Nhà văn Nga Lê môn xốp từng viết

Phụ lục VI

VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

[Kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ]

I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU 1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu [.]; sau dấu chấm hỏi [?]; sau dấu chấm than [!]; sau dấu chấm lửng […]; sau dấu hai chấm [:]; sau dấu hai chấm trong ngoặc kép [: "…"] và khi xuống dòng.

2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy [; ] và dấu phẩy [,] khi xuống dòng. Ví dụ:

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI 1. Tên người Việt Nam

 

a] Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ: - Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng… b] Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Bác Hồ, Cụ Hồ…

2. Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

 

a] Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt [phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ]: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố. Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-rô…

III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ 1. Tên địa lý Việt Nam

 

a] Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung [tỉnh, huyện, xã…] với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk …; quận Hải Châu, huyện Gia Lâm, huyện Ea H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát….; phường Nguyễn Trãi, xã Ia Yeng… b] Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ… c] Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội. d] Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình [sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm…] với danh từ riêng [có một âm tiết] trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy… Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long… đ] Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…

2. Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

 

a] Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam. Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha… b] Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán – Việt [phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ]: Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 2, Mục II. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin…

IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC 1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

 

Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ:  - Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Ban Quản lý dự án Đê điều;… - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài; - Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định;… - Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông;… - Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;… - Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam;… - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam… - Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Ủy ban nhân dân quận Ba Đình; Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản;… - Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo;… - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội; Trường Đại học dân lập Văn Lang; Trường Trung học phổ thông Chu Văn An; Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; Trường Tiểu học Thành Công;… - Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Ứng dụng công nghệ;… - Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc; Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư, lưu trữ; Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Trung tâm Tư vấn Giám sát chất lượng công trình;… - Báo Thanh niên; Báo Diễn đàn doanh nghiệp; Tạp chí Tổ chức nhà nước; Tạp chí Phát triển giáo dục; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật;… - Nhà Văn hóa huyện Gia Lâm; Nhà Xuất bản Hà Nội; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;… - Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm; Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy; Xí nghiệp Chế biến thủy sản đông lạnh; Xí nghiệp Đảm bản an toàn giao thông đường sông Hà Nội; Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305;… - Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng; Công ty Nhựa Tiền Phong; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Vận tải Đông Nam Á; Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình;… - Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam… - Vụ Hợp tác quốc tế; Phòng Nghiên cứu khoa học; Phòng Chính sách xã hội; Hội đồng Thi tuyển viên chức; Hội đồng Sáng kiến và Cải tiến kỹ thuật;… - Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn phòng Trung ương Đảng.

2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

 

a] Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc [UN]; Tổ chức Y tế thế giới [WHO]; Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN];… b] Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh. Ví dụ: WTO; UNDP; UNESCO; SARBICA; SNG…

V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC 1. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự

 

Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ hạng. Ví dụ: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Sao vàng, Huân chương Lê-nin; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Chiến công; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang; Bằng Tổ quốc ghi công; Giải thưởng Nhà nước; Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Thầy thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;…

2. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu

 

Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ:  - Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống V.V. Pu-tin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…. - Phó Thủ tướng, Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng, Tổng thư ký… - Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn H, Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M…

3. Danh từ chung đã riêng hóa

 

Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Bác, Người [chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh], Đảng [chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam],...

4. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm

 

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9; ngày Quốc tế Lao động 1-5; ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10; ngày Lưu trữ Việt Nam lần thứ Nhất,…

5. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại

 

Tên các sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì phải ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Phong trào Cần vương; Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh; Cách mạng tháng Tám; Phong trào Phụ nữ Ba đảm đang;… Tên các triều đại: Triều Lý, Triều Trần,…

6. Tên các loại văn bản

 

Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Bộ luật Dân sự, Luật Giao dịch điện tử;… Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm. Ví dụ: - Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động… - Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật Giao dịch điện tử…

7. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí

 

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo. Ví dụ: tác phẩm Đường kách mệnh; từ điển Bách khoa toàn thư; tạp chí Cộng sản;…

8. Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm

 

a] Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân,… b] Tên các ngày tiết và ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn; tết Đoan ngọ; tết Trung thu; tết Nguyên đán;… Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể [như Tết thay cho tết Nguyên đán]. c] Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,…

9. Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

 

- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; đạo Cao Đài… hoặc chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi như: Nho giáo; Thiên Chúa giáo; Hồi giáo;… - Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: lễ Phục sinh; lễ Phật đản;…

[Trích Thông tư Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ, số  01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 ]

_____________________________________________

QUYẾT ĐỊNH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003

về việc ban hành Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/20021/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; 

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiểu học và Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Bản Quy định này được sử dụng trong việc biên soạn, biên tập sách giáo  khoa viết theo Chương trình các môn học ở tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông [được ban  hành theo các Quyết định số 43/2001/QĐ-BGDĐT ngày 09/11/2001, số 03/2002/ QĐ-BGDĐT ngày 24/01/2002 và số 47/2002/QĐ-BGDĐT ngày 19/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo].   .

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, Giám đốc Nhà xuất bản Giao dục và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỨ TRƯỞNG

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIẾT HOA TÊN RIÊNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA

[Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và  Đào tạo]

I. CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG VIỆT NAM

1 Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

- Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo.

- Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai.

- Tố Hữu, Thép Mới.

- Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.

* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người .

Ví dụ:

- Ông Gióng, Bà Trưng.

- Đồ Chiểu, Đề Thám. 

2. Tên địa lý: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

- Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ.

- Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó.

* Chú ý: Tên địa lý được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên -gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lý và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lý.

Ví dụ:

- Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc.

- Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây.

- Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thủy, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu.

3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.

4. Tên người, tên địa lý và tên các địa tộc việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết [các âm tiết đọc liền nhau]: Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

Ví dụ:

- Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi.

- Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng.

- Y-rơ -pao, Chư-pa.

5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.

Ví dụ:

- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I; Trường Tiểu học Kim Đồng. 

- Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I.

6 . Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật,  sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng. 

Ví dụ:

- [chú] Chuột, [bác] Gấu, [cô] Chào Mào, [chị] Sáo Sậu

- [bác] Nồi Đồng [cô] Chổi Rơm, [anh] Cần Cẩu

- [ông] Mặt Trời, [chị] Mây Trắng.

II. CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI

1. Tên người, tên địa lý:

1 1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt:

Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam.

Ví dụ:

- Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành.

- Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên.

1. 2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt [phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc]: Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nôi giữa các âm tiết.

Ví dụ:

- Phơ-ri-đơ-rich Ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin.

- Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri.

2. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài:

2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam.

Ví dụ:

- Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp.

- Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh.

2.2. Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tùy từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch  nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên không viết tắt .

Ví dụ:. WB [Ngân hàng Thế giới], hoặc WB [World Bank]./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỨ TRƯỞNG

Đặng Huỳnh Mai

-------------------------------

Nguồn:  Công báo số 21-22 [1676-1677], ra ngày 10/4/2003.

Page 2

I. TỪ LÁY & TỪ CÓ DẠNG LÁY:

• Các thanh ngang [viết không có dấu] và sắc đi với thanh hỏi, ví dụ như: dư dả, lửng lơ, nóng nẩy, vất vả...

• Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã, ví dụ như: tầm tã, lững lờ, vội vã, gọn ghẽ...

Quy tắc từ láy chỉ cho phép viết đúng chính tả 44 âm tiết dấu ngã sau đây:

- ã ầm ã, ồn ã

- sã suồng sã

- thãi thưà thãi

- vãnh vặt vãnh

- đẵng đằng đẵng

- ẫm ẫm ờ

- dẫm dựa dẫm, dọa dẫm, dò dẫm

- gẫm gạ gẫm

- rẫm rờ rẫm

- đẫn đờ đẫn

- thẫn thờ thẫn

- đẽ đẹp đẽ

- ghẽ gọn ghẽ

- quẽ quạnh quẽ

- kẽo kẽo kẹt

- nghẽo ngặt nghẽo 

- nghễ ngạo nghễ

- nhễ nhễ nhại

- chễm chiễm chệ

- khễng khập khễng

- tễng tập tễnh

- nghễu nghễu nghện

- hĩ hậu hĩ

- ĩ ầm ĩ

- rĩ rầu rĩ, rầm rĩ

- hĩnh hậu hĩnh, hợm hĩnh

- nghĩng ngộ nghĩnh

- trĩnh tròn trĩnh

- xĩnh xoàng xĩnh

- kĩu kĩu kịt

- tĩu tục tĩu

- nhõm nhẹ nhõm

- lõng lạc lõng

- õng õng ẹo

- ngỗ ngỗ nghịch, ngỗ ngược

- sỗ sỗ sàng

- chỗm chồm chỗm

- sỡ sặc sỡ, sàm sỡ

- cỡm kệch cỡm

- ỡm ỡm ờ

- phỡn phè phỡn

- phũ phũ phàng

- gũi gần gũi

- hững hờ hững

Ngoài ra còn có 19 âm tiết dấu ngã khác dùng như từ đơn tiết mà có dạng láy ví dụ như:

- cãi cọ

- giãy giụa

- sẵn sàng

- nẫu nà

- đẫy đà

- vẫy vùng

- bẽ bàng

- dễ dàng

- nghĩ ngợi

- khập khiễng

- rõ ràng

- nõn nà

- thõng thượt

- ngỡ ngàng

- cũ kỹ

- nũng nịu

- sững sờ

- sừng sững

- vững vàng

- ưỡn ẹo

Cần phải nhớ cãi cọ khác với củ cải, nghĩ ngợi khác với nghỉ ngơi, nghỉ học.

Như vậy quy tắc hài thanh cho phép viết đúng chính tả 63 âm tiết dấu ngã.

Ngoài ra còn có 81 âm tiết dấu ngã dưới đây thuộc loại ít dùng:

Ngãi, tãi, giãn [dãn], ngão, bẵm, đẵm [đẫm], giẵm [giẫm], gẵng, nhẵng, trẫm, nẫng, dẫy [dãy], gẫy [gãy], nẫy [nãy], dẽ, nhẽ [lẽ], thẽ, trẽ, hẽm [hẻm], trẽn, ẽo, xẽo, chễng, lĩ, nhĩ, quĩ, thĩ, miễu, hĩm, dĩnh, đĩnh, phĩnh, đõ, ngoã, choãi,doãi, doãn, noãn, hoãng, hoẵng, ngoẵng, chõm, tõm, trõm, bõng, ngõng, sõng, chỗi [trỗi], giỗi [dỗi], thỗn, nỗng, hỡ, xỡ, lỡi, lỡm, nỡm, nhỡn, rỡn [giỡn], xũ, lũa, rũa [rữa], chũi, lũi, hũm, tũm, vũm, lũn [nhũn], cuỗm, muỗm, đuỗn, luỗng, thưỡi, đưỡn, phưỡn, thưỡn, chưỡng, gưỡng, khưỡng, trưỡng, mưỡu.

Tôi để ý thấy rất nhiều lỗi chính tả ở những âm tiết rất thường dùng sau đây: đã [đã rồi], sẽ [mai sẽ đi], cũng [cũng thế], vẫn [vẫn thế], dẫu [dẫu sao], mãi [mãi mãi], mỗi, những, hễ [hễ nói là lam], hỡi [hỡi ai], hãy, hẵng.

Cũng có những trường hợp ngoại lệ như:

1. Dấu ngã: đối đãi [từ Hán Việt], sư sãi [từ Hán Việt], vung vãi [từ ghép], hung hàn [từ Hán Việt], than vãn, ve vãn, nhão nhoét [so sánh: nhão nhẹt], minh mẫn [từ Hán Việt], khe khẽ [so sánh: khẽ khàng], riêng rẽ, ễng ương, ngoan ngoãn, nông nỗi, rảnh rỗi, ủ rũ...

2. Dấu hỏi: sàng sảy [từ ghép], lẳng lặng, mình mẩy, vẻn vẹn, bền bỉ, nài nỉ, viển vông, chò hỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ, sừng sỏ, học hỏi, luồn lỏi, sành sỏi, vỏn vẹn, mềm mỏng, bồi bỏ, chồm hổm, niềm nở, hồ hởi...

II. TỪ HÁN VIỆT:

a] Dùng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là:

• Ch-: chuẩn, chỉ, chỉnh, chủ, chuẩn, chủng, chuyển, chưởng.

• Gi-: giả, giải, giảm, giản, giảng, giảo.

• Kh-: khả, khải, khảm, khảng, khảo, khẳng, khẩn, khẩu, khiển, khoả, khoản, khoảnh, khổ, khổng, khởi, khuẩn, khủng, khuyển, khử.

• Và các từ không có phụ âm đầu như: ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu.

b] Dùng dấu ngã khi có phụ âm đầu là:

• D-: dã, dẫn, dĩ, diễm, diễn, diễu, dĩnh, doãn, dõng, dũng, dữ, dưỡng.

• L-: lãm, lãn, lãng, lãnh, lão, lẫm, lễ, liễm, liễu, lĩnh, lõa, lỗi, lỗ, lũ, lũng, luỹ, lữ, lưỡng.

• M-: mã, mãi, mãn, mãng, mãnh, mão, mẫn, mẫu, mỹ, miễn.

• N-[kể cả NH-NG]: nã, não, ngã, ngãi, ngẫu, nghĩa, nghiễm, ngỗ, ngũ, ngữ, ngưỡng, nhã, nhãn, nhẫn, nhĩ, nhiễm, nhiễu, nhỡn, nhũ, nhũng, nhuyễn, nhưỡng, noãn, nỗ, nữ.

• V-: vãn, vãng, vẫn, vĩ, viễn, vĩnh, võ, võng, vũ.

c] 33 từ tố Hán-Việt có dấu ngã cần ghi nhớ [đối chiếu với bản dấu hỏi bên cạnh]:

- Bãi: bãi công, bãi miễn.

- Bảo: bảo quản, bảo thủ. Bão: hoài bão, bão ho

- Bỉ: bỉ ổi, thô bỉ Bĩ: vận bĩ, bĩ cực thái lai

- Cưỡng: cưỡng bức, miễn cưỡng

- Cửu: cửu trùnh, vĩnh cửu Cữu: linh cữu

- Đãi: đối đãi, đãi ngộ

- Đảng: đảng phái Đãng: quang đãng, dâm đãng

- Để: đại để, đáo để, triệt để Đễ: hiếu đễ

- Đỗ: đỗ quyên

- Hải: hải cảng, hàng hải Hãi: kinh hãi

- Hãm: kìm hãm, hãm hại

- Hãn: hãn hữu, hung hãn

- Hãnh: hãnh diện, kiêu hãnh

- Hoãn: hoãn binh, hoà hoãn

- Hổ: hổ cốt, hổ phách Hỗ: hỗ trợ

- Hỗn: hỗn hợp, hỗn độn

- Huyễn: huyễn hoặc

- Hữu: tả hữu, hữu ích

- Kỷ: kỷ luật, kỷ niệm, ích kỷ, thế kỷ Kỹ: kỹ thuật, kỹ nữ

- Phẫn: phẫn nộ

- Phẫu: giải phẫu

- Quẫn: quẫn bách, quẫn trí

- Quỷ: quỷ quái, quỷ quyệt Quỹ: công quỹ, quỹ đạo

- Sỉ: sỉ nhục, liêm sỉ Sĩ: sĩ diện, chiến sĩ, nghệ sĩ

- Tể: tể tướng, chúa tể, đồ tể Tễ: dịch tễ

- Thuẫn: hậu thuẫn, mâu thuẩn

- Tiễn: tiễn biệt, thực tiễn, hoả tiễn

- Tiểu: tiểu đội, tiểu học Tiễu: tuần tiễu, tiễu phỉ

- Tỉnh: tỉnh ngộ, tỉnh thành Tĩnh: bình tĩnh, yên tĩnh

- Trĩ: ấu trĩ

- Trữ: tích trữ, trữ tình

- Tuẫn: tuẫn nạn, tuẫn tiết

- Xả: xả thân Xã: xã hội, xã giao, thị xã

III. TÓM LẠI:

1. Từ láy: Các thanh ngang và sắc đi với thanh hỏi. Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã. Để cho dễ nhớ chúng ta có thể tóm gọn trong hai câu thơ sau:

Chị Huyền vác nặng ngã đau

Anh Sắc không hỏi một câu được là [Hoàng Anh Tuấn].

2. Từ Hán Việt phần lớn viết với dấu hỏi [trong tổng số yếu tố Hán-Việt, có 176 yếu tố viết dấu hỏi, chiếm 62%; 107 yếu tố viết dấu ngã, chiếm 38%], [Hoàng Phê, 6].

• Dùng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là CH, GI, KH và các từ khởi đầu bằng nguyên âm hoặc bán nguyên âm như ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu.

• Dùng dấu ngã khi có phụ âm đầu là M, N [NH-NG], V, L, D, N [cho dễ nhớ tôi viết thành Mình Nên Viết Là Dãu Ngã] [Hoàng Anh Tuấn].

Như vậy chỉ cần nắm các qui tắc trên và nhớ 33 trường hợp đặc biệt viết với dấu ngã là có thể viết đúng chính tả toàn bộ 283 yếu tố Hán-Việt có vấn đề hỏi ngã cũng coi như nắm được căn bản chính tả DẤU HỎI HAY DẤU NGàtrong tiếng Việt [Hoàng Phê, 1].

Phần 1: Các lỗi về dấu câu và cách trình bày:

Các dấu dùng để kết thúc câu [dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm] phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.

Ví dụ cách viết đúng:

- Hôm nay là thứ mấy? [dấu chấm hỏi viết sát chữ y]

Ví dụ cách viết sai:

- Hôm nay là thứ mấy ? [dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng]

Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng.

Ví dụ cách viết đúng:

- Đây là vế trước, còn đây là vế sau.

Ví dụ cách viết sai:

- Đây là vế trước , còn đây là vế sau.

Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.

Ví dụ cách viết đúng:

- Hắn nhìn tôi và nói “Chuyện này không liên quan đến anh!”

Ví dụ cách viết sai:

- Hắn nhìn tôi và nói “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”

Phần 2: Những từ nhiều người thường viết sai:

- “Dành” và “giành”:

Dành: động từ mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu, chia phần cho ai đó. Ví dụ: để dành, phần này dành cho bạn [tương đương với “phần này thuộc về bạn”].

Giành: động từ chỉ sự tranh đoạt. Ví dụ: giành giật, giành chính quyền.

- “Dữ” và “giữ”:

“Dữ” là tính từ chỉ tính cách. Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung dữ, dữ dội…

“Giữ” là động từ chỉ việc sở hữu, bảo vệ. Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ…

- “Khoảng” và :khoản”:

“Khoảng” để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn. Vi dụ: khoảng cách, khoảng không, khoảng thời gian.

“Khoảng” cũng có khi được dùng để chỉ sự ước lượng. Ví dụ: Nhóm người đó có khoảng chục người.

“Khoản” là một mục, một bộ phận. Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền.

- Số chẵn, số lẻ:

Chẵn dấu ngã, lẻ dấu hỏi là đúng.

- Bán sỉ, bán lẻ:

Cách viết đúng: Cả sỉ và lẻ đều là dấu hỏi.

- “Chẳng lẽ” [một từ thường đặt ở đầu câu, dùng để diễn tả suy đoán về một khả năng mà bản thân không muốn tin hoặc không muốn nó xảy ra]:

Chẳng dấu hỏi, lẽ dấu ngã. Cái này ngược lại hoàn toàn với “số chẵn, số lẻ”.

- “Chuyện” và “truyện”:

“Chuyện” là thứ được kể bằng miệng. “Truyện” là chuyện được viết ra và được đọc.

Ví dụ: “chuyện cổ tích” được kể dựa theo trí nhớ nhưng khi chuyện cổ tích được in vào sách thì nội dung được in đó gọi là “truyện cổ tích”. Và nếu có người đọc cuốn sách đó thì người đó đang đọc “truyện cổ tích”.

- “Sửa” và “sữa”:

Sửa xe, sửa máy móc, sửa chữa là dấu hỏi.

Sữa bò, sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua là dấu ngã.

- “Chửa” và “chữa”:

Chửa: đồng nghĩa với mang thai, là dấu hỏi.

Chữa: đồng nghĩa với “sửa”, thường ghép với nhau thành từ ghép “sửa chữa” [lưu ý: sửa dấu hỏi, chữa dấu ngãmặc dù hai từ này đồng nghĩa]

- “Dục” và “giục”:

“Dục” nói về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo dục, tình dục, dục vọng.

“Giục” nói về sự hối thúc. Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục.

- “Giả”, “giã” và “dã”:

“Giả”: không phải thật nhưng trông giống thật. Ví dụ: hàng giả, giả dối, giả vờ

“Giả” còn là một từ gốc Hán mang nghĩa “người”. Ví dụ: tác giả [người tạo ra], cường giả [kẻ mạnh], khán giả [người xem], diễn giả [người nói trước công chúng về một chủ đề nào đó].

“Giã”: thường ghép với các từ khác. Ví dụ: giục giã, giã từ.

“Dã”: mang tính chất rừng rú, hoang sơ, chưa thuần hóa. Ví dụ: dã thú, hoang dã, dã tính, dã man.

- “Sương” và “xương”:

“Sương”: hơi nước xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc trong những hoàn cảnh thời tiết đặc biệt. Ví dụ: sương mù, giọt sương, hơi sương, sương muối.

“Xương”: phần khung nâng đỡ cơ thể động vật. Ví dụ: bộ xương, xương bò, xương hầm.

- “Xán lạn”:

“Xán lạn” là cách viết đúng. Cả “xán” và “lạn” đều là những từ gốc Hán. “Xán” là rực rỡ, “lạn” là sáng sủa. Tất cả các cách viết khác như “sáng lạn”, “sáng lạng”, “sán lạn”… đều là những cách viết sai. Đây là một từ khó, khó đến nỗi rất nhiều bài báo cũng dùng sai.

- “Rốt cuộc”:

“Rốt cuộc” là cách viết đúng. Nhiều người thường hay viết sai từ này thành “rốt cục” hoặc “rút cục”.

- “Kết cục”:

“Kết cục” là cách viết đúng. “Kết cuộc” là cách viết sai.

- “Xuất” và “suất”:

“Xuất” là động từ có nghĩa là ra. Ví dụ: sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu, xuất hành, xuất phát, xuất xứ, xuất nhập… “Xuất” còn có nghĩa là vượt trội, siêu việt. Ví dụ: xuất sắc, xuất chúng…

“Suất” là danh từ có nghĩa là phần được chia. Ví dụ: suất ăn, tỉ suất, hiệu suất…

- “Yếu điểm” và “điểm yếu”:

“Yếu điểm”: có nghĩa là điểm quan trọng. “Yếu điểm” đồng nghĩa với “trọng điểm”.

“Điểm yếu”: đồng nghĩa với “nhược điểm”.

- “Tham quan”:

"Tham quan" nghĩa là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết. “Tham quan” là cách viết đúng, “thăm quan” là cách viết sai.

Phần 3: Một số quy tắc chính tả:

- Ch/tr:

Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm như oa, oă, oe, uê. Do đó nếu gặp các vần này, ta dùng ch. Ví dụ: sáng choang, áo choàng, chích chòe, loắt choắt, chuệch choạc, chuếnh choáng…

Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Ví dụ: trịnh trọng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu...

Những từ chỉ vật dụng quen thuộc hoặc các mối quan hệ trong gia đình thường có âm đầu là ch. Những từ mang nghĩa phủ định cũng có âm đầu là ch. Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo,... chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ,... cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt,… chẳng, chưa, chớ, chả.

- R/d/gi:

Chữ r và gi không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm [oa, oe, uê, uy]. Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi. Ví dụ: dọa nạt, kinh doanh, duy trì, hậu duệ…

Trong các từ Hán Việt:

+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d.

Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu...

+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi.

Ví dụ: giải thích, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác...

+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu a và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a.

Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do thám, dương liễu, dư dật, ung dung...

Phần 4: Bí quyết viết đúng chính tả:

Có những lỗi chính tả chúng ta viết sai mà không biết mình viết sai. Những lỗi này thường do bạn đã quen thuộc với chúng trong thời gian dài nên dù sau khi viết xong đọc lại bạn cũng không phát hiện ra.

Tốt nhất hãy để người khác đọc bài viết của bạn và nhờ họ góp ý, sau khi đã biết được lỗi sai thì hãy ghi nhớ chúng để không phạm phải lần sau.

Tra từ điển tiếng Việt [nếu không có từ điển giấy, có thể tra từ điển online trên mạng] để kiểm tra những từ mà bạn không nhớ rõ cách viết hoặc những từ mà bạn nghi ngờ.

Có một số lỗi không phải do bạn sai chính tả mà là do lỗi đánh máy. Sau khi viết, hãy kiểm tra lại cẩn thận bài viết của bạn để tìm và sửa những lỗi này.

Page 3

Quê Hương

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng giong thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng lũ lượt kéo ghe về Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Nhớ con sông quê hương

Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển

Vẫn trở về lưu luyến bên sông

* * *

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam" Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả những người không quen biết...

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không ghềnh thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương...

Page 4

 Dù là Word, Excel hay Power Point thì bạn cũng chỉ có thể tùy chọn in trên 1 mặt giấy, do vậy chúng ta sẽ phải lựa chọn in trang theo kiểu chẵn – lẻ, một mặt chẵn sau đó lật lại

in một mặt lẻ.


In trực tiếp từ Word, Excel, Power Point, bằng cách điền các trang, slide, từ đó bạn phân biệt
được chẵn lẻ.

Ví dụ: Trong word, chúng ta sẽ in 1 mặt chẵn và 1 mặt lẻ, do đó chúng ta sẽ chỉnh thông số in như sau:

Ví dụ: Bạn in 4 slide Power Point trên 1 mặt như vậy ta sẽ có: Slide 1 – 2 – 3 – 4, Slide 9 – 10 – 11 – 12,…. sẽ là mặt lẻ. Còn các slide 5 – 6 – 7 – 8… sẽ là mặt chẵn, từ đó bạn sẽ in được hai mặt.

[cái này thủ công, không tiện lợi đối với file nhiều Slide]

Cách 2:

Khoa học và thông minh hơn, bằng cách sử dụng phần mềm hỗ trợ:
Sử dụng thêm máy in ảo
Bạn vào đây tải và cài máy in ảo vào máy [Link từ trang chủ]: DOWNLOAD [Phần mềm dopdf có hỗ trợ tiếng Việt không dấu].

Link dự phòng: //www.mediafire.com/?z9t9wpmw9s8onon

Sau khi cài vào máy, khi in bạn sẽ chọn ở khung máy in là doPDF sau đó in bình thường, phần mềm sẽ xuất file in của bạn ra dạng file PDF,

[Lưu ý: Chỉnh khổ giấy mặc định mặc định của máy in ảo về khổ A4 nhé] -> Cái này làm như sau: Click vào Printer Properties.

Cửa sổ mới hiện ra, bạn chọn Cỡ trang in là A4  Định hướng là Ngang hay Dọc, tùy vào công việc và nhu cầu của bạn. 

Nhấn OK để kết thúc.

Sau đó bạn chỉ cần mở file PDF vừa tạo được, in file này ra máy in mà bạn có [in theo các trang chẵn lẻ – pdf]
Như vậy là OK !

CÁCH 2 sẽ cho bạn kết quả như ý muốn nhất !

Page 5

 DIỄN ĐÀN SPTN
     THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG - 2022 09:37 08/02/2022 [256]
  

     16 ngành bậc Đại học và 01 ngành bậc Cao đẳng Giáo dục Mầm non.
Tiếp tục tuyển sinh bậc đại học liên thông các ngành mà trường đang đào tạo.

 

 



 


  


Page 6

GIỚI THIỆU
 I
. Đặc điểm           Khoa Sư phạm Tự nhiên trường Đại học Phạm Văn Đồng được thành lập theo quyết định số 01/QĐ-ĐHPVĐ ngày 02 tháng 01 năm 2008 của hiệu trường Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

        

1. Tổng số giảng viên: Lúc thành lập có 32 CB, GV. Đến nay [năm học 2021-2022] có 18 GV 


         2. Các bộ môn thuộc khoa                      - Giáo dục Tiểu học.                      - Toán học                      - Vật lý - Địa.

 II. Chức năng, nhiệm vụ của khoa


          Khoa Sư phạm Tự nhiên là một trong những đơn vị quản lí hành chính cơ sở của trường Đại học Phạm Văn Đồng có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

  1. Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập  và chủ trì tổ chức đào tạo các ngành học:
       Ngành Giáo dục Tiểu học.
       Ngành Sư phạm Toán
       Ngành Sư phạm Vật lý                                

  Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.

          3. Quản lí chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực chuyên môn thuộc khoa quản lí.
          4. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy-học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.
          5. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học. Xây dựng kế hoạch báo cáo Hiệu trưởng để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.

 III. Các chuyên ngành, bậc và hệ đào tạo

      Ngành đào tạo/ Bậc đào tạo/ Hệ đào tạo

  Giáo viên Tiểu học: Đại học, Cao đẳng hính quy


  Giáo viên Toán học: Đại học, Cao đẳng chính quy.
  Giáo viên Vật lý:  Đại học chính quy
                                                 

 CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Bí thư chi bộ: GVC-ThS. Bùi Thị Hoàng Phương - UV: ThS. Nguyễn Thị Kiều Thu - Phó Trưởng Khoa [Phụ trách]: GVC ThS. Bùi Thị Hoàng Phương  - Phó trường Khoa: Nguyễn Tấn Sự - Chủ tịch công đoàn: GVC ThS. Phan Bá Trình  - Bí thư Liên chi đoàn: ThS. Nguyễn Bích Hà Trưởng bộ môn Giáo dục Tiểu học: ThS. Võ Tuấn Thanh Trưởng bộ môn: Toán: TS. Trần Ngọc Khuê Trưởng bộ môn: Lý - Địa: ThS. Nguyễn Thị Kiều Thu

Page 7

  + BỘ MÔN TOÁN
     BỘ MÔN: TOÁN 22:54 05/07/2017 [4274]

Trưởng bộ môn: TS. Trần Ngọc Khuê

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN

STT Họ và Tên Sinh năm Học hàn-Học vị Chuyên ngành
1  Trần Văn Hạnh  1962 ThS Toán Đại số
2  Trần Ngọc Khuê  1984 TS Xác suất thống kê
3  Liên Vương Lâm 1984  TS Toán Giải tích
4  Bùi Thị Hoàng Phương  1973 ThS Toán Đại số và Hình học
4  Phan Bá Trình  1965 ThS PP Toán sơ cấp
6  Trần Đức Thịnh  1961 GVC Xác suất thống kê
và lý luận dạy DH Toán
 Nguyễn Tấn Sự  1967 ThS  Toán Giải tích
 



 


  


Page 8

  + BỘ MÔN VẬT LÝ - ĐỊA
     BỘ MÔN: VẬY LÝ - ĐỊA LÝ 17:43 24/09/2011 [7831]

Trưởng bộ môn: ThS. Nguyễn Thị Kiều Thu

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN 

STT Họ và tên Năm sinh Học hàm, học vị Chuyên ngành
1 Đỗ Mười  1984  Thạc sĩ  Vật lý lý thuyết
2 Trần Thị Kim Nguyệt   1991   Thạc sĩ Vật lý chất rắn 
3 Nguyễn Thị Minh Tâm   1991  CN Vật lý
4 Nguyễn Thị Kiều Thu  1984 Thạc sĩ  Vật lý lý thuyết
5 Nguyễn Thị Thu Thủy  1985 Thạc sĩ LL và PP dạy học vậy lý
6 Trần Thị Thu Thủy  1983 Thạc sĩ  Vật lý lý thuyết 
7 Trương Thị Thu Hường  1984 Thạc sĩ  Địa lý
8        
 



 


  


Page 9



 


  


Page 10



 


  


Page 11



 


  


Page 12

   Quản lý, lãnh đạo là một hoạt động mang tính khoa học, tính nghệ thuật, mặt khác nó cũng hàm chứa tính khó khăn, phức tạp. Muốn thành công trong công việc quản lý, lãnh đạo, người lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt. Những phẩm chất này xuất phát từ đặc điểm lao động quản lý; từ vai trò vị trí của người lãnh đạo; từ đặc điểm, tính chất của lĩnh vực, đối tượng quản lý cụ thể… Vì thế khó có thể xác định được yêu cầu cụ thể về phẩm chất nhân cách của từng người lãnh đạo. Tuy nhiện đa số các nhà khoa học quản lý đều cho rằng có thể nêu lên nội dung những yêu cầu về những phẩm chất chung cần thiết cho người cán bộ quản lý, lãnh đạo. Mỗi người lãnh đạo cần xây dựng cho bản thân một tính cách lãnh đạo phù hợp với yêu cầu đặc điểm công tác của mình, sao cho tập trung phần lớn những nét tính cách tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những nét tiêu cực. Xây và chống là hai mặt của một qúa trình hoàn thiện tính cách của người lãnh đạo.

   Trong tài liệu này, chúng tôi tập hợp một số ý kiến của những nhà nghiên cứu về khoa học quản lý, một số danh nhân về phẩm chất của người quản lý.

+ Trong những bài nói chuyện và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, những người đạt các tiêu chuẩn dưới đây thì có có thể cử làm cán bộ lãnh đạo:

1/ Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh.

2/ Những người liên hệ mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng, luôn luôn chú ‎ đến lợi ích của dân chúng…

3/ Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn.

Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải là người lãnh đạo.

Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo, khi thi hành các nghị quyết thì kiên quyết, gan góc, không sợ khó khăn.

4/ Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.

    Về tính cách của những người lãnh đạo, ngay từ năm 1925, khi huấn luyện những người cán bộ cách mạng đầu tiên cho Đảng ta, Hồ Chí Minh đã chỉ ra “Tư cách một người cách mệnh“ là:

“Tự mình phải:

- Cần kiệm

- Hòa mà không tư

- Cả quyết sửa lỗi mình

- Cẩn thận mà không nhút nhát

- Hay hỏi

- Nhẫn nại [chịu khó]

- Hay nghiên cứu, xem xét

- Vị công vô tư

- Không hiếu danh, không kiêu ngạo

- Nói thì phải làm

- Giữ chủ nghĩa cho vững

- Hy sinh

- Ít lòng tham muốn về vật chất

- Bí mật

Đối với người phải:

- Với từng người thì khoan thứ

- Với đoàn thể thì phài nghiêm

- Có lòng bày vẽ cho người

- Trực mà không táo bạo

- Hay xem xét người

Làm việc phải:

- Xem xét hoàn cảnh kỹ càng

- Quyết đoán

- Dũng cảm

- Phục tùng đoàn thể“.

+ Theo quan điểm của J.Criblin, người quản lý lãnh đạo cần có 16 phẩm chất cần thiết:

1/ Phải là tấm gương tốt cho mọi người xung quanh.

2/ Là hạt nhân đoàn kết và khéo léo, biết phối hợp lao động trong tập thể.

3/ Tạo nên được tinh thần lao động tốt trong các thành viên: gắn bó với tập thể, tự giác thừa nhận mục tiêu của tập thể, tự giác cống hiến hết khả năng, tinh thần trách nhiệm cá nhân cao.

4/ Phải bảo vệ cho cấp dưới, đấu tranh chống những sai lầm của họ, bảo vệ sự đúng đắn của họ, hiểu, tin tưởng và tôn trọng họ.

5/ Phải khiêm tốn.

6/ Biết trao quyền lực đầy đủ cho cấp dưới.

7/ Hiểu rõ mỗi người và biết sử dụng họ.

8/ Không thiên vị, trù dập.

9/ Phải bình tĩnh, tự chủ cả trong lúc hiểm nghèo.

10/ Có hiểu biết rộng và năng lực thành thạo.

11/ Trước hết phải tự hiểu bản thân.

12/ Phải nhạy cảm với cái mới.

13/ Luôn luôn hành động có hệ thống, có nguyên tắc, có kế hoạch, có tổ chức và sự quản lý chặt chẽ.

14/ Có tính kiên trì nhẫn nại.

15/ Có tư tưởng vững vàng.

16/ Phải ý thức được rằng tổ chức xí nghiệp, cơ quan là một thể thống nhất.

+ G.A. Lessetlis nêu 17 phẩm chất quan trọng cần có ở người quản lý:

1/ Sự thông cảm

2/ Khả năng suy luận.

3/ Khả năng am hiểu người khác.

4/ Làm chủ được tình cảm.

5/ Không coi thường cấp dưới.

6/ Sẵn sàng nghe ý kiến người khác.

7/ Nghệ thuật kịp thời khen thưởng.

8/ Nhanh chóng phát hiện những mặt tốt, mặt xấu của người cộng sự.

9/ Thái độ cư xử phù hợp với đối tượng.

10/ Không đa nghi.

11/ Có lòng tin và tự tin.

12/ Có tính mềm dẻo, linh hoạt.

13/ Xử sự cởi mở với mọi người.

14/ Thừa nhận những quan điểm khác nhau.

15/ Có tính hài hước.

16/ Không có định kiến, thành kiến với ai.

17/ Có khả năng tự đánh giá đúng đắn bản thân.

+ Theo P.L. Kiecgienxep, một chuyên gia về công tác tổ chức, ở Mỹ người ta đưa ra những yêu cầu chủ yếu về phẩm chất của người lãnh đạo các xí nghiệp công nghiệp như sau:

1/ Phải là người điềm đạm công bằng.

2/ Phải có óc sáng tạo và tỉnh táo. Người lãnh đạo giỏi phải biết xây dựng phương án cho tương lai, nhưng họ phải là nhà lý tưởng thực dụng, họ không chỉ biết mơ tưởng về những con đường sáng tạo mới, mà còn có khả năng thực sự thực hiện được những cái mới. Họ phải nghĩ và sống cho tương lai.

3/ Phải có khả năng “phán đoán lành mạnh“. Họ phải biết ý đồ của họ có khả năng hiện thực hay không. Khi xây dựng kế hoạch cho tương lai, họ không chỉ tưởng tượng mà còn phải nhìn thấy mục tiêu lành mạnh nữa.

4/ Phải có lòng dũng cảm, phải cương quyết, kiên trì theo quan điểm của mình, chống lại sức ỳ và định kiến thông thường.

5/ Tính khôi hài là một đức tính quan trọng của cán bộ lãnh đạo. Họ phải hiểu rằng, nhiều tình huống gay cấn có thể được cải thiện nhanh chóng bằng tiếng cười hơn là bằng nước mắt.

6/ Phải có khả năng hiểu biết về những người dưới quyền. Phải có khả năng đặt mình ở vị trí người dưới quyền để thông cảm với họ trong các tình huống. Từ đó, tìm được cách cư xử và cách giải quyết vấn đề thích hợp và công bằng.

7/ Phải có năng lực tiếp thu thông tin, nhất là những vấn đề có liên quan tới công việc mình phụ trách.

8/ Phải có khả năng hợp tác với người cộng sự, người dưới quyền.

9/ Phải có năng lực tổ chức.

10/ Phải lịch thiệp.

11/ Phải có những kiến thức kỹ thuật cần thiết thuộc lĩnh vực công tác của mình.

+ Theo L.V. Ratsenco, người lãnh đạo còn có những phẩm chất quan trọng sau đây:

1/ Biết điều

2/ Điềm đạm, biết điều khiển bản thân

3/ Hết lòng vì công việc

4/ Trung thực

5/ Công bằng

6/ Mực thước, lịch sự

7/ Mềm dẻo

8/ Biết sắp đặt các mối quan hệ

9/ Biết suy nghĩ một cách logic

10/ Biết trình bày miệng và viết ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩ của mình

11/ Hiểu người và sử dụng đúng chỗ

12/ Biết sử dụng đúng mức quyền hạn

13/ Ham học, có khả năng thường xuyên mở rộng vốn kiến thức về văn hóa và chuyên môn của mình

14/ Biết tiếp nhận, tích lũy kinh nghiệm ngay cả trong những thất bại

15/ Có nghị lực, cương quyết đạt mục đích

16/ Làm việc đúng nguyên tắc

17/ Dũng cảm trong mọi trường hợp

18/ Tự chủ

19/ Không nản lòng khi thất bại

20/ Có trình độ văn hóa cao

21/ Có tinh thần tự phê

22/ Biết yêu cầu cao đối với bản thân và cấp dưới

23/ Có khả năng tổ chức

24/ Biết xác định và đề ra một cách rõ ràng những mục tiêu chính trong hoạt động của đơn vị ở mỗi giai đoạn nhất định

25/ Xác định những nhân tố, những điều kiện, những kết quả trung gian để hành động phù hợp, đạt mục tiêu.

+ G.Xuvôrôp - một danh tướng nước Nga đã khuyên các sĩ quan của ông:

1/ Rất mạnh dạn, nhưng không nổi nóng

2/ Nhanh nhẹn, nhưng không hấp tấp vội vàng.

3/ Tích cực, nhưng không nôn nóng

4/ Dễ bảo, nhưng không tự hạ

5/ Làm người phụ trách, nhưng không kiêu ngạo

6/ Tự trọng, nhưng không tự đắc

7/ Cứng rắn, nhưng không bướng bỉnh

8/ Thận trọng, nhưng không giả vờ

9/ Nhã nhặn, nhưng không giả dối

10/Tự tin, nhưng không mù quáng

11/ Tháo vát, nhưng không xảo quyệt

12/ Nhanh trí, nhưng không giảo hoạt

13/ Chân thành, nhưng không quá thẳng thắn

14/ Niềm nở, nhưng không bóng gió

15/ Sẵn sàng giúp đỡ, nhưng không trục lợi

16/ Kiên quyết, nhưng tránh tình trạng không được thông tin đầy đủ.

+ Kết quả của nhiều cuộc điều tra và nghiên cứu do Lê-bê-đép và các cộng sự của ông đã tiến hành cho thấy:

Những đặc điểm của người lãnh đạo được cấp dưới ưa thích:

1/ Giỏi về chuyên môn

2/ Có quan hệ bình đẳng với công nhân, tin tưởng các thuộc cấp

3/ Luôn sẵn sàng góp ‎ý, khuyên bảo người dưới quyền một cách chân tình

4/ Có năng lực tổ chức

5/ Công bằng, hợp l‎‎ý

6/ Luôn luôn đòi hỏi cấp dưới

7/ Bình tĩnh

8/ Lịch sự

9/ Có khả năng bảo vệ quyền lợi của tập thể trước ban lãnh đạo cấp trên

10/ Biết kiềm chế

11/ Có óc hài hước, vui nhộn

12/ Chịu phê bình

Những đặc điểm của lãnh đạo không được cấp dưới ưa thích:

1/ Sự thô bạo

2/ Lên giọng mệnh lệnh

3/ Nóng nảy

4/ Không coi trọng ‎‎ý kiến tập thể

5/ Cảm tình cá nhân

6/ Có tính phô trương

7/ Ra mệnh lệnh không đúng nguyên tắc nghiệp vụ

+ Trong “Winning your way with people“ của Ingram do Nguyễn Hiến Lê dịch nhan đề “Cách xử thế của người nay“ thì người lãnh đạo cần có những đức tính sau:

1/ Tự tin

2/ Bình tĩnh

3/ Biết trào phúng

4/ Giọng nói điềm tĩnh, sáng sủa

5/ Kiên nhẫn, hiểu tâm l‎ý‎

6/ Nói năng hoạt bát

7/ Biết ra quyết định

8/ Lương thiện, trung thực

9/ Có thiện cảm với người khác

10/ Tế nhị trong giao tiếp với người khác

11/ Tự chủ

12/ Thành thực chú ‎ý‎ tới mọi người

13/ Tin người

14/ Có óc tưởng tượng [sáng kiến]

15/ Biết tổ chức, kiểm tra, giám sát

16/ Thân mật, niềm nở

17/ Có khả năng về nghiệp vụ

Về những bí quyết chỉ huy:

1/ Phải có khả năng và tư cách

2/ Biết thỏa hiệp, tùy người mà giao việc

3/ Phải lương thiện và tôn trọng nhân cách người khác

4/ Khéo thưởng, dám phạt

5/ Cương quyết mà đừng độc tài, nhất là đừng ra vẻ ông chủ hách dịch

6/ Khen mà tránh nịnh, sửa mà không rầy

7/ Đừng vội hứa, hứa rồi phải giữ.

+ Trong tác phẩm “Những phương pháp lựa chọn và bồi dưỡng những người lãnh đạo sản xuất“ theo F.F. Aunapu trong một vài trường hợp có thể tiến hành một cuộc nghiên cứu xã hội học để xác định thái độ đối với người được đề bạt vào một chức vụ nào đó thông qua những câu hỏi:

Nếu yêu cầu cấp dưới trả lời thì có thể có những câu hỏi sau đây:

1/ Bạn có cho người đó là một người lãnh đạo tốt không?

2/ Người đó có đủ kiến thức l‎‎ý luận không?

3/ Người đó có đủ kiến thức thực tiễn không?

4/ Người đó có năng lực tổ chức giỏi không?

5/ Người đó có thể mau chóng đưa ra những quyết định đúng đắn không?

6/ Người đó có biết thực hiện những quyết định đã thông qua không?

7/ Người đó có lắng nghe những lời góp ‎ của cấp dưới không?

8/ Người đó có tạo điều kiện để cấp dưới phát huy sáng kiến không?

9/ Người đó có biết giữ kỷ luật không?

10/ Bản thân người đó có ‎ thức kỷ luật không?

11/ Người đó có trân trọng tài sản xã hội không?

12/ Người đó có tận tụy thực hiện những chức năng của mình không?

13/ Người đó có thể là một tấm gương tốt không ?

14/ Người đó có công bằng trong đối xử với cấp dưới không ?

15/ Người đó có lịch thiệp trong giao tiếp không?

16/ Người đó có bình tĩnh và tự chủ không?

17/ Người đó có phản ứng đúng đối với ‎ý‎ kiến phê bình không?

18/ Người đó có quan tâm đến cấp dưới không?

19/ Người đó có lạm dụng những hình thức kỷ luật không?

20/ Người đó có sử dụng những hình thức khen thưởng tinh thần không?

21/ Người đó có uy tín với cấp dưới không?

22/ Người đó có giữ lời hứa không?

23/ Bạn có tín nhiệm người đó không?

24/ Bạn có thể thành thật biểu lộ những vui buồn của cá nhân mình với người đó không?

25/ Người đó có khiêm tốn không?

Nếu người trả lời là những người đồng nghiệp ngang cấp với người đó hoặc là thủ trưởng trực tiếp, thủ trưởng cấp trên của người đó thì có thể hỏi những câu hỏi như:

1/ Người đó có đủ trưởng thành về chính trị không?

2/ Người đó có ‎‎ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm không?

3/ Người đó có đủ chủ động khi giải quyết những vấn đề không?

4/ Người đó có đủ kiên quyết khi giải quyết những vấn đề không?

5/ Người đó có đủ kiên tâm khi thực hiện các quyết định không?

6/ Người đó có biết thiết lập các mối quan hệ qua lại bình thường với những cán bộ lãnh đạo các bộ phận khác hay không?

7/ Người đó có đủ tinh thần độc lập khi lãnh đạo khu vực công tác được giao không ?

8/ Người đó có đủ trình độ văn hóa và tầm hiểu biết chung không?

9/ Người đó có hiểu rõ những vấn đề đang đặt ra trước tập thể không?

10/ Người đó có trau giồi kiến thức của mình không?

11/ Người đó có đáng được đề bạt không?

12/ Người đó có biết diễn đạt những tư tưởng của mình bằng miệng không?

13/ Người đó có biết trao đổi thư từ về công việc hay không?

14/ Người đó có biết tổ chức lao động của mình hay không?

15/ Người đó có biết giao các chức năng và trách nhiệm cho các cấp dưới không?

16/ Người đó có biết nghiên cứu những vấn đề triển vọng không?

17/ Người đó có biết thúc đẩy cấp dưới quan tâm thực hiện tốt hơn công việc hay không?

18/ Người đó có uy tín đối với các cán bộ lãnh đạo các bộ phận khác không?

+ Theo L. Umanxki và A.Lutoxkin , những phẩm chất chung của người tổ chức bao gồm:

1/ Sự nhanh trí – “tính tháo vát thực tiễn“, năng lực áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm vào thực tiễn cuộc sống, vào những tình huống như thế này hay thế khác.

2/ Tính ưa giao tiếp- “cởi mở“ với mọi người, sẵn sàng, thường xuyên tiếp xúc với mọi người.

3/ Óc suy xét sâu và sắc – Có năng lực đi sâu vào bản chất của các hiện tượng, tách bạch được nguyên nhân và hậu quả, nhìn ra cái chủ yếu.

4/ Tính tích cực hoạt động – Có kỹ năng tác động một cách kiên quyết, cương nghị.

5/ Óc sáng kiến – biểu hiện đặc biệt của tính tích cực hoạt động, mặt sáng tạo của nó, biết đề xuất các ‎ kiến, các đề nghị, có óc tháo vát.

6/ Tính kiên trì – Biểu hiện nét ‎ chí của nhân cách, có kỹ năng hoàn thành công việc đến cùng.

7/ Tính tự chủ - Năng lực biểu hiện ‎‎ý chí đối với bản thân, kiểm soát được tình cảm, cách xử sự của mình.

8/ Năng lực làm việc – có kỹ năng duy trì một nhịp độ hoạt động căng thẳng, làm việc lâu dài mà không mệt mỏi.

9/ Óc quan sát – Có kỹ năng nhìn được cái chủ yếu, cái cần thiết, nhận thấy và ghi nhớ lấy nó.

10/ Tinh thần tổ chức – Có năng lực tổ chức bản thân mình vạch kế hoạch hoạt động cho bản thân, có trình tự, nền nếp…

11/ Tính tự lập – độc lập trong cách giải quyết, có kỹ năng tự mình tìm ra những con đường thực hiện nhiệm vụ.

+ Trong tác phẩm “Quản lí là gì?”, F.F.Aunapu đã tóm tắt một số điều có tính chất gợi ‎để cán bộ lãnh đạo sản xuất tham khảo:

1/ Cán bộ lãnh đạo sản xuất không thể thỏa mãn với những thành tích đã đạt được. Cần phải luôn đặt cho mình những nhiệm vụ mới, phải sáng tạo và luôn nâng cao yêu cầu đối với công tác của mình.

Không ngồi chờ chỉ thị của cấp trên, phải biết tìm ra nhiệm vụ và động viên tất cả những khả năng sẵn có nhằm giải quyết những nhiệm vụ đó. Nhưng cũng không nên quá tham việc làm cho các cán bộ cấp dưới luôn phải làm việc căng thẳng, quá sức.Phải bố trí công việc cho họ một cách vừa phải và duy trì nhịp độ lao động khẩn trương đúng mức một cách thường xuyên;

2/ Nên nhớ rằng chỉ có làm việc nhiệt tình không mệt mỏi mới đạt được thành quả.Người lãnh đạo phải làm gương cho cán bộ cấp dưới.

3/ Lãnh đạo sản xuất trước hết là quản lí‎ con người. Vì vậy, cán bộ lãnh đạo sản xuất phải xây dựng một tập thể tốt, xây dựng những quan hệ tương hỗ lành mạnh trong tập thể ấy.

4/ Người lãnh đạo phải công bằng, khách quan; phải đòi hỏi ở mỗi người như nhau và đánh giá họ trước hết là theo kết quả công tác.

5/ Cố gắng xây dựng và duy trì ‎ý thức quan tâm [về mặt vật chất cũng như về mặt tinh thần] của mọi người lao động đến quả lao động của mình.

6/ Kịp thời ghi nhận mỗi thành tích và biểu hiện sáng kiến của mọi cán bộ, nhân viên.Trong nhiều trường hợp việc đó nên làm công khai trước mặt các cán bộ, nhân viên khác nhằm mục đích động viên cả họ nữa làm việc tốt hơn.

7/ Luôn quan tâm đến sản xuất, nhưng trước hết là đến con người.

8/ Người lãnh đạo nên nhớ rằng được tiếng tốt trong tập thể cán bộ cấp dưới là một biểu hiện đáng mừng đối với các cán bộ lãnh đạo.

9/ Không nên hứa những điều không chắc chắn đã thực hiện được.

10/ Cần phải đòi hỏi cao ở mọi người, nhưng việc đó phải làm một cách tế nhị.

11/ Không nên quá lạm dụng những hình thức kỷ luật và khiển trách. Nếu chưa có chứng cớ rõ ràng thì tốt hơn hết là chưa nên trừng phạt vội.

12/ Khi giao nhiệm vụ phải giải thích rõ mục đích, ‎ nghĩa của công việc; tự mình phải tin và sau đó làm cho những người thừa hành tin rằng nhất định nhiệm vụ sẽ hoàn thành.Không bao giờ nên giao những nhiệm vụ không có khả năng hiện thực.

13/ Nhiệm vụ và chỉ thị nên truyền đạt cho cấp dưới dưới dạng yêu cầu, giao phó; phải truyền đạt một cách nhã nhặn, rõ ràng, xác định, quán triệt và có sức thuyết phục.

14/ Nên kiểm tra việc thực hiện của từng chỉ thị.

15/ Người nào muốn ra lệnh thì phải biết lắng nghe. Chỉ như vậy mới học tập quản lí sản xuất‎được.

16/ Chỉ có cán bộ lãnh đạo biết tôn trọng kỷ luật mới xây dựng được kỷ luật trong tập thể của mình.

17/ Phải xây dựng và duy trì một nền nếp làm việc hợp lí‎ mới tiết kiệm được thời gian và lao động.

18/ Có vẻ bên ngoài chững chạc và cẩn thận là yêu cầu số một đối với một người lãnh đạo.

19/ Không một cán bộ lãnh đạo nào có khả năng giải quyết mọi vấn đề. Cần phải biết giao bớt việc một cách thích hợp cho các chuyên gia về các ngành chuyên môn khác nhau.

20/ Cán bộ lãnh đạo không thể làm thay cho mọi người. Phải biết tổ chức tốt công việc cho các cán bộ cấp dưới.Giao trách nhiệm và kiểm tra công việc của họ.

21/ Phải biết cách bố trí cán bộ để tận dụng khả năng của từng người vào việc nâng cao hiệu suất sản xuất.

22/ Không nên sợ trách nhiệm,nhưng cũng cần thiết phải giao một phần trách nhiệm cho các cấp dưới để có thể giành thời gian suy nghĩ những vấn đề “chiến lược“, tạo điều kiện cho các cán bộ cấp dưới có khả năng độc lập công tác.

23/ Không nên sợ khuyết điểm để rồi không dám hoạt động gì nữa, chỉ cần sửa chữa khuyết điểm và không tái phạm.

24/ Biết tập trung vào các việc chính, nhưng không bỏ bê các việc khác làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của xí nghiệp.

25/ Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận là điều quan trọng đối với sản xuất. Vì vậy người lãnh đạo phải luôn xuất phát từ quyền lợi chung của toàn xí nghiệp.

26/ Phải biết lắng nghe ‎‎ý kiến của quần chúng thậm chí cả các ý kiến trái ngược với quan điểm của mình.

27/ Trong bất kỳ hoàn cảnh bất lợi nào người lãnh đạo cũng không nên mất tinh thần. Ngược lại càng gặp khó khăn càng phải tỏ ra có nghị lực.

28/ Người lãnh đạo phải biết tổ chức công việc của mình, phải dành thời gian để suy nghĩ về các vấn đề triển vọng của sản xuất và nâng trình độ chuyên môn của bản thân.

   Chúng tôi thiết nghĩ những lời khuyên trên đây vẫn còn giá trị đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lí trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của lĩnh vực, đối tượng quản l‎í cụ thể mà người lãnh đạo cần xác định cho mình một phong cách phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung những phẩm chất phù hợp với yêu cầu của thời đại mới, thời đại của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa trên nhiều mặt của đời sống xã hội.

Phạm Phúc Tuy

Trường ĐH Thủ Dầu Một

----------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1/ X.Y.Z. Sửa đổi lề lối làm việc. Ban tuyên huấn thành ủy thành phố Hồ Chí Minh - 1975.

2/ TS.Nguyễn Văn Đáng & Vũ Xuân Hương.Văn hóa và nguyên lí quản trị. NXB Thống kê – 1996.

3/ Nguyễn Đức Minh [chủ biên], Nguyễn Hải Khoát. Cơ sở tâm lí học của công tác quản lí trong trường học. NXB Giáo dục – 1981.

4/ PTS. Bùi Ngọc Oánh. Tâm lí học trong xã hội và quản lí. NXB Thống kê – 1995.

5/ L.Umanxki & A.Lutoxkin. Tâm lí học về công tác của Bí thư chi đoàn. NXB Thanh niên – 1984.

6/ V.I.Mi-khe-ep. Những vấn đề xã hội tâm lí trong quản lí. Lề lối và phương pháp làm việc của người lãnh đạo. NXB Lao động – 1979.

7/ F.F.Aunapu. Qưản lí là gì?. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội – 1976.

Page 13

  

                                                THÔNG BÁO:
    Kính mời thầy [cô] là Chủ tịch công đoàn bộ phận, Bí thư LCĐ khoa và trưởng Bộ môn     vào lúc 9h00 sáng thứ 2 ngày 29/08/2022     về tại Văn phòng khoa SPTN     để dự họp liên tịch khoa mở rộng.

                                                                                                TM BCN KHOA.

Page 14



 


  


Page 15



 


  


Page 16



 


  


Page 17

  


 CAO ĐẲNG [NIÊN CHẾ]



 


  


Page 18



 


  


Page 19



 


  


Page 20



 


  


Page 21



 


  


Page 22

  


 THÔNG BÁO DÀNH CHO SV



 


  


Page 23

  


 KẾT QUẢ HỌC TẬP



 


  


Page 24

Trong một giờ học tiếng Anh, giáo viên cho một bài thơ cho các học viên dịch. Bài thơ không rõ tác giả là ai nhưng rất hay, đến nỗi bây giờ tôi vẫn còn nhớ:

Don't look at the Sun The Moon will be jealous Don't look at the Moon The Sun never wants to be famous Look at your own heart And ask your self

"Is it bleeding for your own people?".

...và "tình hình" là trong lớp có một học viên nữ rất xinh đẹp, nên đã xảy ra "giông tố" trong lòng cả phía thầy lẫn phía học viên. Vì thế nên tôi đã ngẫu hứng mà dịch thoát ý bài thơ ngay lúc đó để ngầm ám chỉ "tình hình"... và cũng là để chọc cười mọi người... như sau:

Đừng nhìn thầy mãi em ơi! Vì anh sẽ thấy trong lòng đớn đau Em cũng đừng nhìn anh lâu Vì anh không muốn làm... đau lòng thầy Hãy nhìn vào trái tim gầy:

Cuộc đời đâu chỉ... vì thầy, vì anh?!


Còn đây là bản dịch chuẩn:

Xin em đừng ngắm mặt trời Mặt trăng ắt sẽ nói lời hờn ghen Đừng nhìn Trăng, đừng nghe em Mặt Trời nào có khát thèm tôn vinh! Hãy nhìn vào trái tim mình Và như thể hỏi chính mình em ơi Phải chăng dòng máu giữa đời

"Dành riêng để nhỏ cho người mình thương!"

Bản dịch này là quá hay rồi, tôi không dám có ý so sánh, chỉ kể ra đây như một kỷ niệm vui để chia sẻ với mọi người.

Page 25



 


  


Page 26

  


 KẾT QUẢ RÈN LUYỆN



 


  


Video liên quan

Chủ Đề