Những phát minh của sinh viên Việt Nam

Thảo Loan và Kim Thoa, học sinh Trường THCS Lê Thành Công, huyện Nhà Bè, giới thiệu về máy điều hòa bằng hơi nước - Ảnh: H.HG

Không chỉ có "Xà phòng thảo dược diệt khuẩn", "Máy điều hòa bằng hơi nước", hội thi Khoa học kỹ thuật do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 16-1 dành cho học sinh THCS, THPT còn có "Robot hỗ trợ phòng chống COVID-19", "Robot thu gom rác tự động"...

Ông Hồ Tấn Minh - phó trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM - nhận xét: "Điều đáng ghi nhận ở hội thi là các đề tài nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu, bức xúc của thực tiễn".

Robot phòng dịch, quét rác tự động

Một trong những nơi thu hút nhiều người dự khán nhất tại hội thi Khoa học kỹ thuật năm nay là khu vực giới thiệu về "Robot hỗ trợ phòng chống COVID-19". Đây là sản phẩm của hai học sinh Lê Minh Dũng [lớp 12A7] và Nguyễn Khắc Sơn [lớp 12A4] Trường THPT Trần Văn Giàu, Q.Bình Thạnh.

Dũng bộc bạch: "Dịch COVID-19 hoành hành, trường em phải phân công giáo viên trực ngoài cổng trường để đo thân nhiệt, nhắc học sinh rửa tay... Từ hình ảnh đó em và bạn Sơn nảy ra ý định làm một con robot đặt ngay cổng trường để làm thay công việc của các thầy cô mỗi đầu giờ học. 

Việc này giảm thiểu việc tiếp xúc giữa người và người, tránh được những rủi ro trong thời kỳ phòng chống COVID-19. Khi học sinh đi từ ngoài vào, các bạn sẽ cà thẻ học sinh vào máy để điểm danh. Sau đó các bạn đưa trán mình vào để đo thân nhiệt, đưa hai tay vào để rửa tay rồi đến công đoạn khử khuẩn toàn thân".

Minh Dũng và Khắc Sơn, học sinh Trường THPT Trần Văn Giàu, mời giám khảo hội thi đo thân nhiệt bằng robot hỗ trợ phòng chống COVID-19 - Ảnh: H.HG.

Tương tự, robot thu gom rác tự động của Vũ Hồng Sơn [lớp 12TH] và Nguyễn Minh Hoàng [lớp 11A2] Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cũng khiến nhiều người dự khán xuýt xoa về sự sáng tạo của học sinh thời nay. 

"Điều đặc biệt nhất của robot này là nó tự nhận diện và thu gom rác tự động. Robot sẽ quét 10 lần trong phạm vi GPS được thiết lập từ trước. Nếu có rác, nó sẽ đi đến thu gom rác, sau đó lại "quét" tiếp, nếu không phát hiện rác, robot sẽ quay về trạm để tiết kiệm năng lượng, đồng thời đổ rác chứa trong thân máy" - Hồng Sơn giải thích.

Tại hội thi, một giám khảo đã chia sẻ: "Có thể hai robot trên cần hoàn thiện thêm nhiều tính năng hơn nữa nhưng ý tưởng của học sinh thật tuyệt vời và rất thời sự".

Máy điều hòa, xà phòng thảo dược

"Thời tiết ở TP.HCM quanh năm nắng nóng. Nhà em và trường em không có máy điều hòa. Em và bạn cùng lớp Thảo Loan nảy ra ý nghĩ chế tạo máy điều hòa bằng hơi nước" - Đoàn Thị Kim Thoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Lê Thành Công [huyện Nhà Bè], nói về công trình của mình.

Máy điều hòa của Loan và Thoa là một cái thùng xốp. Bên trên có bốn cái quạt mini. Phía bên hông máy là ba cái ống nhựa thông hơi từ trong thùng ra ngoài kèm theo hệ thống công tắc, mạch điện để điều khiển máy. 

Loan lấy đá viên cho vào máy rồi mời người dự khán bật công tắc. Một luồng gió mát lạnh thổi lên khiến nhiều người thích thú. 

Một giáo viên thắc mắc: "Thường những công việc có liên quan đến mạch điện, cắt, dán keo... phù hợp với các nam sinh. Còn hai em lại là nữ?". "Vì chúng em đều nằm trong đội tuyển vật lý của trường, đều đam mê vật lý nên rất hào hứng khi thực hiện" - Loan cho biết.

Hồng Sơn và Minh Hoàng, học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, giới thiệu về robot tự động thu gom rác - Ảnh: H.HG.

Không những thế, Thoa còn cho biết: "Cái máy đầu tiên tụi em mày mò làm nên bị nhiều lỗi, phải thay mạch điện nhiều lần khá tốn kém. Hiện tụi em đã làm được sáu cái máy điều hòa, giá thành mỗi cái chỉ khoảng 200.000 đồng. 

Em để hai máy trong lớp học bồi dưỡng học sinh giỏi, một máy trong lớp học thường ngày, hai máy để ở nhà bạn Loan và nhà em để sử dụng hằng ngày. Còn một máy thì... mang đi thi".

Một khu vực cũng rất bắt mắt tại hội thi là nơi trưng bày các loại xà phòng thảo dược của Võ Ngọc Ngà và Nguyễn Như Tâm, học sinh Trường THCS Khánh Hội, Q.4. Những bánh xà phòng với nhiều hình thù, màu sắc khác nhau đã kích thích nhiều giáo viên, học sinh cầm lấy, đưa lên mũi ngửi. 

"Bốn loại xà phòng của tụi em không chỉ dùng để rửa tay diệt khuẩn, tắm mà còn có thể dùng để rửa mặt như xà phòng trà xanh - tía tô; xà phòng khoai tây - nghệ; xà phòng cam - gấc; xà phòng làm từ bã cà phê, dầu dừa, dầu ôliu. Chúng đều có tác dụng tẩy tế bào chết, làm đẹp da, giảm quá trình lão hóa của da..." - Như Tâm giới thiệu.

863 đề tài dự thi

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật tại TP.HCM năm học 2020 - 2021 có 863 đề tài đăng ký dự thi cấp TP. Trước đó, học sinh đã trải qua các vòng thi cấp trường hoặc cấp quận, huyện. Tổng số học sinh dự thi là 1.569 học sinh cấp THCS và THPT. Số lượng học sinh và đề tài THCS tăng cả về chất lượng lẫn số lượng so với các năm trước.

Có 50 dự án đến từ 27 trường được lọt vào vòng chung kết cấp TP. Ban tổ chức hội thi sẽ chọn ra sáu đề tài tham gia kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2020 - 2021 được tổ chức tại Huế vào tháng 3-2021.

Ông Nguyễn Văn Hiếu [phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM]:

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Qua nhiều năm tổ chức, có thể nói hội thi Khoa học kỹ thuật đã kích thích sự sáng tạo, phát triển năng lực tự học, giúp học sinh bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Các em đã biết vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Từ đó, các em sáng tạo các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống. Không những thế, hội thi còn góp phần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy và học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

HOÀNG HƯƠNG

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Sinh viên Việt thời đại 4.0 không chỉ có lợi thế về sức khỏe thể chất và tri thức mà còn sở hữu niềm đam mê điều tra và nghiên cứu cùng sức phát minh sáng tạo vô biên. Tự tin và bản lĩnh, những bạn sinh viên năng động này chính là những dẫn chứng tiêu biểu vượt trội cho vai trò người chủ tương lai của quốc gia. Những sáng tạo độc đáo, khu công trình khoa học mang tính ứng dụng cao là những góp phần vô cùng quan trọng mà thế hệ trẻ đã phát minh ra nhằm mục đích thôi thúc sự tăng trưởng cho quốc gia và mang lại quyền lợi không nhỏ cho hội đồng .

Sinh viên tạo ra thực phẩm chức năng từ rau đắng

Nhóm sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo, Trương Trọng Nguyên, Phùng Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hương Lan – cùng là sinh viên ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã giành giải Nhất lĩnh vực công nghệ thực phẩm, Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka năm 2018 nhờ phát minh ý nghĩa về sản phẩm bột rau đắng. Vốn là một loại thực phẩm rất phổ biến trong bữa ăn của nhiều người nhưng ít ai biết rau đắng có nhiều công dụng rất bổ ích, đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Bạn đang đọc: Những phát minh gây ngạc nhiên của sinh viên Việt Nam

Nhờ năng lực quan sát và sự siêng năng mày mò nghiên cứu và điều tra, nhóm bạn trẻ đã phát hiện ra hợp chất triterpen saponin trong rau đắng gồm có bacoside A [ 1.54 – 2 % ] và Bacoside B [ 0.65 – 1 % ]. Hợp chất này có nhiều công dụng dược lý quan trọng như : cải tổ tính năng của não, tăng cường trí nhớ, chống oxi hóa .Dùng những kiến thức và kỹ năng trình độ đã học, nhóm bạn tạo ra một tiến trình sản xuất bột rau đắng chứa hợp chất triterpen saponi. Sau khi được trích ly với điều kiện kèm theo tối ưu hóa, loại sản phẩm được cô đặc lại để tạo thành bột rau đắng có quyền lợi cho sức khỏe thể chất người sử dụng, đồng thời cũng góp thêm phần xử lý đầu ra cho những người nông dân .

Sáng tạo máy bay không người lái

Xem thêm: Lịch sử hình thành và phát triển của máy điều hoà

Đây là phát minh vô cùng độc lạ đến từ nhóm bạn Dương Văn Thiện, Phạm Văn Sáng, Phan Văn Nghiêm và Kiều Thanh Sơn, Đại học Công nghiệp TP. Hà Nội. Tổng số tiền góp vốn đầu tư cho quy mô máy bay khoảng chừng 30 triệu đồng và gặp thất bại vô số lần, nhóm bạn vẫn kiên trì không bỏ cuộc. Nỗ lực suốt hai năm, nhóm nghiên cứu và điều tra ở đầu cuối đã thành công xuất sắc khi chiếc UAV bay lượn trên khung trời ở độ cao 500 m, bay xa khoảng chừng 1 km và thu những tín hiệu về máy tính .

Nhờ phát minh sáng tạo đặc biệt quan trọng này, nhóm bạn đã rinh về rất nhiều những phần thưởng Gianh Giá như giải nhất cuộc thi Robocon teachshow năm trước do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức triển khai, giải ba cuộc thi Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm năm trước, giải nhất báo cáo giải trình nghiên cứu và điều tra đề tài khoa học cấp trường, giải nhất triển lãm khoa học của giảng viên và sinh viên do trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hà Nội và Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức triển khai năm năm trước .

Sinh viên dùng điện thoại quản lý chung cư

Cùng chung niềm đam mê về công nghệ thông tin, ba chàng trai Lê Xuân Tùng, Trần Hoàng Linh, Ðào Hoàng Tiến đến từ Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông đã tự mày mò, nghiên cứu, tạo ra một công cụ đắc lực hỗ trợ việc quản lý chung cư được hệ thống, hiệu quả.

Chăm chỉ trau dồi kiến thức và kỹ năng thực tiễn qua những người làm trong ngành quản trị bất động sản để chuyển hướng sang kiến thiết xây dựng, tìm kiếm giải pháp tương hỗ những yếu tố thực tiễn của ban quản trị tòa nhà và người dân căn hộ cao cấp, sau cuối những nỗ lực của những chàng trai cũng được đền đáp. Ứng dụng này đã trở thành công cụ mưu trí tiên phong tương hỗ quản trị nhà ở tích hợp nhiều loại dịch vụ giá trị ngày càng tăng .

Ứng dụng này thực thi việc nghiên cứu và phân tích những tài liệu để cải tổ dịch vụ tòa căn hộ cao cấp, kiến thiết xây dựng hệ sinh thái căn hộ cao cấp mưu trí với tiêu chuẩn đồng nhất, văn minh. Trên nền tảng điện toán đám mây, ứng dụng hoàn toàn có thể quản trị nhà ở, dân cư, dịch vụ … đồng thời tương hỗ người dân ở căn hộ cao cấp shopping, giao dịch thanh toán kinh tế tài chính, ĐK những dịch vụ, liên lạc với những mọi người xung quanh chỉ qua chiếc điện thoại di động .

Video liên quan

Chủ Đề