Nhóm trẻ cộng đồng là gì

Mở nhóm trẻ gia đình tại nhà: Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục. Điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục mở nhóm trẻ gia đình tại nhà theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ:1900.6568 để được tư vấn hỗ trợ!

Trẻ em thế hệ tiếp nối tương lai đối với một đất nước, và luôn là vấn đề được Nhà nước và pháp luật ưu tiên và quan tâm hàng đầu. Theo đó, mọi vấn đề liên quan đến trẻ em về một sự phát triển an toàn và bền vững đều được Nhà nước theo dõi rất sát sao trong đó phải kể đến về vấn đề giáo dục. Hiện nay, vì lý do suy thoái đạo đức, trình độ hiểu biết không cao vấn đề bạo hành trẻ em ở môi trường giáo dục đang là một vấn nạn, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi. Do đó, việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh để thành lập các cơ sở mầm non tư thục luộn được nhiều người dân quan tâm để kiểm soát chặt chẽ hơn việc các cơ sở giáo dục được thành lập nhiều nhưng chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ em không cao ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của trẻ nhỏ. Theo đó, để một cơ sở giáo dục mầm non được thành lập ví dụ như nhóm trẻ mẫu giáo cần phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật để đảm bảo một môi trường giáo dục an toàn và có chất lượng tốt.

Nhóm trẻ cộng đồng là gì

Tư vấn điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục mở nhóm trẻ gia đình tại nhà: 19006568

Thứ nhất về điều kiện thành lập nhóm trẻ tại nhà theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định của Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó ở Nghị định 135/2018/NĐ-CP có chú trọng sự sửa đổi, bổ sung điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Nghị định cũng nêu rõ đối với những cơ sở giáo dục trẻ em mầm non nếu chưa đáp ứng đủ những nhu cầu để đưa con đến các cơ sở giáo dục như trường lớp thì có thể thành lập các nhóm trẻ nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:

Nhóm điều kiện về nhân lực để thành lập nhóm trẻ hợp pháp.

Việc thành lập nhóm trẻ tại địa phương phải phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh và nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ mà tại địa phương không bố trí đủ cơ sở, ngoài ra về vấn đề nhân lực phải đáp ứng những điều kiện sau:

Đội ngũ giảng dạy, chăm sóc trẻ phải có trình độ chuyên môn trung cấp sư phạm mầm non được đào tạo theo quy định của Bộ giáo dục. Đội ngũ y tế, kế toán đều phải có bằng trung cấp. Đội ngũ văn thư, cấp dưỡng, bảo vệ phải được bồi dưỡng về vấn đề nghiệp vụ theo đúng quy định.

Ngoài ra những điều kiện về người chăm sóc trẻ phải có đủ điều kiện về sức khỏe của Bộ y tế, về năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự để có khả năng chăm sóc trẻ em.

Nhóm điều kiện về cơ sở vật chất để thành lập nhóm trẻ hợp pháp.

Ngoài những điều kiện về trình độ chuyên môn của nhân lực thì nơi có nhóm trẻ hoạt động phải đảm được về cơ sở vật chất. Về cơ sở vật chất khi thành lập nhóm trẻ phải đảm bảo được không gian và môi trường để các bé phát triển và an toàn.

Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ phải được xây dựng kiên cố, không được dột nát, có độ an toàn, đủ ánh sáng và diện tích phải tối thiểu 15 m2 được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn quy định của luật, có cửa ngăn cách các khu vực sinh hoạt khác để tránh nguy hiểm, bố trí các dụng cụ phòng chống cháy nổ và các trường hợp cấp thiết.

Không giancủa lớp học phải có chỗ vui chơi, đồ dùng đồ chơi có độ an toàn cao, có phòng vệ sinh sạch sẽ và phương tiện phù hợp với lứa tuổi.

Sắp xếp đầy đủ các đồ dùng cá nhân cho trẻ có điều kiện thuận lợi để ăn, uống, ngủ, sinh hoạt.

Nhóm điều kiện về quy mô của nhóm trẻ khi thành lập : Mỗi nhóm trẻ được thành lập phải đáp ứng số lượng cho phép theo quy định của pháp luật làtối đa là 07 (bảy) trẻ;

Nhóm điều kiện và tài liệu nuôi dạy trẻ của nhóm trẻ: Nhóm trẻ phải đáp ứng các điều kiện về việc phải cóđồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ như tài liệu để hướng dẫn thực hiện hoạt động trong giờ chăm sóc trẻ; phải có sổ theo dõi trẻ tình hình tham gia học và quá trình học; In ấn các tài liệu dùng để phối hợp và phổ biến kiến thức cho phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con.

Thứ hai về hồ sơ thành lập nhóm trẻ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với hồ sơ thành lập nhóm trẻ thì tổ chức, cá nhân có nguyện vọng thành lập cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây để hoàn thành thủ tục:

Đơn đề nghị thành lập nhóm trẻ mẫu giáo độc lập theo mẫu quy định

Văn bản giải trình về điều kiện vật chất tại phòng nuôi giữ trẻ bao gồm phòng ốc, dụng cụ, đồ chơi.vv..vv

Các loại giấy tờ chứng minh văn bằng và điều kiện năng lực của đội ngũ giáo viên theo quy định của pháp luật

Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở, Hợp đồng thuê nhà.

Thứ ba, Về trình tự thực hiện việc thành lập nhóm trẻ mẫu giáo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định cuả pháp luật, để có thể thành lập nhóm trẻ mẫu giáo hợp pháp và được cơ quan chức năng công nhận thì tổ chức, cá nhân có mong muốn thành lập nhóm trẻ phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật như đã nêu trên một cách đầy đủ và hợp lệ. Sau khi chuẩn bị được hồ sơ đầy đủ thì tổ chức, cá nhân này phải nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng có thẩm quyền ở đây là Uỷ ban nhân dân xã. Sau nhận được hồ sơ, Uỷ ban nhân dân xã xã thực hiện các thủ tục tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi bổ sung, nếu hồ sơ đã hợp lệ thì trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan này soạn thảo văn bản gửi lên cấp trên cụ thể là Phòng giáo dục và đào tạo để xác thực các điều kiện và kiểm tra lại các cơ sở vật chất của trường hợp yêu cầu này.

Sau khi Phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện đã tiếp nhận hồ sơ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc cơ quan này sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm tra trên thực tế, xem xét cá nhân, tổ chức này có đủ điều kiện chưa? Nếu đã đủ điều kiện thì cơ quan này gửi văn bản về Uỷ ban nhân dân xã để truyền đạt ý kiến thông qua cho cá nhân, tổ chức yêu cầu thành lập nhóm trẻ.

Sau khi nhận được ý kiến từ Phòng đào tạo thì trong vòng 10 ngày làm việc, căn cứ vào văn bản trả lời của Phòng đào tạo và các điều kiện thực tế xem xét thì Uỷ ban nhân dân cấp xã cụ thể là Chủ tịch xã sẽ ra quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ mẫu giáo tại địa phương. Trong trường hợp nếu như lời đề nghị này không được chấp thuận do không đủ điều kiện hay vi phạm pháp luật thì phải thông báo đến Phòng giáo dục và đào tạo cùng các cá nhân, tổ chức có nguyện vọng bằng văn bản nêu rõ lý do.

Như vậy, thời gian giải quyết nguyện vọng thành lập nhóm trẻ, từ ngày cá nhân, tổ chức có văn bản đề nghị cho đến khi có được văn bảncho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là 25 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

1. Giáo viên tiều học có được phép mở nhóm trẻ tư thục không?

Tóm tắt câu hỏi:

Em là giáo viên anh văn trường tiểu học, có được phép đăng ký mở nhóm trẻ tư thục được ko, vì em co rất nhiều thời gian rãnh vào buổi sáng, em sẽ thuê thêm giáo viên mầm non cùng làm. Nếu được e phải có bằng gì để mở, nếu ko thì e nên làm thế nào, xin tư vấn dùm e với. Em xin cảm ơn nhiều?

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 15 Thông tư 13/2015/TT-BGDDT về quy chế tổ chức hoạt động trường mầm non tư thục quy định tiêu chuẩn chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục như sau:

Điều 15. Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục

Xem thêm: Quy định về đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục

1. Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

2. Tiêu chuẩn:

a) Cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Phẩm chất, đạo đức tốt;

c) Sứckhỏetốt;

d) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

Theo đó bạn phải có bằng tốt nghiệp trung học trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục thì bạn mới có thể mở lớp mẫu giáo, nhóm trẻ tư thục.

Nhiệm vụ và quyền hạn khi bạn là chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục như sau:

Xem thêm: Mức xử phạt đối với cơ sở mầm non tư thục hoạt động không phép

Nhiệm vụ:

+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịchỦy bannhân dân cấp xã và phòng giáo dục và đào tạo về hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục do mình quản lý;

+ Chỉ đạo, điều hành hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;

+ Đảm bảo an toàn cho trẻ em, giáo viên và nhân viên trong nhóm, lớp;

+ Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm, lớp theo quy định;

+ Có trách nhiệm trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chi phí khác cho giáo viên, nhân viên;

+ Có kế hoạch kiểm tra sứckhỏeđịnh kỳ và thực hiện chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ cho giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước;

+ Công khai các nguồn thu, thực hiện thu chi tài chính theo quy định hiện hành.

Xem thêm: Quy định về giải thể, đóng cửa trường mầm non tư thục

Quyền hạn:

+ Được ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên theo quy định;

+ Giám sát giáo viên trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;

+ Được làm giáo viên giảng dạy nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;

+ Được phép thỏa thuận mức học phí với phụ huynh;

+ Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.

Ngoài ra, bạn phải đáp ứng được cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo Điều 14 Thông tư 13/2015/TT-BGDDT như sau:

Điều 14. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục

Xem thêm: Điều kiện làm chủ, thủ tục thành lập nhóm lớp mầm non tư thục

1. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có cơ cấu, tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của nhóm, lớp.

2. Trẻ em trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được tổ chức theo quy định tại Điều 13 Điều lệ trường mầm non. Số trẻ em trong một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có không quá 50 (năm mươi) trẻ.

3. Điều kiện, thủ tục đăng ký thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non.

4. Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của phụ huynh và phảiđăng kýhoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã.

a) Điều kiện đăng ký hoạt động:

Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 (bảy) trẻ;

Người chăm sóc trẻ có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;

Cơ sở vật chất phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu như sau:

Xem thêm: Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục

+ Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có diện tích tối thiểu là 15m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát, đủ ánh sáng, sàn nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ, có cửa ngăn cách với các khu vực khác;

+ Có đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ;

+ Có đủ đồ dùng cá nhân phục vụ trẻ ăn, uống, ngủ, sinh hoạt và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; có đủ nước chín cho trẻ uống hàng ngày;

+ Có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ; có đủ nước sạch cho trẻ dùng.

Có bản thỏa thuận với phụ huynh về việc nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.

Có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.

b) Cá nhân có văn bản đăng ký hoạt động nhóm trẻ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong văn bản nêu rõ các điều kiện theo quy định tại điểm a, khoản này và cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.

5. Ủy bannhân dân cấp xã chỉ đạo tổ chức kiểm tra (thường xuyên, đột xuất) hoạt động của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, nhóm trẻ quy định tại khoản 4 Điều này trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và đình chỉ các nhóm, lớp không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Xem thêm: Mức xử phạt đối với cơ sở mầm non hoạt động không phép

Như vậy, nếu bạn muốn đăng ký mở nhóm trẻ, mầm non tư thục độc lập thì phải đáp ứng được các yêu cầu trên. Sau đó chuẩn bị giấy đề nghị thành lập nhóm trẻ, mầm non tư thục độc lập, các văn bằng, chứng chỉ giáo viên gửi Ủy ban nhân dân xã, phường.

2. Viên chức có được thành lập nhóm trẻ không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là viên chức nhà nước có bằng thạc sĩmầm non. Nay tôi muốn mở nhóm trẻ gia đình thì tôi có được đứng tên không? Nếu được thì cần làm thủ tục ra sao?Cần những bằng cấp, chứng chỉ nào?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về vị trínhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục:

1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thụclàcơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước cóthẩm quyềncho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

Căn cứ vào Điều 15 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT đưa ra quy định về chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục như sau:

1. Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Xem thêm: Số tiền được phép giữ quỹ của thủ quỹ trường mầm non

2. Tiêu chuẩn:

a) Cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Phẩm chất, đạo đức tốt;

c) Sứckhỏetốt;

d) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

Do việc mở nhóm trẻ gia đình không có yêu cầu về việc chủ nhóm trẻ bắt buộc không được là công chức, viên chức nênbạn cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, có sức khoẻ tố, phẩm chất đạo đức tốtthì bạn sẽ đủ điều kiện để mở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 14 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về Điều kiện đăng ký hoạt động như sau:

4. Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của phụ huynh và phảiđăng kýhoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Xem thêm: Trường mầm non tổ chức bốc thăm để nhận trẻ học mẫu giáo có đúng không?

a) Điều kiện đăng ký hoạt động:

Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 (bảy) trẻ;

Người chăm sóc trẻ có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;

Cơ sở vật chất phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu như sau:

+ Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có diện tích tối thiểu là 15m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát, đủ ánh sáng, sàn nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ, có cửa ngăn cách với các khu vực khác;

+ Có đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ;

+ Có đủ đồ dùng cá nhân phục vụ trẻ ăn, uống, ngủ, sinh hoạt và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; có đủ nước chín cho trẻ uống hàng ngày;

+ Có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ; có đủ nước sạch cho trẻ dùng.

Xem thêm: Trẻ em phẫu thuật bẩm sinh nằm viện có được hưởng bảo hiểm không?

Có bản thỏa thuận với phụ huynh về việc nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.

Có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.

b) Cá nhân có văn bản đăng ký hoạt động nhóm trẻ gửiỦy bannhân dân cấp xã. Trong văn bản nêu rõ các điều kiện theo quy định tại điểm a, khoản này và cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo tổ chức kiểm tra (thường xuyên, đột xuất) hoạt động của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, nhóm trẻ quy định tại khoản 4 Điều này trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và đình chỉ các nhóm, lớp không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT (được sử đổi bởi Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT)ban hành điều lệ trường mầm nonnhư sau:

3. Hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập:

a)Hồ sơ gồm có:

Tờ trình đề nghị thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ và hướng dẫn thủ tục mở, thay đổi, đình chỉ, giải thể lớp mẫu giáo độc lập tư thục

Văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên giảng dạy tại lớp đó.

b) Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi phòng giáo dục và đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

Trong thời hạn 10 ngày, phòng giáo dục và đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của phòng giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản cho phép thành lập. Trường hợp không cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản thông báo đến phòng giáo dục và đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết rõ lý do và hướng giải quyết.

3. Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư.trước kia tôi mở lớp mầm non tư thục, và được Ủy ban nhân dân xã ra quyết định cho mở 1 lớp mẫu giáo 3 tuổi theo đăng ký ban đầu.Đến năm học 2016-2017 này, chúng tôi đã có 3 lớp mẫu giáo ở các độ tuổi 3, 4, 5 tuổi. vậy tôi có phải làm thủ tục chia tách lớp không thưa luật sư? Nếu có thì thủ tục gồm những gì? ?

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 13 Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐTthì:

1.Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;

Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;

Lớp mẫu giáo 5 6 tuổi: 35 trẻ.

Như vậy, căn cứ vào số lượng trẻ tối đa trong mỗi lớp thuộc một độ tuổi nhất định theo quy định trên sẽ được bố trí lớp và giáo viên phù hợp. Đối với việccơ sở củabạn hiện đang có 3 lớpmẫu giáo ở các độ tuổi 3, 4, 5 tuôi và có phải làm thủ tục chia tách hay không phải căn cứ vào số lượng trẻ tối đa trong 1 lớp là bao nhiêu. Trong trường hợp số trẻ vượt quá mức tối da được cho phép thì bạn sẽ phải thực hiện thủ tục chia tách lớp.

TheoThông tư44/2010/TT-BGDĐTSửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theoQuyết định số14/2008/QĐ-BGDĐTngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì Điều kiện để thực hiện sát nhập, chia táchđình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhà trường, nhà trẻ được sửa đổi như sau:

1. Sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ

a) Việc sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;

Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;

Bảo đảm quyền lợi của trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Ngoài ra, khoản2 Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BGDĐTcũng sửa đổi ĐIều 12 Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐTnhư sau:

Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập:

a) Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Bảo đảm quy định tại Điều 13 của Điều lệ này.

Bảo đảm an toàn và quyền lợi của trẻ và giáo viên.

Góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Như vậy, việc chia tách trong trương hợp này phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội, đảm bảo phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo giục trẻ. Việc thực hiện thủ tục được tiến hành như sau:

Hồ sơ gồm có:

Đề án sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;

Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xem xét hồ sơ và có văn bản gửi phòng giáo dục và đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Sau khi kiểm tra, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã;

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào kết quả kiểm tra của phòng giáo dục và đào tạo, trả lời bằng văn bản về việc cho phép thành lập hoặc không cho phép thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trong thời hạn không quá 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

4. Điều kiện và thủ tục thành lập nhóm trẻ

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư. Hiện tôi đang có ý định mở nhóm trẻ tại nhà và tôi có ý định mở chiêu sinh trước khi nộp hồ sơ xin cấp phép thì có được không? Thời gian đăng ký chậm nhất là bao lâu và có được treo biển tên trước không? Xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Theo như bạn trình bày, bạn muốn đăng ký hoạt động nhóm trẻ, bạn phải đảm bảo được các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT như sau:

Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 (bảy) trẻ;

Người chăm sóc trẻ có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;

Cơ sở vật chất phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu như sau:

+ Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có diện tích tối thiểu là 15m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát, đủ ánh sáng, sàn nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ, có cửa ngăn cách với các khu vực khác;

+ Có đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ;

+ Có đủ đồ dùng cá nhân phục vụ trẻ ăn, uống, ngủ, sinh hoạt và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; có đủ nước chín cho trẻ uống hàng ngày;

+ Có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ; có đủ nước sạch cho trẻ dùng.

Có bản thỏa thuận với phụ huynh về việc nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.

Có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nếu bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì bạn có văn bản đăng ký hoạt động nhóm trẻ gửiỦy bannhân dân cấp xã. Trong văn bản nêu rõ các điều kiện theo quy định trênvà cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.Danh sách kèm theo hồ sơ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại cơ sở bao gồm :

+ Sơ yếu lý lịch;

+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ hợp lệ;

Nhóm trẻ cộng đồng là gì

Luật sư tư vấn điều kiện và thủ tục thành lập nhóm trẻ:1900.6568

+ Hợp đồng làm việc của cơ sở với từng cá nhân;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị của cơ quan y tế cấp Huyện trở lên.

Thời gian thực hiện: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Ủy bannhân dân cấp xã chỉ đạo tổ chức kiểm tra (thường xuyên, đột xuất) hoạt động của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, nhóm trẻ quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐTtrên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và đình chỉ các nhóm, lớp không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Khoản 2 Điều 26Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về việc xử lý vi phạm như sau:

2. Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm an toàn và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; không bảo đảm yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị; hoặc không có quyết định cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục mà vẫn hoạt động thì tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:

a) Nhắc nhở bằng văn bản;

b) Xử phạt hành chính theo quy định hiện hành;

c) Tạm ngừng công tác của cá nhân, cán bộ, giáo viên, nhân viên hoặc tạm ngừng hoạt động giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục;

d) Đình chỉ hoạt động hoặc giải thể;

đ) Kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu bạn chưa có giấy phép hoạt động đối với nhóm trẻ thì bạn không được thực hiện việc chiêu sinh cũng như đặt biển hiệu quảng cáo.

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
Nhóm trẻ cộng đồng là gì

Chức vụ: Giám đốc điều hành

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

Tổng số bài viết: 8.230 bài viết