thân mong muốn là gì, cũng như năng lực của mình

– Là chỗ dựa tinh thần của mọi người những lúc khó khăn, và luôn biết tự phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống

3.4. Vai trò của tư vấn học đường đối với từng cá nhân học sinh

Đối với mỗi cá nhân học sinh, việc được tư vấn học đường một cách đúng đắn sẽ giúp các em được những điều sau: có thái độ sống chan hòa với mọi người xung quanh, có định hướng sống tích cực, biết phấn đấu hết mình vì tương lai phía trước,,…

3.5. Vai trò của tư vấn học đường đối với các cán bộ quản lý

Đối với các cán bộ quản lý, tư vấn học đường có vai trò như sau:

– Biết cách dung hòa các mối quan hệ trong công việc cũng như trong cuộc sống

– Biết cách tạo tinh thần làm việc cho những người xung quanh, luôn tích cực phấn đấu các mục tiêu vì lợi ích của cộng đồng, vì tập thể

– Là một trong những tấm gương sáng vững vàng cho tập thể noi theo, kế thừa và phát huy những giá trị của bản thân

4. Các tình huống tư vấn học đường

//tailieuhoctap.vn/chi-tiet-sach/2455-giao-duc-dai-cuong/tam-ly-hoc/781550-tong-hop-nhung-cau-hoi-tu-van-tam-ly-hoc-duong

Tag: skkn thcs hồ sơ tdt tổ phòng nghĩa hoạch kỹ khái niệm tác nghiệm đại tôn thắng

Chuyên mục:

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Tư vấn học đường là gì. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây và kính chúc quý độc giả năm mới 2022 an khang thịnh vượng !


1. Nhóm kỹ năng xây dựng mối quan hệ với học sinh


          * Mục đích, yêu cầu của mối quan hệ với học sinh trong tư vấn:

Mối quan hệ với học sinh trong tư vấn có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề cho sự hình thành tư vấn cho học sinh, là yếu tố tạo nên sự gắn bó lâu dài của học sinh với giáo viên và tạo ra môi trường giao tiếp chuẩn mực. Xây dựng mối quan hệ tư vấn với học sinh của giáo viên hướng tới các mục tiêu sau đây:

- Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh.

- Tạo ra mối quan hệ tôn trọng lợi ích cộng đồng, sự tuân thủ pháp luật.

            Để đạt được các mục tiêu trên, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Mối quan hệ trong tư vấn của giáo viên cho học sinh phải cởi mở, chân thành. Đây là điều kiện làm cho học sinh tích cực hợp tác với giáo viên, sẵn sàng cung cấp và chia sẻ với giáo viên ngay cả những điều kín đáo nhất. Điều này có ý nghĩa cho việc tìm hiểu thông tin về sự việc. Đồng thời tạo ra cho học sinh sự tự tin vào bản thân để lựa chọn và quyết định cho mình cách thức giải quyết vấn đề.

- Mối quan hệ tư vấn của giáo viên và học sinh phải là mối quan hệ tin cậy. Niềm tin sẽ tạo cho học sinh tâm thế tích cực hợp tác, đón nhận lời khuyên của giáo viên, và đồng thời tạo ra tình cảm tốt đẹp, mối quan hệ lâu dài, gắn bó với giáo viên với vai trò là nhà tư vấn.

- Mối quan hệ tư vấn giữa giáo viên và học sinh phải là mối quan hệ chuẩn mực. Đây không chỉ là cốt lõi làm nên sự uy tín của giáo viên - nhà tham vấn, tạo ra niềm tin đối với học sinh, mà còn là điều kiện đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật và tôn trọng các chuẩn mực xã hội trong tư vấn cho học sinh tại nhà trường.

            * Khái niệm kỹ năng xây dựng mối quan hệ với học sinh:

           Dựa trên phân tích và tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng tư vấn cho học sinh của giáo viên, chúng tôi quan niệm:

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với học sinh trong tư vấn của giáo viên là sự vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm của hoạt động tư vấn chuyên nghiệp để biểu hiện tôn trọng học sinh, biểu hiện sự trung thực và tận tâm với học sinh, nhằm tạo ra mối quan hệ cởi mở, tin cậy, trung thực với học sinh khi thực hiện tư vấn.

            * Các kỹ năng xây dựng mối quan hệ với học sinh:

         Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với học sinh gồm một nhóm các kỹ năng thành phần, là: kỹ năng thể hiện tôn trọng học sinh, kỹ năng thể hiện sự trung thực với học sinh và kỹ năng thể hiện sự tận tâm với học sinh.

          - Kỹ năng thể hiện tôn trọng học sinh, gồm các tiểu kỹ năng sau:

Biết thể hiện coi trọng nhân cách của học sinh:

Biết thể hiện sự nồng nhiệt đón tiếp học sinh: biết trang bị văn phòng tư vấn hiện đại, ấm cúng, lịch sự, ăn mặc lịch sự, đứng dậy bắt tay, nhìn vào mắt học sinh, chào hỏi nồng hậu, giọng nói đầm ấm, khi tiếp học sinh thì tư thế người hơi nghiêng về phía học sinh, tiễn học sinh ra tận cửa phòng.

+ Biết thể hiện coi trọng và chấp nhận các giá trị riêng của học sinh: quan tâm, ứng xử phù hợp với các giá trị và chuẩn mực của học sinh [văn hoá, giới tính, điều kiện gia đình, hoàn cảnh sống, vị thế xã hội...].

+ Biết thể hiện coi trọng trình độ của học sinh: tham khảo, lắng nghe ý kiến và bàn bạc với học sinh về cách giải quyết vấn đề.

Biết thể hiện tôn trọng quan điểm, quyết định của học sinh:

+ Biết đánh giá vấn đề từ quan điểm, chuẩn mực của học sinh.

+ Biết thể hiện tôn trọng quyết định và sự lựa chọn của học sinh khi tới tư vấn tại trường

Cần chú ý rằng tôn trọng học sinh trong tư vấn phải có giới hạn. Giáo viên- nhà tham vấn tâm lý chỉ biểu thị sự tôn trọng những giá trị, chuẩn mực phù hợp với đạo đức và pháp luật. Sự chấp nhận vô điều kiện những giá trị của học sinh không những có nguy cơ dẫn đến thao túng những việc làm sai trái. Biết thể hiện một cách có giới hạn sự tôn trọng còn có tác dụng giáo dục hành vi ứng xử chuẩn mực ở học sinh.

Biết thể hiện tôn trọng sinh, giáo viên làm cho học sinh thấy được trân trọng, được đề cao, giúp họ nhận ra được những giá trị thực của bản thân. Điều này có tác dụng khích lệ học sinh tự tin vào bản thân, vào khả năng của họ để tự quyết định. Thể hiện tôn trọng học sinh, giáo viên tạo ra mối quan hệ cởi mở, chân thành và thân thiện với khách hàng, là điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vấn đề. Sự tôn trọng học sinh còn giúp giáo viên tham khảo được các ý kiến hữu ích từ học sinh, giúp giải quyết tốt vấn đề. Quan trọng hơn cả, sự tôn trọng sẽ làm hình thành ở học sinh thái độ tuân thủ pháp luật, quy định của nhà trường và tôn trọng chuẩn mực, lợi ích của cộng đồng. Bởi lẽ, khi một học sinh được tôn trọng và đề cao, thì họ sẽ luôn cố gắng để xứng đáng với sự tôn trọng đó.

- Kỹ năng thể hiện trung thực với học sinhbao gồm các tiểu kỹ năng:

+ Biết thể hiện sự rõ ràng, nghiêm túc cung cấp dịch vụ tư vấn cho học sinh;

+ Biết thể hiện tôn trọng pháp luật khi thực hiện tư vấn;

+ Biết thể hiện tôn trọng sự thật khách quan khi tư vấn;

+ Biết sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ, ngôn ngữ thể hiện sự trung thực:

Trung thực thể hiện đạo đức và nhân cách của luật sư, tạo ra uy tín, niềm tin cho học sinh. Biết thể hiện sự trung thực với học sinh, giáo viên – nhà tư vấn ảnh hưởng tích cực đến họ, làm hình thành ở họ thái độ trung thực, tôn trọng sự thật khi giải quyết sự việc, hình thành thái độ tuân thủ pháp luật và tôn trọng chuẩn mực xã hội. Có thể thấy, biểu hiện sự trung thực là một kỹ năng quan trọng để xây dựng mối quan hệ tin cậy, chuẩn mực, tôn trọng sự thật và tuân thủ pháp luật và quy định của nhà trường.

-  Kỹ năng thể hiện sự tận tâm với khách hàng bao gồm các nội dung:

+ Biết thể hiện luôn sẵn sàng phục vụ học sinh: tắt điện thoại di động, không giải quyết việc khác khi tiếp học sinh, không từ chối học sinh quen vì lý do bận hoặc không có thời gian, sẵn sàng nhận điện thoại của học sinh, kiên nhẫn lắng nghe với một thái độ chia sẻ và chân thành nhất.

+ Biết thể hiện trách nhiệm trước công việc của học sinh: không tư vấn khi chưa kiểm tra tính chính xác và căn cứ pháp lý của thông tin, khi chưa chắc chắn hoặc chưa tin tưởng vào giải pháp thì không trả lời học sinh, không để học sinh phải thúc giục về vấn đề của họ, chủ động cung cấp các thông tin cần thiết cho học sinh, tường tận công việc của học sinh

+ Biết thể hiện ý thức bảo vệ lợi ích của học sinh: từ chối cung cấp dịch vụ ảnh hưởng xấu đến lợi ích của học sinh, bảo mật thông tin.

+ Biết thể hiện đồng cảm với khó khăn của học sinh: thể hiện thông cảm với khó khăn của họ, điều chỉnh giọng nói, biểu cảm phù hợp với tâm lý của học sinh, giới thiệu những địa chỉ tin cậy để giúp học sinh, giải quyết vấn đề.

Bằng các nhóm kỹ năng trên, giáo viên-nhà tư vấn tâm lý thể hiện được sự tận tâm và thái độ trách nhiệm trước công việc của học sinh, sẵn sàng trợ giúp khi học sinh, cần đến. Những biểu hiện này làm cho học sinh, thấy họ được phục vụ hết lòng, được chia sẻ, cảm thông và được trung thành tuyệt đối, giáo viên – nàh tư vấn không vì chạy theo lợi nhuận mà gây phương hại cho lợi ích của học sinh. Điều này làm hình thành ở học sinh, niềm tin, lòng biết ơn và tình cảm gắn bó lâu dài với nhà tư vấn.

Những phân tích trên cho thấy, nhóm kỹ năng xây dựng mối quan hệ tư vấn của giáo viên với học sinh khá đa dạng và phức tạp, thể hiện qua các kỹ năng tôn trọng học sinh, kỹ năng thể hiện sự trung thực và tận tâm với học sinh. Sự vận dụng kỹ năng không chỉ đòi hỏi tri thức kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn cả thái độ khiêm tốn, coi trọng khách hàng, thái độ đạo đức nghề nghiệp của giáo viên khi thực hiện tư vấn cho học sinh. Có được những kỹ năng này, giáo viên tạo ra mối quan hệ tin cậy, tình cảm tốt đẹp với khách hàng và làm hình thành ở họ thái độ tuân thủ pháp luật, tôn trọng các chuẩn mực xã hội và quy định của nhà trường.

2. Nhóm kỹ năng thu thập thông tin trong tư vấn cho học sinh

    * Mục đích và yêu cầu của thu thập thông tin trong tư vấn cho học sinh:

    Thu thập thông tin là một khâu quan trọng, tạo cơ sở cho việc giải quyết vấn đề của học sinh. Nhà tư vấn chỉ đưa ra được quyết định sáng suốt khi họ có được đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết. Mục đích của thu thập thông tin trong tư vấn của giáo viên – nhà tư vấn gồm:

    - Thu thập các thông tin để tìm hiểu bản chất sự việc cần tư vấn.

    - Thu thập thông tin để hiểu được mong muốn và yêu cầu của học sinh.

    - Thu thập các thông tin làm cơ sở để giải quyết vấn đề của học sinh.

    - Tham khảo thông tin, kiến thức hỗ trợ cho giải quyết vấn đề.

            Thu thập thông tin trong tư vấn cho học sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau:

         - Thông tin trong tư vấn phải đảm bảo được tính toàn diện và tính đầy đủ, bao gồm những thông tin về sự việc và những thông tin có liên quan đến sự việc. Tính đầy đủ, toàn diện của thông tin giúp nhận thức vấn đề toàn diện, tạo ra đầy đủ căn cứ cần thiết cho việc giải quyết mọi vấn đề của học sinh.

            - Thông tin trong tư vấn phải đảm bảo được tính khách quan và tính có căn cứ pháp lý. Thông tin thu được phải phản ánh đúng bản chất của sự việc, phải được chứng minh tính hợp pháp thông qua văn bản và tài liệu có liên quan. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì giải pháp trong tư vấn chẳng những không giúp học sinhthực hiện được mong muốn của họ, mà còn có thể gây ra hậu quả không đáng có vì không đúng pháp luật và quy định của nhà trường.

* Khái niệm kỹ năng thu thập thông tin của nhà tư vấn trong tư vấn cho học sinh:

Thu thập thông tin của nhà tư vấn trong tư vấn cho học sinh là một kỹ năng quan trọng và phức tạp, được thực hiện bằng tập hợp nhiều thao tác. Tổng hợp các nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi đưa ra định nghĩa về kỹ năng thu thập thông tin của nàh tư vấn trong tư vấn cho học sinh như sau:

       Kỹ năng thu thập thông tin của nhà tư vấn trong tư vấn cho học sinh là sự vận dụng kinh nghiệm, kiến thức của hoạt động tư vấn cho học sinh chuyên nghiệp vào việc đặt câu hỏi, lắng nghe và huy động các nguồn thông tin, tài liệu nhằm có các thông tin cần thiết cho việc giải quyết vấn đề được yêu cầu tư vấn.

        Như vậy, trong nội hàm của kỹ năng thu thập thông tin gồm nhóm các kỹ năng: đặt câu hỏi, lắng nghe khách hàng, huy động các nguồn thông tin, tài liệu.

* Các kỹ năng thu thập thông tin trong tư vấn cho học sinh:

   - Kỹ năng đặt câu hỏi

            Đặt câu hỏi là việc đưa ra các thông điệp nhất định tác động đến người khác để họ cung cấp những thông tin cần thiết. Đặt câu hỏi giúp điều khiển quá trình cung cấp thông tin của học sinh một cách có tổ chức. Một câu hỏi tốt là câu hỏi kích thích được tư duy của đối tượng và tìm kiếm được những thông tin mà nhà tư vấn quan tâm. Kỹ năng đặt câu hỏi bao gồm những nội dung sau:

Kỹ năng xác định đầy đủ nội dung hỏi, bao gồm những tiểu kỹ năng:

+ Biết làm sáng tỏ diễn biến và bản chất sự việc, gồm: nội dung của sự việc [tư cách chủ thể, nội dung, diễn biến sự việc, thời điểm, địa điểm của sự việc] và các nội dung có liên quan [các công việc khác, các mối quan hệ, tình hình  hoạt động của học sinh...].

+ Biết làm rõ yêu cầu, mong muốn của học sinh.

Kỹ năng sử dụng các loại câu hỏi hợp lý, bao gồm:

+ Biết sử dụng câu hỏi để tổ chức tư duy của học sinh: đặt câu hỏi để hiểu toàn bộ vấn đề, để hiểu thông tin chi tiết và cụ thể; sử dụng kết hợp hợp lý câu hỏi mở và câu hỏi đóng [khi cần thu thập nhiều thông tin, hiểu khái quát vấn đề thì sử dụng câu hỏi mở, là câu hỏi gợi ra câu trả lời theo bất kỳ độ dài nào. Khi cần thu được thông tin chính xác, cụ thể thì sử dụng câu hỏi đóng, là câu hỏi gợi ra câu trả lời "có" hoặc "không" hoặc một từ cụ thể].

          + Biết sử dụng câu hỏi để điều khiển giao tiếp trong thu thập thông tin: đặt câu hỏi dễ trả lời khi bắt đầu chủ đề để tạo sự tự tin cho người trả lời, câu hỏi đóng để hướng người trả lời tập trung vào nội dung chính khi họ trả lời quá chung chung, lan man hoặc đưa chủ đề đi quá xa. Sử dụng đa dạng câu hỏi để tiếp xúc, để đề nghị, để hãm thắng, để tóm lược và chính xác vấn đề hoặc để kết thúc vấn đề.

            Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm phi ngôn ngữ bao gồm:

+ Biết sử dụng ngôn ngữ để đặt câu hỏi: ngôn ngữ xúc tích, rõ ràng, không thể hiện quan điểm chủ quan của nàh tư vấn khi đặt câu hỏi, thay đổi nhịp điệu, ngữ điệu, ngắt giọng, nhấn mạnh từ để gây chú ý đến nội dung trọng tâm của câu hỏi, đặc biệt là các câu hỏi dài.

+ Biết biểu cảm phi ngôn ngữ: nét mặt mỉm cười hoặc thư giãn, nhìn vào mắt học sinh từ 5 giây đến 10 giây, tư thế người hơi nghiêng về phía người trả lời để bày tỏ sự quan tâm chờ đợi câu trả lời, dùng tay minh hoạ cho câu hỏi để giúp học sinhtiếp nhận chính xác nội dung hỏi.

Kỹ năng sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ và ngôn ngữ được sử dụng như là công cụ tương tác thông tin, giúp cho nhà tư vấn truyền đạt thông điệp của câu hỏi chính xác, đồng thời, khích lệ học sinhtiếp nhận câu hỏi và trả lời.

Kỹ năng lắng nghe học sinh:

Lắng nghe trong tư vấn cho học sinh của nhà tư vấn là quá trình tiếp nhận thông tin một cách có chủ ý và có mục đích. Lắng nghe là một kỹ thuật phức tạp gồm thu nhận, phân tích, đánh giá thông tin, ghi chép lại thông tin, quan sát tinh tế để hiểu được học sinh và đưa ra những phản hồi khi nghe học sinh trình bày. Kỹ năng lắng nghe học sinh gồm các nội dung sau:

+ Biết thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin: kết hợp tri giác với tư duy, kinh nghiệm, hành vi để thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin, hiểu bản chất pháp lý của sự việc, hiểu mong muốn và yêu cầu của học sinh; đánh giá tính chính xác, tính đầy đủ của thông tin, xác định thông tin nào là quan trọng, thông tin nào là hỗ trợ.

+ Biết ghi chép lại thông tin: ghi chép những thông tin về nội dung sự việc, thông  tin có liên đới đến sự việc, thông tin về học sinh [đặc điểm tâm lý, thái độ đối với sự việc].

+ Biết quan sát tinh tế để hiểu tâm lý.

+ Biết phản hồi bằng hành vi và ngôn ngữ: nhìn vào mắt học sinh khi họ đang nói, người hơi nghiêng về phía học sinh, nét mặt diễn tả thích hợp với những gì học sinh đang nói, thể hiện thái độ cởi mở và mong muốn lắng nghe, sử dụng các phản ứng từ ngữ đơn giản như: "à há!", "tôi hiểu!", "mm!", "hmm!", "đúng!" và tương ứng với gật đầu để thể hiện sự tán đồng,; diễn giải lại bằng ngôn ngữ những gì học sinh trình bày.

Lắng nghe trong tư vấn cho học sinh của nhà tư vấn hướng tới thu nhận và hiểu các thông tin cần thiết cho tư vấn. Vận dụng kỹ năng lắng nghe, luật sư không chỉ thu được thông tin về sự việc, hiểu yêu cầu của học sinh, mà còn quan sát để hiểu tâm lý của họ. Sự phản hồi khi lắng nghe còn là cách để luật sư thể hiện sự quan tâm, chú ý và sẵn sàng chia sẻ, đồng cảm với học sinh, qua đó khích lệ học sinh tích cực cung cấp thông tin và là cách để luật sư kiểm tra lại tính đúng đắn trong nhận thức của mình.

-  Kỹ năng huy động các nguồn thông tin, tài liệu:

Kỹ năng huy động các nguồn thông tin, tài liệu có liên quan đến vấn đề tư vấn bao gồm các nội dung sau:

+ Biết kiểm tra, xem xét các tài liệu có liên quan đến sự việc: yêu cầu học sinh cung cấp tài liệu, trưng cầu ý kiến của các nhà chuyên môn, của các cơ quan chức năng, xem xét thực trạng... so sánh, đối chiếu với các thông tin mà học sinh cung cấp để xác định tính đầy đủ vàhợp pháp của thông tin, đánh giá lợi thế hay bất lợi của học sinh trong vấn đề của họ.

+ Biết tham khảo thông tin hỗ trợ: tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, huy động kinh nghiệm, tri thức kinh tế, xã hội, giáo dục,...

Kỹ năng huy động các nguồn thông tin, tài liệu trong tư vấn giúp nàh tư vấn kiểm tra được tính chính xác, khách quan của thông tin, tạo ra các căn cứ, cơ sở để giải quyết vấn đề hiệu quả.

Phân tích các biểu hiện của nhóm kỹ năng thu thập thông tin trong tư vấn của nhà tư vấn cho thấy, kỹ năng này khá đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự vận dụng các kiến thức chuyên môn sâu sắc, am hiểu về xã hội, kinh tế và chính trị và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Kỹ năng thu thập thông tin giúp nàh tư vấn có đầy đủ, chính xác và toàn diện thông tin để giải quyết vấn đề và tương tác với học sinh một cách hiệu quả.

3. Kỹ năng quan sát


Trong tham vấn kỹ năng quan sát góp phần vào việc đánh giá toàn bộ việc trình bày của thân chủ và cung cấp những thông tin chính xác. Kỹ năng quan sát là kỹ năng quan trọng khi làm việc với thân chủ, đặc biệt khi làm việc với người chưa thành niên. Hiểu được những bức thông điệp ngầm được chuyển tải không bằng lời có thể giúp nhà tham vấn hiểu được thân chủ đang suy nghĩ và cảm xúc như thế nào. Quan sát cần phải diễn ra liên tục, trong suốt quá trình tham vấn.

Kỹ năng quan sát là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp để thu thập các thông tin cần thiết trong quá trình tham vấn

Mục đích của kỹ năng quan sát: Quan sát nhằm đo lường và nhận định chính xác tâm trạng, tình cảm của thân chủ giúp quá trình tham vấn đạt hiệu quả hơn.

Các bước tiến hành kỹ năng quan sát:

- Xác định rõ mục đích, nội dung quan sát: Dáng vẻ tổng quát, hành vi, cách nói chuyện, ngôn ngữ được sử dụng, tâm trạng và cảm xúc, sự thống nhất giữa lời nói và biểu hiện của nét mặt, cử chỉ.

Ghi nhớ/ghi chép lại nội dung quan sát

- Tập trung chú ý khi quan sát và quan sát liên tục

- Điều chỉnh ánh mắt phù hợp với tình huống tham vấn khi quan sát

Trong khi quan sát cần chú ý: Theo dõi những biểu hiện trên mặt, động tác chân tay, tư thế và điệu bộ của thân chủ, “ngôn ngữ thân thể”... Phong cách của thân chủ cởi mở hay khép kín; cách đứng ngồi thoải mái hay gò bó; cử chỉ có tự nhiên không; nét mặt bình thường hay có vẻ đặc biệt; ánh mắt có chú ý hay lơ là nhìn xuống; Cách ăn mặc bình thường hay kỳ dị, khác người... Ghi chú những sự khác nhau giữa ngôn ngữ bằng lời nói với ngôn ngữ không bằng lời, sự khác nhau giữa những điều đã nói ra và ý nghĩa của nó: liệu ngôn ngữ thân thể có trái ngược với lời nói hay không?

         Như vậy Nội dung quan sát cần nắm được là:

- Dáng vẻ tổng quát à biểu lộ bên ngoài của ý muốn bên trong. Cần chú ý tránh áp đặt thành kiến và những khuôn mẫu khi diễn giải dáng vẻ tổng quát của thân chủ                   

- Quan sát hành vi à cung cấp dẫn luận về trạng thái tình cảm hiện thời của thân chủ . Tuy nhiên cần thận trọng trong việc đánh giá tinh thần qua quan sát hành vi bởi vì thân chủ thường biết cách giấu các cảm nghĩ của mình

- Tâm trạng và cảm xúc.

- Lời nói và ngôn ngữ: quan sát thấy điều gì được nói ra, nói như thế nào, ngôn ngữ dược sử dụng. Điều được nói ra cho chúng ta biết thân chủ đang nghĩ gì, cung cấp thông tin về thế giới riêng tư của họ. Thông tin này cần thiết để nhà tham vấn lựa chọn những chiến lược tham vấn thích hợp. Ngôn ngữ thân chủ sử dụng thể hiện năng lực của họ trong việc lập luận và có thể diễn đạt ý tưởng rành mạch. Thông tin này giúp nhà tham vấn lựa chọn các chiến lược tham vấn cho phù hợp với năng lực trí tuệ của thân chủ. Nếu một thân chủ dùng “ngôn ngữ đường phố” khi nói chuyện, như sử dụng tiếng lóng thông dụng trong nhóm bạn cùng trang lứa. Nhà tham vấn cần học nghĩa của những từ lóng này để có thể hiểu và nói bằng ngôn ngữ của họ.

4. Kỹ năng phản hồi


Phản hồi trong tham vấn là truyền tải lại những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ nhằm kiểm tra thông tin và thể hiện sự quan tâm, đồng thời khích lệ thân chủ nhận thức về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân để thay đổi.

Trong tham vấn có 2 hình thức phản hồi: phản hồi nội dung và phản hồi cảm xúc.

*Phản hồi nội dung:

*Phản hồi nội dung- Chính là việc tóm tắt câu chuyện của TC, [sau khi lắng nghe kỹ câu chuyện của TC]; dùng ngôn ngữ của nhà TV để tóm gọn lại những gì TC đã nói với thái độ không đánh giá.

Thời điểm nên tóm tắt:

1. Khi có được những thông tin nhất định và cần làm rõ thông tin.

2. Trước đó là những câu hỏi mở, gợi mở, khuyến khích.

3. Khi HS đưa quá nhiều thông tin, hay HS đã nói quá nhiều.

*Phản hồi cảm xúc: nghĩa là nhắc lại cho thân chủ nội dung tình cảm trong ngôn từ của họ. Sử dụng kỹ năng này sẽ giúp thân chủ xác định cảm xúc của chính họ khi nó được phản ánh bởi người khác và là cách có hiệu quả nhất để thể hiện sự thông cảm. Ví dụ “Anh/ chị có vẻ cô đơn và sợ khi sống xa gia đình”… Câu nói đó ngầm định với thân chủ một nội dung, “Tôi thấy rằng tình huống đó đã tạo ra những cảm xúc hay những tình cảm mạnh mẽ đối với anh/ chị và tôi tôn trọng cảm xúc của anh/ chị”. Phản hồi cảm xúc thể hiện sự thông cảm của nhà tham vấn, và sẽ khuyến khích thân chủ sẵn lòng chia sẻ.

            Phản hồi cảm xúc tương tự như diễn đạt lại, nhưng nó tập trung vào nội dung tình cảm qua ngôn từ của thân chủ. Tuy nhiên, anh/ chị nên tránh nhắc lại chính xác những từ của thân chủ để cho nó không có vẻ thiếu chân thật hoặc có vẻ như anh/ chị chỉ đang “nhại lại” họ.

            Nhà tham vấn cũng có thể phản hồi cảm xúc mà không nói một cách công khai. Ví dụ, với trường hợp một thân chủ đang kể về gia đình mình với anh/ chị. Anh/ chị có thể nhận thấy [qua trạng thái khuôn mặt, ngôn ngữ cử chỉ của thân chủ rằng họ đang rất lo lắng và đưa ra nhận xét “Anh/Chị có vẻ buồn khi nói về gia đình”. Câu nói này mở ra cơ hội cho thân chủ phản đối hay đồng ý và thể hiện rằng nhà tham vấn quan tâm đến những gì họ đang cảm nhận.

            Hãy cẩn trọng với những nụ cười, sự lắc nhẹ chân của thân chủ [những cử chỉ này có thể thể hiện sự khó chịu, sự bồn chồn, hay giận dữ] và bất cứ hình thức di chuyển nào của cơ thể. Khoanh tay hoặc bắt chéo chân thể hiện sự thủ thế; quệt mũi có thể thể hiện sự không thoải mái. Những tình cảm được ẩn chứa trong ngôn ngữ cử chỉ, và việc quan sát cẩn trọng những chuyển động của cơ thể thường đưa lại cho anh/ chị những manh mối về những gì đang diễn ra trong thân chủ tốt hơn cả những lời nói. Chính vì vậy mà tham vấn trực diện thường mang lại hiệu quả hơn tham vấn qua điện thoại.

            Nếu anh/ chị nhận thấy điều gì đó trong hành vi không bằng lời của thân chủ mà anh/ chị nghĩ rằng chúng có thể biểu lộ một cảm xúc có ý nghĩa và thầm kín thì cần phải gợi sự chú ý của thân chủ tới điều này. Tuy nhiên, hãy tránh đưa ra các suy diễn về hành vi không bằng lời của thân chủ. Luôn luôn “kiểm tra lại” với thân chủ. Ví dụ “Cô nhận thấy rằng cháu vặn hai tay khi nói về mẹ cháu . Cháu nghĩ gì khi cháu làm như vậy?”.

Tại sao phản hồi cảm xúc lại quan trọng?

Các cảm xúc ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của con người. Chẳng hạn, một người dùng rượu hay thuốc phiện quá mức thường là để thoát khỏi cảm xúc đau đớn mà họ cảm thấy khó chịu khi phải đối phó với chúng. Người ta thường miễn cưỡng khi thừa nhận rằng mình có những cảm xúc tiêu cực hay mâu thuẫn bởi vì họ muốn tránh bị người khác nhận thấy mình “yếu đuối” hay “đáng thương hại”. Nhưng trên thực tế, các cảm xúc là một phần tự nhiên của cuộc sống - bao gồm cả những cảm xúc tiêu cực. Giúp đỡ mọi người làm rõ và khai thác các cảm xúc của họ có thể đặt họ vào trạng thái tốt hơn để đưa ra các quyết định tích cực.

Trước khi anh/ chị và thân chủ đi sâu vào giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, điều cốt yếu là phải khai thác được đầy đủ các cảm xúc của thân chủ. Phản hồi cảm xúc giúp thân chủ hiểu rằng cảm xúc và việc bàn về nó là được thừa nhận. Nhận biết và xử lí các cảm xúc có thể làm giảm nhu cầu thể hiện các cảm xúc đó ra ngoài của thân chủ, và có thể giúp họ nhận ra tác động của những cảm xúc đó lên hành vi của họ.

Khi phản hồi cảm xúc, hãy chú ý đến những bức thông điệp kép và những cảm xúc phức tạp. Tư thế của một người có thể thể hiện một điều trong khi ngôn từ của họ lại nói điều khác. Ví dụ, “Em có vẻ rất tự tin nhưng tư thế của em lại thể hiện một điều khác”. Điều này rất có ý nghĩa với những nhà tham vấn hay nhận biết qua ngôn ngữ cử chỉ và ý nghĩa của chúng. Sẽ không có giá trị gì để phản hồi những cảm xúc mà người nghe sẽ chỉ phủ nhận mà thôi.

Mọi người thường thể hiện những tình cảm bối rối hay phức tạp. Điều này xảy ra trong nhiều tình huống. Một người không thắng nổi cơn nghiện đã ăn cắp tiền của bố mẹ, có thể vẫn rất yêu quý bố mẹ mình. Một người có thể rất muốn cai nghiện để gia đình khỏi đau khổ, nhưng cảm thấy thật khó chiến thắng cơn vật vã. Giúp đỡ thân chủ phân loại những cảm xúc hỗn độn là một phần quan trọng của quá trình giúp đỡ.

5. Kỹ năng thấu cảm


Thấu cảm là khả năng đặt mình vào vị trí của thân chủ, hiểu những cảm xúc của TC đúng như những gì TC đang trải qua và truyền tải sự hiểu này tới TC, làm cho TC cảm thấy được chia sẻ.

Để thực hiện kỹ năng thấu cảm tốt cần nhạy cảm, tinh tế; thái độ quan tâm, “lắng nghe”. Về kiến thức & kỹ năng- cần nhận biết được các biểu hiện cảm xúc của bản thân; nhận biết cảm xúc của người khác thông qua biểu hiện lời nói, cơ thể; biết cách thể hiện những cảm xúc mình cảm nhận được từ TC bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, giúp TC cảm thấy đựợc chia sẻ và làm mạnh.

        Để sử dụng kỹ năng thấu cảm tốt không chỉ phụ thuộc vào kiến thức được học mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tính nhân văn; khả năng làm chủ cảm xúc, kiến thức, tình cảm và nỗ lực luyện tập.

        Kỹ năng nói lời thấu cảm:

       1. Nhắc lại cảm xúc TC đang nói đến, đang trải qua và nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó.

       2. Làm cho TC cảm nhận rằng điều em làm là như thế nào trong hoàn cảnh của em.

       3. Không đưa ra lời khuyên hay bảo TC phải làm gì, như thế nào.

       4. Không đưa kinh nghiệm cá nhân vào câu nói.

       5. Không giảng giải đạo đức

        Nhà TV có thể sử dụng thang đo thấu cảm gồm 4 mức độ:

        Mức độ 1: Gây ra cảm xúc tiêu cực ở TC

        Mức độ 2: Không phản ánh vào vấn đề trọng tâm của TC

        Mức độ 3: TC cảm thấy được chia sẻ

       Mức độ 4: Giúp HS hiểu sâu sắc hơn về cảm xúc của mình. Làm TC cảm thấy được tăng giá trị của mình.

Khi sử dụng thang trên cần lưu ý: tránh mức 1 và 2 vì không có ích cho TC; đồng thời nó có thể gây phản ứng tiêu cực từ phía TC.

Nhà TV cần  phân biệt rõ ràng giữa Thấu cảm và Đồng cảm.

Ví dụ: Hồng nhận được tin bà ngoại của Hồng vừa mất. Hồng rất yêu bà. Giọng Hồng mỗi lúc một gấp gáp rồi òa khóc.

Đồng cảm: Tội nghiệp Hồng, em ấy nhớ đến bà với nỗi tiếc thương [Mẹ/dì/ cậu hiểu nỗi mất mát của em].

Thấu cảm: Mẹ/dì có thể cảm nhận được nỗi đau cũng như tình yêu em dành cho bà.

6. Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh

Đánh giá là một công việc thường niên của nhà tham vấn, đánh giá diễn ra trong tất cả các giai đoạn của tham vấn, có thể trước, trong hoặc sau khi tham vấn nhằm trợ giúp có hiệu quả. Trong tham vấn học đường đánh giá tâm lý HS là một việc làm cần thiết để thu thập dữ liệu cho việc phòng ngừa, can thiệp; đảm bảo tham vấn hướng nghiệp chính xác; giúp HS nhận thức được bản thân từ đó nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải.

Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thu thập những dữ liệu chính xác về đặc điểm tâm lý của học sinh [năng lực, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, mức độ khó khăn tâm lý... ] để có kế hoạch trợ giúp/can thiệp kịp thời và hiệu quả

Mục đích của kỹ năng:phát hiện những nguy cơ, thu thập dữ liệu để hướng nghiệp cho HS, nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của HS để giúp HS nâng cao năng lực giải quyết vấn đề dựa trên thế mạnh của họ.

Các biểu hiện/ thao tác tiến hành kỹ năng:

- Kết hợp các phương pháp khác nhau trong đánh giá: quan sát, trắc nghiệm và trò chuyện…

- Sử dụng các nguồn thông tin khác nhau trong đánh giá: giáo viên, cha mẹ, bạn bè của thân chủ, cộng đồng

- Nhận diện chính xác điểm mạnh/yếu, những khó khăn tâm lý của học sinh

- Sử dụng hợp lý kết quả đánh giá cho các kế hoạch trợ giúp học sinh: kế hoạch phòng ngừa hoặc kế hoạch can thiệp

7. Kỹ năng ghi chép và lưu trữ hồ sơ tâm lý của học sinh


Kỹ năng ghi chép và lưu trữ hồ sơ tâm lý của học sinh là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào việc lưu giữ đầy đủ và khoa học những thông tin về thân chủ, đảm bảo tính bí mật và an toàn, để có thể theo dõi, giám sát những thay đổi/tiến bộ của thân chủ và làm cơ sở cho những kế hoạch trợ giúp, can thiệp nếu có trong tương lai.

Mục đích của kỹ năng: Trong tham vấn học đường việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ tâm lý của HS là rất cần thiết để làm cơ sở, căn cứ cho những kế hoạch trợ giúp và can thiệp tiếp theo; theo dõi và giám sát những thay đổi/tiến bộ của HS, đảm bảo tính liên tục trong tiến trình trợ giúp; cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng trong các trường hợp cấp thiết; cung cấp dữ liệu nghiên cứu và báo cáo định kỳ.

Các biểu hiện/ thao tác tiến hành kỹ năng:

- Thiết kế biểu mẫu lưu trữ rõ ràng, khoa học

- Lưu thông tin một cách an toàn và bảo mật

- Cập nhật thường xuyên thay đổi của thân chủ hoặc những can thiệp mới của cán bộ tham vấn

- Tìm kiếm và sử dụng dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng khi cần thiết

Những nội dung cơ bản cần ghi chép, lưu trữ trong hồ sơ tâm lý HS là:

+ Thông tin chung [tên, tuổi, giới tính, thời gian…]

+ Lý do chuyển đến

+ Thông tin cơ sở về học sinh

+ Tình trạng sức khỏe

+ Tình trạng tâm lý

+ Những nét nổi bật về năng lực và tính cách

+ Lịch sử và hoàn cảnh gia đình

+ Cộng đồng/môi trường xã hội

+ Xác định/ đánh giá vấn đề

+ Nguyên nhân của vấn đề

+ Quá trình tham vấn

+ Những can thiệp đã thực hiện

+ Kết quả đã đạt được

+ Kế hoạch tiếp theo cho ca [nếu có]

Video liên quan

Chủ Đề