Nhiệm vụ của Ban chăm sóc sức khỏe học sinh

Cập nhật: 25/04/2022 08:49 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Y tế học đường là khái niệm không còn quá xa lạ trong môi trường học và xã hội hiện nay. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết Y tế học đường là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin liên quan về ngành này trong chuyên mục dưới đây nhé.

1. Khái niệm về Y tế học đường là gì?

Y tế học đường hay còn gọi là y tế trường học thuộc chuyên ngành y tế dự phòng bao gồm hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh. Đồng thời còn biến các kiến thức khoa học thành những kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động đời sống đối với lứa tuổi học đường.

Y tế học đường là gì?

Lĩnh vực Y tế học đường thuộc chuyên ngành Y học dự phòng nhằm để nghiên cứu điều kiện sống, học tập và sinh hoạt tác động lên cơ thể học sinh. Dựa vào cơ sở đó để xây dựng và triển khai những biện pháp can thiệp phù hợp đạt được mục tiêu bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. Qua đó để đảm bảo những điều kiện thuận lợi để các em học sinh được phát triển một cách toàn diện.

Theo đó, y tế học đường bao gồm các lĩnh vực sau: Vệ sinh trường học, Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học, Giáo dục sức khỏe trong trường học…

2. Tầm quan trọng của Y tế học đường như thế nào?

– Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh chiếm trên 1/4 dân số cả nước, đây chính là mầm non tương lai của đất nước. Đảm bảo sức khỏe cho học sinh cũng như quyết định đến khuynh hướng sức khỏe của dân tộc ta trong tương lai

– Thế hệ học sinh hiện nay thuộc lứa tuổi trẻ đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt. Do vậy để thế hệ tương lai khỏe mạnh thì phải chú ý ngay từ bây giờ. Một số nghiên cứu cho thấy, những bệnh ở tuổi trưởng thành đều bắt nguồn từ tuổi đến trường như: suy dinh dưỡng, cận thị, bệnh tiêu hóa, tim mạch, cong vẹo cột sống, bướu cổ, lao, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

– Môi trường trường học thường tập trung rất nhiều trẻ em, đây sẽ là điều kiện để lan nhanh các bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, từ nhà trường tới gia đình hay ra ngoài toàn xã hội. Trong đó phải kể đến các bệnh truyền nhiễm gây dịch như ho gà, cúm, sởi, giun sán, quai bị, bạch hầu, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ…

– Học sinh là cầu nối của 3 môi trường [nhà trường – gia đình – xã hội], nếu những mầm non này được chăm sóc và giáo dục tốt về mặt sức khỏe sẽ tác động đến cả 3 môi trường trên.

– Trường học là môi trường giáo dục toàn diện dành cho thế hệ trẻ. Bởi vậy nếu  công tác chăm sóc sức khỏe được thực hiện tốt thì những nội dung giáo dục khác như Đức – Trí – Thể – Mỹ – Nghề nghiệp cũng sẽ được thực thi.

Với tầm quan trọng của mầm non trẻ em là tương lai đất nước thì càng khẳng định được tầm quan trọng của Y tế học đường đối với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của thế hệ trẻ hiện nay. Đồng thời cho thấy quan trọng tương đương với nội dung khác của nhà trường, qua đó nhằm thực hiện tốt khẩu hiệu: “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”, “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”.

3. Nhiệm vụ của Y tế trường học

Nhiệm vụ của Y tế học đường hiện nay khá quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em. Dưới đây là 4 đầu công việc quan trọng cần thực hiện:

3.1. Thực hiện công tác vệ sinh môi trường trường học:

– Vệ sinh môi trường trường học gồm các công việc vệ sinh quy hoạch, phòng thí nghiệm, xây dựng trường, vệ sinh phòng học, vệ sinh môi trường: các công trình vệ sinh, cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải.

– Vệ sinh đối với lao động và sinh hoạt tại nhà trường [theo lịch thời khoá biểu trong ngày, trong tuần, thời gian và gánh nặng thực hành lao động tại môi trường nhà trường]

– Vệ sinh trang thiết bị và dụng cụ học tập bao gồm bàn ghế, vệ sinh học cụ, bảng và đồ dùng học tập].

– Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm chế độ dinh dưỡng và vệ sinh nhà ăn trong nhà trường.

3.2. Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học

– Thực hiện khám và điều trị một số bệnh thông thường như: cảm cúm, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy hay nhiễm trùng ngoài da…

– Tiến hành sơ cấp cứu ban đầu: Xử lý ngay tại chỗ một số vấn đề về tai nạn, các biến chứng do tai nạn gây ra bao gồm: chảy máu, bong gân, gẫy xương, sai khớp, ngừng tim, điện giật, ngừng thở, động kinh, súc vật cắn, đuối nước, bỏng, ngộ độc, dị vật rơi vào mắt, dị ứng…

– Khám sức khỏe theo định kỳ và phân loại sức khỏe học sinh.

– Quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh

3.3. Triển khai chương trình phòng chống bệnh tật và tai nạn trong trường học:

– Phòng chống những bệnh truyền nhiễm

+ Những bệnh truyền qua đường hô hấp  bao gồm bệnh bạch hầu, lao, cúm, ho gà, thủy đậu, sởi, sốt ban, viêm màng não, đau mắt đỏ, quai bị, SARS, H5N1].

+ Một số bệnh truyền qua đường tiêu hoá bao gồm thương hàn, tả, lỵ, bại liệt, tiêu chảy cấp, viêm gan siêu virus A, giun sán].

+ Các bệnh truyền qua đường máu như viêm gan B, sốt Dangue, viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết dangue, sốt vàng; dịch hạch, sốt rét, giun chỉ].

+ Bệnh truyền qua da và niêm mạc bao gồm lậu cầu, uốn ván, than, giang mai, leptospira, mắt hột, dại, HIV/AIDS.

– Phòng chống một số bệnh tật học đường như cận thị hay cong vẹo cột sống.

– Phòng chống tai nạn, thương tích.

– Các chương trình chăm sóc sức khỏe trong trường học như phòng chống sốt rét’ chăm sóc răng miệng, phòng chống lao, phòng chống mắt hột….

3.4. Giáo dục sức khoẻ:

– Giáo dục vệ sinh cá nhân cho các học sinh.

– Nâng cao hiểu biết và có kỹ năng phòng chống bệnh tật.

– Giáo dục về giới tính.

4. Nhiệm vụ của cán bộ y tế tại các trường học

– Xây dựng kế hoạch về các hoạt động y tế với năm học, trình lãnh đạo phê duyệt đồng thời tổ chức thực hiện

– Sơ cứu đồng thời xử lý ban đầu những bệnh thông thường, quản lý y dụng cụ và tủ thuốc.

– Tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ và thực hiện quản lý hồ sơ sức khỏe của học sinh và giáo viên

– Tổ chức những chương trình y tế để đưa vào trường học

Y tế học đường thực sự quan trọng hiện nay

– Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường:

+ Chỉ đạo các yêu cầu về vệ sinh học đường, vệ sinh khu nội trú, bán trú, môi trường trong nhà trường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tuân thủ nội quy của nhà trường

+ Thực hiện công tác tuyên truyền về giáo dục sức khỏe, phòng dịch và phòng bệnh theo lịch hoạt động của Nhà trường và theo theo yêu cầu của y tế địa phương

– Tham gia vào các lớp đào tạo bồi dưỡng y tế trường học được tổ chức bởi ngành Y tế cùng với những yêu cầu do y tế học đường cấp quận, huyện đề ra

– Sơ kết, tổng kết về công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế học đường theo quy định

Như vậy các bạn đã nắm được công việc của y tế học đường cụ thể, đây là ngành nghề rất cần thiết hiện nay. Các bạn có thể lựa chọn để mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai nhé.

5. Mức lương Y tế học đường hiện nay như thế nào?

Theo Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hồ Chí Minh, Ngành Y tế học đường là một chuyên ngành nhỏ của ngành Y Dược. Đây là ngành học được đánh giá có mức lương ổn định và hấp dẫn. Tuy nhiên cũng như các ngành khác thì mức lương Y tế học đường phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của các bạn cùng với trình độ chuyên môn. Thống kê cho thấy, các cử nhân mới tốt nghiệp sẽ được hưởng mức lương từ 5 - 7 triệu đồng. Trong khi đó thì những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm ngành Y tế học đường này thì sẽ được hưởng mức lương hấp dẫn từ 7 - 10 triệu hoặc có thể cao hơn tùy vào môi trường làm việc.

Điều đó cho thấy ngành Y tế học đường mang đến đầu công việc vô cùng thú vị, ý nghĩa, được đánh giá khá phù hợp với những bạn trẻ yêu thích công việc chăm sóc sức khỏe cho những mầm non tương lai của đất nước.

Không chỉ vậy, những người thực hiện nhiệm vụ y tế học đường còn được hưởng mức phụ cấp cực kỳ hấp dẫn, tùy vào từng cơ sở 

Thông tin trên đây nhằm giải đáp cho bạn kiến thức về y tế học đường như thế nào. Chuyên mục sau sẽ tiếp tục cập nhật kiến thức liên quan để các bạn tham khảo nhé. Chúc bạn thành công!

