Các thuật ngữ trong di truyền học

Các kí hiệu thờng dùng P : thế hệ cha mẹ G : giao tử F : thế hệ con[ trong các phép lai củaMen đen] F1: biểu thi đời con của hai bố mẹ thuầnchủng khác nhau F2: đời sau của cây lai F1 FB: thế hệ sau của phép lai phân tích : đực : cáiì : kí hiệu sự lai giống Hãy chọn ra những cặp tính trạng tơng phảna. Hoa đỏ,b. Hoa đỏ,c. Quả xanh,d. Quả xanh,e. Hạt trơn,g. Thân cao,h. Hoa mọc cách ,i. Hạt trơn,hoa vànghoa trắngquả vànghạt vànghạt nhănthân thấphoa mọc đốihạt dài ? Cặp tính trạng tơng phản là gì Là biểu hiện của 2 trạng thái đốilập, trái ngợc nhau của cùng mộttính trạng Chọn câu đúng:1.a.b.c.d.c.e.Cặp a len:ABaaAaaBAAab Thế nào là alen và cặp alen? A len: Là mỗi trạng thái khác nhau củacùng một gen[ A, a hoặc B, b] Cặp a len: Là 2 alen giống nhau hoặckhác nhau thuộc cùng một gen trêncặp NST tơng đồng ở sinh vật lỡng bội Phân biệt kiểu hình và kiểu gen? Kiểu gen : Là toàn bộ các gen nằmtrong tế bào sinh vật Kiểu hình : Là tổ hợp toàn bộ các tínhtrạng và đặc tính tính của cơ thể đợcbiểu hiện trong một môi trờng nhấtđịnh Hãy chỉ ra các cơ thể mang các cặpgen sau là thể đồng hợp, thể dị hợp?a.b.c.d.e.g.Dda cBBABa aAa Phân biệt thể đồng hợp, thể dị hợp? a. Thể đồng hợp: Là cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc cùng 1 gen b. Thể dị hợp : Là cá thể mang 2 a lenkhác nhau của cùng 1 gen Các kí hiệu thờng dùng P : thế hệ cha mẹ G : giao tử F : thế hệ con[ trong các phép lai củaMen đen] F1: biểu thi đời con của hai bố mẹ thuầnchủng khác nhau F2: đời sau của cây lai F1 FB: thế hệ sau của phép lai phân tích : đực : cáiì : kí hiệu sự lai giống

Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học

Một số thuật ngữ:

+Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng : thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt
+ Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

+ Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân yoos di truyền quy định màu sắc hoa hoặc màu sắc hạt đậu.

+ Giống [hay dòng] thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

Trên thực tế, khi nói giống thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

Một số kí hiệu:

+ P [parentes] : cặp bố mẹ xuất phát.

+ Phép lai được kí hiệu bằng dấu X.

+ G [gamete]: giao tử. Quy ước giao tử đực [hoặc cơ thể đực] , giao tử cái [hay cơ thể cái]

+ F [filia]: thế ệ con. Quy ước F1 là thế hệ thứ nhất, con của cặp P; F2 là thế hệ thứ hai được sinh ra từ F1 do sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1.

Các bài cùng chủ đề

Một số thuật ngữ:

+Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng : thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt
+ Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

+ Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân yoos di truyền quy định màu sắc hoa hoặc màu sắc hạt đậu.

+ Giống [hay dòng] thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

Trên thực tế, khi nói giống thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

Một số kí hiệu:

+ P [parentes] : cặp bố mẹ xuất phát.

+ Phép lai được kí hiệu bằng dấu X.

+ G [gamete]: giao tử. Quy ước giao tử đực [hoặc cơ thể đực] , giao tử cái [hay cơ thể cái]

+ F [filia]: thế ệ con. Quy ước F1 là thế hệ thứ nhất, con của cặp P; F2 là thế hệ thứ hai được sinh ra từ F1 do sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1.

Để nghiên cứu quy luật di truyền Mendel cũng như các quy luật di truyền khác, trước hết chúng ta cần hiểu rõ một số thuật ngữ có liên quan. Mặc dù một số thuật ngữ không phải do Mendel trực tiếp đưa ra nhưng những thuật ngữ hiện đại này vẫn diễn đạt đúng các khái niệm của Mendel. Vì vậy, trong các tài liệu về di truyền học hiện nay trên thế giới, các nhà di truyền học thường dùng các thuật ngữ của di truyền học để mô tả các thí nghiệm cũng như các quy luật của Mendel.

- Tính trạng: Tính trạng là một đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí ... của cơ thể. Ví dụ, tính trạng màu hoa, tính trạng hình dạng hạt, tính trạng màu mắt, tính trạng hình dạng quả ... Tính trạng mà Mendel gọi là tính trạng trội được biểu hiện ở cơ thể lai F1, tính trạng không được biểu hiện ở F1 nhưng được tái xuất hiện ở đời F2 được gọi là tính trạng lặn.

- Kiểu hình: Một tính trạng nào đó của cơ thể sinh vật có thể được biểu hiện ở cac dạng đặc tính khác nhau được gọi là kiểu hình. Ví dụ, tính trạng màu hoa đậu có thể tồn tại ở dạng hoa đỏ hoặc dạng hoa trắng và vì thế ta gọi cây đậu có kiểu hình hoa đỏ hoặc cây đậu có kiểu hình hoa trắng.

- Gen: Ngày nay, chúng ta định nghĩa gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định quá trình tạo ra một sản phẩm nhất định. Sản phẩm của gen có thể là chuỗi polipeptit hay ARN. Tuy nhiên, vào thời của Mendel, ông gọi đó là nhân tố di truyền vì chưa biết được bản chất hóa học của nó là gì. Qua các thí nghiệm của mình, Mendel đã suy ra được sự tồn tại của một thực thể vật chất bên trong tế bào quy định sự biểu hiện của một tính trạng. Ông biết rằng, mỗi tế bào đều có một cặp nhân tố di truyền quy định một tính trạng, vì thế không ai khác chính Mendel là người đầu tiên đưa ra khái niệm gen [ở góc độ một cấu trúc vật chất di truyền bên trong tế bào quy định tính trạng] mặc dù ông không dùng thuật ngữ gen. Thuật ngữ nhân tố di truyền của Mendel vì vậy có thể được thay thế bằng thuật ngữ di truyền học hiện đại là gen.

- Alen: Một gen trong tế bào cơ thể sinh vật lưỡng bội luôn tồn tại hai bản sao. Hai bản sao có thể y hệt nhau về trình tự, số lượng và cách sắp xếp của các nuclêôtit nhưng chúng cũng có thể khác nhau dù chỉ ở một cặp nuclêôtit. Các phiên bản khác nhau của cùng một gen được gọi là các alen của một gen. Các alen thuộc các gen khác nhau được gọi là không alen với nhau [đôi khi còn được gọi là gen không alen với nhau]. Hai alen của cùng một gen trong tế bào của cơ thể lưỡng bội chính là cặp nhân tố di truyền quy định một tính trạng của Mendel. Vì vậy, trong các thí nghiệm của Mendel và các quy luật Mendel, thuật ngữ alen được dùng thay thế cho nhân tố di truyền. Alen quy định kiểu hình trội được gọi là alen trội và được kí hiệu bằng chữ cái in hoa, còn alen quy định kiểu hình lặn được kí hiệu bằng chữ cái in thường.

- Kiểu gen: Kiểu gen là cấu trúc di truyền của tế bào quy định kiểu hình của cơ thể sinh vật. Nếu cây có cấu trúc di truyền gồm hai alen A quy định kiểu hình hoa đỏ thì ta nói cây có có kiểu gen đồng hợp tử là AA. Cây có một alen A và một alen a được gọi là cây có kiểu gen dị hợp tử. Cây có hai alen a, ví dụ aa được gọi là kiểu gen đồng hợp tử lặn. Kiểu gen cũng được dùng để chỉ cấu trúc di truyền [các alen của nhiều gen khác nhau] quy định các tính trạng.

Theo TL CSH THPT

Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học

Một số thuật ngữ:

+ Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng : thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt

+ Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

+ Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa hoặc màu sắc hạt đậu.

+ Giống [hay dòng] thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

Trên thực tế, khi nói giống thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

Một số kí hiệu:

+ P [parentes]: cặp bố mẹ xuất phát.

+ Phép lai được kí hiệu bằng dấu X.

+ G [gamete]: giao tử. Quy ước giao tử đực [hoặc cơ thể đực], giao tử cái [hay cơ thể cái]

+ F [filia]: thế hệ con. Quy ước F1 là thế hệ thứ nhất, con của cặp P; F2 là thế hệ thứ hai được sinh ra từ F1 do sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề