Nguyên nhân cơ bản để nước ta hình thành một thị trường thống nhất hàng hóa phong phú đa dạng là

Nỗ lực vượt khó

Qua 20 năm đổi mới, nhờ nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp, các sản phẩm CNTD về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Chủng loại hàng hóa, mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú phục vụ mọi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nhiều ngành CNTD đã được hình thành và phát triển như các ngành công nghiệp giấy, công nghiệp thực phẩm, chế biến thủy sản... Tốc độ tăng trưởng của ngành CNTD luôn ở mức cao, theo sát với tốc độ phát triển chung của toàn ngành công nghiệp.

Bên cạnh việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, thay thế hàng nhập khẩu một cách  hiệu quả, nhất là đẩy lùi hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã và đang đóng góp lớn cho sự gia tăng xuất khẩu. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu hàng tiêu dùng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2000, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng CNTD vượt ngưỡng 5 tỷ USD, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu, cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của hai mặt hàng là dệt-may và giày dép.

Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng tiêu dùng đã đạt 13,4 tỷ USD, chiếm 42,5% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 60 lần so với năm 1985. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng tiêu dùng luôn tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước.

Một số ngành CNTD có đóng góp lớn vào thành tựu chung của toàn ngành công nghiệp. So với năm 1985, ngành dệt-may cả nước sản xuất được 505 triệu m vải, tăng 35%; 130 triệu sản phẩm quần áo dệt kim, tăng bảy lần; quần áo may sẵn tăng 14 lần, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước; xuất khẩu tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 22,3%/năm, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 4,85 tỷ USD.  Ngoài ra, ngành còn đóng góp lớn trong việc tạo công ăn, việc làm, cho khoảng hai triệu người lao động.

Ngành giày dép được coi là ngành có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu ở mức cao, sản phẩm đa dạng, phong phú và thâm nhập được vào nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản... kim ngạch xuất khẩu năm 2005 ước đạt 3 tỷ USD, tăng 214 lần so với năm 1985. Ðây cũng là ngành sử dụng rất nhiều lao động phổ thông, đóng góp tích cực trong tạo việc làm,  nhất là ở các địa phương.

Những năm trước đổi mới, thì bia là mặt hàng khan hiếm, năng lực sản xuất hết sức nhỏ bé. Ðến nay, ngành bia - rượu - nước giải khát đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước với nhiều sản phẩm có chất lượng mà còn tham gia xuất khẩu.

Năm 2005 sản xuất 1.285 triệu lít bia [tăng 15 lần so với 1985]. Sản phẩm bia 333, bia Hà Nội đã chiếm lĩnh hơn 50% thị phần trong nước. Các sản phẩm điện tử, điện gia dụng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản trong nước về máy thu hình, radio, cassette, đồ điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy tính..., đồng thời tiếp tục thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này, phát huy lợi thế về lao động, sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học, kỹ thuật cao, xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hiện nay, cả nước sản xuất được 25 nghìn sản phẩm radio các loại; 2,4 triệu sản phẩm máy thu hình các loại; 1,8 triệu chiếc quạt điện,...

Ngành chế biến sữa, dầu ăn; các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản chế biến đã phát huy được lợi thế do Việt Nam là một nước nông nghiệp, có khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển những ngành hàng này, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu với kim ngạch ngày càng tăng. Thời gian qua, ngành quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chủ động phối hợp các địa phương phát triển đàn bò sữa nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước.

So với 20 năm trước, năm 2005, cả nước sản xuất được 355 triệu hộp sữa, tăng 15 lần; 348 nghìn tấn dầu thực vật, tăng 44 lần, phát triển đàn bò sữa hàng trăm nghìn con, đáp ứng từ 15 đến 20% sữa nguyên liệu. So với năm 1985, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cà-phê tăng gấp 34 lần; rau quả tăng gấp 31 lần; chè tăng gấp tám lần; thủy sản tăng gấp 52 lần.

Ngành nhựa bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu trong nước về các sản phẩm nhựa gia dụng và chuyên dụng, thay thế nhập khẩu, đẩy được hàng nhựa của một số nước. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 320 triệu USD và là ngành có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao.

Ngành thuốc lá đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng năng lực sản xuất, xây dựng và phát triển vùng trồng nguyên liệu, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn và có đóng góp rất lớn vào ngân sách của đất nước, riêng năm 2005 đã nộp ngân sách hơn ba nghìn tỷ đồng.

Ngành sành sứ thủy tinh tập trung đầu tư  phát triển, đổi mới công nghệ, từng bước đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước về các sản phẩm truyền thống, ngành đã sản xuất  25 triệu sản phẩm sứ các loại; 3,4 triệu chiếc phích hoàn chỉnh; 54 triệu bóng đèn tròn; 36 triệu bóng đèn huỳnh quang... Các mặt hàng gỗ, lâm sản và thủ công mỹ nghệ cũng là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh trong những năm gần đây với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã và độ tinh xảo của hàng hóa, có tốc độ tăng trưởng cao do tận dụng và phát huy lợi thế các làng nghề truyền thống.

Giải pháp vươn lên

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những yếu kém cần được nhìn nhận và khắc phục để ngành phát triển một cách hiệu quả, bền vững hơn trong giai đoạn 2006-2010. Ðó là phát triển CNTD tuy đạt tốc độ cao nhưng chưa thật vững chắc, biểu hiện ở chỗ giá trị gia tăng chưa cao, nhất là các ngành dệt - may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện... 

Các ngành công nghiệp phụ trợ chậm phát triển và chưa được quy hoạch rõ ràng. Thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế [thuế quan, cạnh tranh, thị trường, tranh chấp thương mại,...], giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên thị trường thế giới đang chuyển lên một mặt bằng mới. Ðiều đó đòi hỏi sớm chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các công đoạn sinh lợi nhuận lớn như thiết kế, marketing, v.v.

Sức cạnh tranh của một số sản phẩm CNTD tuy đã được nâng lên, một số sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, nhưng nhìn chung sức cạnh tranh còn thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Khoảng cách về phát triển công nghiệp giữa vùng đồng bằng so với vùng miền núi còn chênh lệch lớn; công nghiệp ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa được chú trọng đúng mức để góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn còn lúng túng trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, chưa chuẩn bị tốt cho sự hội nhập kinh tế quốc tế. 

Trong giai đoạn 2006-2010 và các năm tiếp theo, ngành CNTD sẽ tiếp tục có đóng góp quan trọng trong việc đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ðây là lĩnh vực được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn này, lấy xuất khẩu làm mục tiêu phát triển công nghiệp và là thước đo khả năng hội nhập khu vực và quốc tế trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực cho phát triển nhóm ngành hàng có lợi thế cạnh tranh như may mặc, giày dép, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, lắp ráp điện tử, xe máy, đồ gỗ...

Ðồng thời, coi trọng thị trường trong nước, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cần chuyển dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm dần tỷ lệ gia công. Ðầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế nhất là các sản phẩm dệt - may, giày dép, lắp ráp điện tử và nâng cao trình độ đội ngũ lao động, thực hiện đầu tư mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới để đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt - may đạt từ 9 đến 10 tỷ USD, sản xuất 1.400 triệu m2 vải lụa các loại, tạo được bước chuyển dịch cơ bản về cơ cấu sản phẩm, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 6,2 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử, linh kiện và phần mềm đạt 3,5 tỷ USD, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm.

Ngành CNTD cùng công nghiệp cả nước định hướng phát triển trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò định hướng cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế dân doanh. Huy động mọi nguồn lực để tạo nguồn vốn, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đưa công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta trở thành một mắt xích trong hệ thống công nghiệp của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

BÙI XUÂN THU Thứ trưởng Thường trực Bộ Công nghiệp

[TG] - Đường lối, quan điểm, chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là sự kế thừa và phát triển về tư duy, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, thật sự khoa học, có nhiều nội dung mới, kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Những đường lối, quan điểm, chính sách này có tính khái quát cao; vừa có tính tổng kết lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta về phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Ảnh minh hoạ

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN MỚI

Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất và nêu rõ: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu” dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”[1].

Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam như trên là sự kế thừa và phát triển nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các Đại hội Đảng từ khi đổi mới đến nay, chủ yếu là 10 năm từ Đại hội XI và thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Sự hiện đại, hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được kế thừa, phát triển từ Đại hội XII và được thể hiện ở nhiều nội dung, tiêu chí khác nhau như sự hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế của thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách; sự hiện đại của quản trị quốc gia; sự đồng bộ, gắn kết với thị trường khu vực và thế giới của hệ thống các loại thị trường, yếu tố thị trường trong nền kinh tế…

trên cơ sở phát triển nhận thức lý luận về các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ, đầy đủ hơn vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế, chú trọng việc gắn kết giữa các thành phần kinh tế trong chỉnh thể nền kinh tế: Kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường. Đây là chức năng quan trọng của kinh tế nhà nước, đồng thời cũng là điểm đặc trưng khác biệt, tiến bộ của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, các hợp tác xã, tổ hợp tác có phạm vi hoạt động rộng lớn, với vai trò cung cấp dịch vụ cho các thành viên; liên kết, phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững. Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các hiệp hội, liên hiệp hợp tác xã. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng của kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nội dung và mục đích mới. Nếu ở Đại hội XII, việc hoàn thiện thể chế nhằm “nâng cao hiệu lực” quản lý kinh tế và quản lý nhà nước về kinh tế, thì Đại hội XIII nhấn mạnh mục đích xây dựng “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập”[2] và “tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh”[3].

Ngoài ra, việc hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tập trung vào những tháo gỡ những điểm nghẽn, những vấn đề quan trọng đang cản trở sự phát triển đất nước như nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch... Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt tác động của cuộc cách mạng lần thứ tư nhiều ngành nghề mới ra đời cần phải có môi trường pháp lý đảm bảo cho sự phát triển. Văn kiện Đại hội nêu rõ: “Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới. Tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cá nhân và nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các ngành”[4]. Những điểm mới này là một cách tiếp cận vấn đề rất thực tế, một phương hướng hợp lý, tích cực nhằm phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhanh và bền vững.

phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường. Điểm mới ở đây là khẳng định thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với hàng hóa dịch vụ, kể cả các dịch vụ công cơ bản.

Trong những năm qua, cơ chế thị trường của chúng ta còn lúng túng, nhất là xác định giá cả đối với các dịch vụ, nhất là dịch vụ công. Văn kiện Đại hội XIII xác định cần nhất quán thực hiện giá thị trường, phân biệt rõ phúc lợi, ưu đãi hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tiếp tục nhấn mạnh phát triển thị trường các yếu tố sản xuất để thị trường đóng vai trò quyết định trong huy động, phân bổ và sử sung các nguồn lực. Cụ thể phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ theo các phương thức tổ chức giao dịch văn minh, hiện đại, thương mại điện tử. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ, phát triển đồng bộ thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm…trên nền tảng công nghệ số với kết cấu hạ tầng công nghệ và phương thức giao dịch hiện đại. Phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản; thị trường sử dụng đất. Phát triển thị trường lao động, cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp tham gia hình thành và điều tiết các quan hệ kinh tế thị trường. Xử lý tốt những bất cập của cơ chế thị trường, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội trong vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điểm mới nổi bật chính là trong mối quan hệ này bổ sung thêm nhân tố xã hội so với nhận thức trong các Đại hội trước đó. Trong đó, nêu rõ vai trò, chức năng của nhà nước, thị trường và xã hội trong mối quan hệ chung. Nội dung xã hội được hiện ở chỗ hỗ trợ, bổ sung, khắc phục các khiếm khuyết cho các yếu tố nhà nước, thị trường nhằm tạo cơ chế vận hành hoàn chỉnh, đồng bộ nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Văn kiện Đại hội XIII nêu rõ: “Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đốì lớn của nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trương hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển, gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sổng nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp với các yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trưòng. Thị trường đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ; tạo động lực huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông; điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém. Các tổ chức xã hội có vai trò tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các thành viên; đại diện và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong quan hệ với các chủ thể, đối tác khác; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên; phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp nhân dân với Nhà nước và tham gia phản biện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước, giám sát các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi pháp luật”[5].

xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Văn kiện Đại hội XIII xác định rõ: “Giữ vững độc lập tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối chiến lược phát triển kinh tế đất nước; Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế; không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tăng cường bồi dưỡng đào tạo cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế, thương mại, đầu tư quốc tế, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, trước hết là cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế”[6].

NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN MỚI

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay[7], trong đó có những đánh giá khách quan, khoa học thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nổi bật là những thành tựu: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp vối yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động. Doanh nghiệp nhà nước từng bưóc được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta... Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới; xuất, nhập khẩu, thu hút vôh đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước”[8].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Đại hội XIII của Đảng cũng khách quan, thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập; nhiều doanh nghiệp nhà nước chậm thực hiện cơ cấu lại và đổi mới cơ chế quản trị; phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính và quản trị yếu; nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công nghệ trung bình, gia công, lắp ráp, thiếu gắn kết, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển; đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác còn chậm, nhiều hợp tác xã chưa làm tốt vai trò liên kết, hỗ trợ kinh tế hộ; thực hiện cơ chế giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ công còn lúng túng; một số loại thị trường, phương thức giao dịch thị trường hiện đại chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất; hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả có mặt chưa cao... Những hạn chế, bất cập này được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cần kiên quyết khắc phục và giải quyết trong thời gian tới.

Về dự báo bối cảnh, tình hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian tới, Văn kiện Đại hội XIII cũng đã chú trọng phân tích, cập nhật những vấn đề mới, biểu hiện mới, xu hướng mới, yêu cầu mới, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đặt ra đối với đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển nhanh, sâu rộng; tình hình thế giới, khu vực thay đổi nhanh, có nhiều đột biến, đặc biệt là sự tác động toàn diện, mạnh mẽ của khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng kinh tế thế giới, của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường… trước mắt là đại dịch Covid-19.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Để hưởng đến mục tiêu đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao, trên cơ sở định hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản:

tập trung rà soát, sửa đổi những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, chưa hợp lý trong hệ thống luật pháp, các thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân, gây phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tạo nên những rào cản cản trở sự phát triển đất nước. Đồng thời, bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, công khai, minh bạch, thông thoáng để thu hút đầu tư, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là việc tạo môi trường thuận lợi cho hình thành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo doanh nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực, những mô hình sản xuất kinh doanh mới, công nghệ mới, sản phẩm mới trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại nền kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện chuyển đổi số cho các ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế số, kinh thế tuần hoàn, kinh tế chia xẻ, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.

hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ các nguồn lực, về quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để việc phẩn bổ các nguồn lực của Nhà nước được thực hiện theo cơ chế thị trường, thông qua đấu thầu công khai, minh bạch, có sự tham gia của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường. Thực hiện nhất quán cơ chế giá trị thị trường với các hàng hóa, dịch vụ, kể cả giá các dịch vụ công cơ bản, thu hẹp giá do nhà nước quyết định. Phát triển đồng bộ, với cơ sở hạ tầng và phương thức giao dịch hiện đại, các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường lao động, thị trường bất động sản để các thị trường vận hành thông suốt, kết nối thị trường trong nước với thị trường thế giới.

giải quyết hài hòa mối quan hệ Nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phát huy đầy đủ vai trò của thị trường trong phân bổ các nguồn lực sản xuất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp và thanh lọc doanh nghiệp yếu kém. Đồng thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước; tập trung vào nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; đẩy mạnh cải cách hành chính; giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiến tạo phát triển. Tạo điều kiện và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên, hội viên, phản biện, góp ý luật pháp, chính sách của nhà nước, giám sát các doanh nghiệp, các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước trong việc thực thi pháp luật.

tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, thoái vốn, cổ phần hóa cơ cấu lại doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và áp dụng chế độ quản trị doanh nghiệp hiện đại. Đồng thời, kiểm tra giám sát chặt chẽ không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ trang trại trong nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế. Phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lớn mạnh, nâng cao trình độ công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động, và tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện các trách nhiệm xã hội. Nâng cao hiệu quả các dự án đối tác công tư trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng. Ưu tiên những dự án đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao, sẵn sàng chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

xây dựng, cụ thể hóa hệ tiêu chí xác định những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nội dung: Về cơ cấu sở hữu và thành phần kinh tế: là nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần; doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự chủ, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật. Về cơ chế vận hành: là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Về trình độ phát triển: Có lực lượng sản xuất phát triển ngày càng hiện đại; cơ cấu hợp lý; tăng trưởng theo chiều sâu; có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao; là nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế….

GS.TS Nguyễn Quang Thuấn

------------------------

[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, tập 1, 2021, tr.128-129, 220, 114, 132, 131-132,135-136, 25, 59.

Video liên quan

Chủ Đề