Nguyên nhân của sự phát triển trong các sự vật, hiện tượng là gì

Nguyên lý về sự phát triển

Quảng cáo

a] Khái niệm phát triển

Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.

Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm "vận động" [biến đổi] nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.

Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.

b] Tính chất của sự phát triển

Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù họp với quy luật khách quan.

- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật. hiện tượng, song rnỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác... Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển.

a] Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lênin, "... Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong "sự tự vận động"..., trong sự biển đổi của nó". Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.

Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó; mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy, đòi hòi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó.

Như vậy, với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức và thực tiễn. Khẳng định vai trò đó của phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen viết: "... Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng!' . V.I.Lênin cũng cho rằng: "Phép biện chứng đòi hòi nguời ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó".

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý, quy luật cơ bản nào?

    Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy, nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

  • Theo phép biện chứng duy vật, các mối liên hệ có những tính chất chung nào? Cho ví dụ.

    Theo phép biện chứng duy vật, các mối liên hệ đều có ba tính chất chung nhất, đó là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

  • V.I. Lênin đã nhận định thế nào về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý? Hãy phân tích khái quát nhận định đó và rút ra quy luật chung của quá trình phát triển nhận thức

    - Nhận định của V.I. Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý: Theo V.I. Lênin, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan là: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

  • Phủ định là gì? Phủ định biện chứng là gì? Phủ định biện chứng giữ vai trò gì đối với sự phát triển? Tại sao? Thế nào là “phủ định của phủ định”? Cho ví dụ minh hoạ

    Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo nghĩa đó, không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển.

  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề