Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết

Với thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, lành mạnh, bạn sẽ dễ gặp mắc phải các bệnh tiêu hóa. Trong đó, nhiễm trùng đường tiêu hóa là bệnh lý nguy hiểm cần được lưu ý. Vậy nhiễm trùng tiêu hóa là gì? Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Làm thế nào giúp phòng và điều trị bệnh? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

1. Nhiễm trùng tiêu hóa là gì?

Nhiễm trùng tiêu hóa là tình trạng tiêu chảy dạng phân nước hoặc nhớt, diễn ra liên tục trong vài ngày. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự tấn công của các vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn và nấm men vào cơ thể người. Bên cạnh đó, một số ít trường hợp bị nhiễm trùng tiêu hóa do sự xâm nhập và gây tổn thương của các loại ký sinh trùng.

Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta quá coi thường, bỏ qua việc theo dõi và điều trị thì bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tùy vào từng tác nhân gây bệnh, bệnh sẽ tiến triển theo nhiều mức độ khác nhau.

Theo thống kê, người dân ở các quốc gia đang và chậm phát triển có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Nguyên nhân là do chất lượng cuộc sống còn thấp và chưa thực sự được quan tâm. Đặc biệt là người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu cũng là đối tượng rất dễ mắc các bệnh tiêu hóa.

Nhiễm trùng tiêu hóa là gì và nguyên nhân nào gây ra bệnh là câu hỏi mà nhiều người tìm hiểu

2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhiễm trùng đường tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể mà còn gây hại cho sức khỏe nói chung. Vì vậy, xác định được nguồn gây bệnh là rất quan trọng. Từ đó, chúng ta có thể chủ động ngăn ngừa và phòng bệnh được hiệu quả hơn.

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là các loại vi sinh vật. Chúng tồn tại và phát triển ở rất nhiều nơi trong môi trường. Trong đó, dễ gây bệnh nhất là các sinh vật có trong thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn. Ngày nay, nguồn thực phẩm bẩn, ô nhiễm, không rõ nguồn gốc đang được bán tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng có nguy cơ mắc bệnh cao. Chính vì vậy, chúng ta cần lựa chọn thực phẩm thật kỹ càng, cẩn thận, ăn chín uống sôi để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Bên cạnh đó, vi khuẩn gây bệnh còn có thể xuất hiện ở một số loại thịt cá với hàm lượng độc tố và thủy ngân cao. Đồng thời, các đồ ăn đóng hộp cũng là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển.

Hiện nay, rất nhiều quán ăn và gia đình có thói quen ăn rau sống mà có thể chưa được rửa sạch. Đây cũng là nơi nhiều loại vi khuẩn ẩn nấp nên rất dễ gây bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng nước bị ô nhiễm, chưa đun sôi hay vệ sinh chân tay chưa sạch sẽ trước khi ăn được coi là nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh tiêu hóa ngày càng gia tăng.

3. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiêu hóa

Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng điển hình dưới đây:

3.1 Đau bụng

Đa số người bệnh bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ cảm thấy đau bụng, đau từng cơn và co thắt vùng bụng. Đau diễn ra liên tục, cứ sau 3-5 phút, người bệnh lại cảm nhận được cơn đau bụng. Tình trạng này kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu, không thể làm việc và sinh hoạt bình thường. Nguyên nhân là do vi sinh vật tấn công và gây tổn thương ruột và đại tràng.

3.2 Tiêu chảy

Tiêu chảy là triệu chứng điển hình nhất khi bạn gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Tác nhân gây bệnh hoạt động mạnh trong cơ thể sẽ khiến đường ruột bị kích thích, gây nên tình trạng tiêu chảy. Người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân thường lỏng nát hoặc lẫn chất nhầy. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất nước và rất dễ dẫn đến tử vong.

Triệu chứng điển hình của nhiễm trùng tiêu hóa là đau bụng, tiêu chảy và chán ăn

3.3. Chán ăn

Khi đường tiêu hóa có vấn đề, đau bụng và tiêu chảy, chúng ta sẽ cảm thấy ăn uống không được ngon miệng. Càng ăn vào lại càng cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn. Cùng với đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Sau vài ngày mắc bệnh, cân nặng có thể giảm đi rõ rệt.

Ngoài ra, người bệnh bị nhiễm trùng đường tiêu hóa còn có thể bị rối loạn giấc ngủ, căng thẳng, lo âu, sa sút tinh thần.Về lâu dài, bệnh gây ra nhiều tác động xấu đối với sức khỏe và tâm lý. Chính vì vậy, cần điều trị dứt điểm ngay từ khi phát hiện những triệu chứng khởi đầu của bệnh.

4. Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa

Phần lớn người bệnh bị nhiễm trùng đường tiêu hóa với biểu hiện đặc trưng là tiêu chảy đều có khả năng tự phục hồi mà không cần điều trị. Việc người bệnh cần phải thực hiện ngay khi ấy là đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nếu người bệnh bị mất quá nhiều nước trong quá trình bị tiêu chảy hay bị nôn, sốt, cần đến cơ sở y tế để được xử lý, truyền bù nước kịp thời. Cơ thể mất quá nhiều nước sẽ dẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc.

Người bị nhiễm trùng tiêu hóa cần bổ sung đủ nước và điện giải để tránh tình trạng mất nước

Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm, thông thường sẽ là xét nghiệm mẫu phân. Với những trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ở lại viện để truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các vi pháp điều trị khác. Tùy vào kết quả xét nghiệm mẫu phân để tìm tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Thông thường, sẽ mất khoảng một vài tuần để cơ thể bình phục trở lại.

Lưu ý: Khi nghi ngờ nhiễm trùng đường tiêu hóa người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm.

5. Cách phòng bệnh hiệu quả

Nhìn chung, việc phòng ngừa các bệnh tiêu hóa không quá phức tạp. Điều quan trọng là bạn phải có ý thức chủ động và biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Đầu tiên là cần vệ sinh chân tay sạch sẽ trước, sau khi ăn và ngay sau khi đi vệ sinh. Việc này nên hình thành thói quen, khá nhiều người chủ quan mà bỏ qua bước này. Người lớn nên làm gương để trẻ nhỏ thực hiện theo đẻ hình thành ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ.

Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa, bạn đừng quên lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Khi chế biến cần rửa sạch sẽ, đảm bảo ăn chín, uống sôi.

Để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, bạn cũng nên tẩy giun thường xuyên, bổ sung lợi khuẩn hoặc men vi sinh đường ruột.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn đọc hiểu thêm nhiễm trùng tiêu hóa là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh hiệu quả. Bệnh này một trong những bệnh tiêu hóa thường gặp, tuy không khó điều trị nhưng tuyệt đối không được chủ quan tránh xảy ra những hệ quả nghiêm trọng.

Trong các bệnh nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ, ngoài nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp còn phải kể đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Thời gian gần đây, số trẻ em nhập viện mắc các bệnh đường tiêu hóa có dấu hiệu gia tăng. Bệnh nhi thường tập trung ở trẻ dưới 3 tuổi, thân hình bụ bẫm. Biểu hiện ban đầu là tiêu chảy, sốt nên gia đình thường tự mua thuốc cho trẻ uống, đến giai đoạn sốc [sốt cao, xuất huyết dạ dày] mới đưa vào bệnh viện.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ thường do các vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli [E. coli] hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng gây ra. Ðây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy quan trọng nhất trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ hay mắc vì hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời còn non yếu. Ở các nước phát triển, trẻ dưới 5 tuổi và thiếu niên có tỷ lệ mắc cao nhất, còn ở các nước đang phát triển, đối tượng chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi.

Con đường lây nhiễm là do tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm. Người ta cho rằng sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi và kháng thể chưa phát triển hoàn thiện là điều kiện khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

Thời kỳ lây truyền kéo dài suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, thường từ vài ngày đến vài tuần. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính với các đặc điểm điển hình như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ 1 – 10 ngày tuỳ theo thể trạng của từng người. Khi nhiễm khuẩn, trẻ đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với chất nhày và có bạch cầu. Những người không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày.

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

– Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.

– Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.

– Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.

– Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.

– Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.

– Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.

Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…

Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol, nước trái cây pha loãng, nước cháo muối; ăn uống bình thường theo nhu cầu. Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu. Hoặc trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều. Tiêu chảy nhiều lần [5-6 lần/giờ], phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít… nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
 


 

L. reuteri Protectis là tên thương mại của chủng Probiotic: L.reuteri DSM 17938 - thành phẩm là BioGaia Protectis:

 - Là chủng lợi khuẩn có 152 nghiên cứu lâm sàng trên 14.500 đối tượng [bao gồm trẻ sơ sinh, sinh non, trẻ em, người lớn]

 - Được WGO [Tổ chức Tiêu Hóa Thế Giới] và ESPGHAN [Hội Nhi Khoa Châu Âu] khuyến cáo sử dụng được trên cả trẻ sinh non [100% thành phần tự nhiên]
 - Được FDA chứng nhận an toàn ở cấp GRAS - an toàn tuyệt đối.
 

 - Giảm 75% thời gian quấy khóc [khóc dạ đề - Colic] trong 2 tuần, 90% sau 4 tuần sử dụng - là sản phẩm duy nhất trên thế giới được WGO khuyến cáo cho trẻ bị Colic [hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh]
 - 100% trẻ cải thiện táo bón chức năng sau 4 tuần.
 - Giảm 80% hiện tượng nôn trớ sinh lý ở trẻ sau 4 tuần.
 - Giảm 75% tác dụng phụ do kháng sinh ở trẻ.  - Giảm 60% - 70% tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ [dự phòng]  - Giảm 65% - 70% tỉ lệ viêm hô hấp ở trẻ.  - Sản phẩm an toàn tuyệt đối, có thể sử dụng lâu dài [12 tháng] mà không không gây phụ thuộc, hay tác dụng phụ nào.

 - Có thể sử dụng đề điều trị tiêu chảy, tiêu chảy cấp ở trẻ [liều dùng tư vấn của bác sĩ].

1. Bạn có thể CHAT với chúng tôi và để lại SĐT, Địa chỉ và Họ tên người nhận để đặt hàng, công ty sẽ giao hàng tận nơi.
2. Đặt hàng Online tại đây Click Ngay 3. Đặt hàng qua Hotline: 0246 2600 292 - 0243 684 9999 [giờ hành chính từ T2-T6]

4. Đặt hàng qua Fanpage của công ty: Tại Đây [nhắn tin để lại sđt]

Video liên quan

Chủ Đề