--- Chọn liên kết --- Lựa chọn website liên kết Sở Giáo dục và Đào tạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

PHÒNG GD & ĐT VĨNH LINH

TRƯỜNG MNCL XÃ VĨNH HÀ

 
 
 

Số: ….. /QĐ-MNVH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 

                Vĩnh Hà, ngày 05 tháng 10  năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Ban chăm sóc sức khỏe học sinh

                         

                    HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MNCL XÃ VĨNH HÀ

Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường công tác Y tế trong các trường học;

Căn cứ vảo Thông tư liên tịch số 22/2013/ TTLT- BGDĐT- BYT ngày 18/6/2013 của Bộ Y tế về việc quy định đánh giá công tác Y tế tại cơ sở Giáo dục Mầm non;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 05 năm 2016 của Bộ Y tế - Bộ GD&ĐT về Quy định về công tác y tế trường học;

Căn cứ Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT, ngày 13/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường Mầm non quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non;

Xét đề nghị của Cán bộ y tế học đường trường MNCL xã Vĩnh Hà.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Ban chăm sóc sức khỏe học sinh Trường MNCL xã Vĩnh Hà gồm các ông [bà] có tên sau [Có danh sách kèm theo]

Điều 2. Ban chăm sóc sức khỏe học sinh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động y tế trường học; thực hiện nhiệm vụ khác theo các văn bản hướng dẫn hiện hành về công tác chăm sóc sức khỏe học sinh. Tổ chức họp theo định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình sức khỏe học sinh. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên ban chỉ đạo do trưởng ban chỉ đạo phân công.

Điều 3. Các ông [bà] có tên ở điều 1 căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh [b/c];

- UBND xã Vĩnh Hà [b/c];

- Thành viên BCSSKHS;

- Wbesite của trường;               

- Lưu.

 HIỆU TRƯỞNG

Lê Thị Linh

DANH SÁCH

Ban chăm sóc sức khỏe học sinh trường MNCL xã Vĩnh Hà

[Kèm theo Quyết định số 122/QĐ-MNVH ngày 05/10/2018 của Trường MNCL Vĩnh Hà]

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

được giao

1

Bà: Lê Thị Linh

Hiệu trưởng

Trưởng ban

2

Ông: Hoàng Trọng Tài

Trưởng trạm y tế xã

P. Trưởng ban

3

Bà: Trần Thị Vân

Nhân viên y tế

Ủy viên

thường trực

4

Bà: Lê Thị Thúy

CTCĐ – PHT phụ trách công tác CSND

Uỷ viên

5

Bà: Đặng Thị Kim Thanh

Kế toán – Văn phòng

Ủy viên

6

Bà: Nguyễn Thị Hải Quỳnh

BCH chi đoàn

Ủy viên

7

Bà: Phạm Thị Sương

Trưởng ban đại diện CMHS

Uỷ viên

PHÒNG GD & ĐT VĨNH LINH

TRƯỜNG MNCL XÃ VĨNH HÀ

 
 
 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 

                Vĩnh Hà, ngày 10  tháng 10  năm 2018

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

CÁC THÀNH VIÊN BAN CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH

 
 

STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

được giao

Công việc

Ghi chú

1

Lê Thị Linh

Trưởng ban

- Xây dựng kế hoạch hoạt động, chỉ đạo thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo.

- Phối hợp với cơ sở y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong ban chỉ đạo.

- Sơ kết tổng kết và báo cáo kết quả y tế.

2

Hoàng Trọng Tài

Phó ban

- Khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ và phân loại sức khỏe

- Sơ cứu, cấp cứu, chữa bệnh cho trẻ

- Tổ chức thực hiện công tác phòng chống các dịch bệnh

3

Trần Thị Vân

Ủy viên thường trực

- Xây dựng các loại kế hoạch chi tiết về công tác y tế học đường, vệ sinh bán trú, công tác phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống SDD và phòng chống dịch bệnh.

- Kết hợp với trạm y tế khám chữa bệnh cho học sinh theo định kỳ.

- Quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe trẻ

- Mua bảo quản cấp thuốc theo quy định

- Khám và điều trị ban đầu cho trẻ khi có biểu hiện ốm, ngã, đau bụng...

- Thông báo tình hình bệnh tật của học sinh kịp thời tới nhà trường, các bậc phụ huynh

- Cân đo tổng hợp sức khỏe trẻ

- Kiểm tra vệ sinh môi trường nhóm lớp, kiểm tra ATTP

- Thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về chuyên môn nghiệp vụ.

- Theo dõi thường xuyên diễn biến dịch bệnh theo mùa và có phương án đề xuất trong việc phòng chống dịch bệnh.

4

Lê Thị Thúy

Ủy viên

- Phụ trách chung việc chăm sóc sức khỏe trẻ trong nhà trường

- Trực tiếp chỉ đạo công tác bán trú và vệ sinh ATTP trong nhà trường.

5

Đặng Thị Kim Thanh

Ủy viên

- Phụ trách công tác hồ sơ tài chính liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh bao gồm mua sắm vật tư ý tế theo quy định, giải quyết các chế độ liên quan đến BHYT, BHTT học sinh.

6

Nguyễn Thị Hải Quỳnh

Ủy viên

- Tuyên truyền giáo dục các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho CBGV và gia đình trẻ

- Đôn đốc và nhắc nhở các lớp đảm bảo vệ sinh nhóm lớp. đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường xung quanh lớp học, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.

6

Phạm Thị Sương

Uỷ viên

- Phối hợp với nhà trường tuyên truyền tới phụ huynh về công tác chăm sóc sức khỏe trẻ và phòng chống dịch bệnh cho trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề