Ngôn ngữ tuyến tính là gì


Câu 1: Nạn nhân là nữ, ít nhiều có máu "ham tiền".

Câu 2: Từ khoảng giữa năm 1999 đến nay, trên các tuyến xe liên tỉnh

từ Rạch Sỏi [thị xã Rạch Giá, Kiên Giang] đi các tỉnh Cần Thơ, An Giang

và tàu thuỷ chở khách từ Rạch Sỏi đi các huyện vùng sâu của Kiên Giang

liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo, trấn lột.

Câu 3: Còn đối tƣợng lừa đảo, trấn lột có một băng khoảng từ 15 đến

17 tên nhƣng xé lẻ ra nhiều tốp hoạt động cả trên bờ lẫn dƣới sông.

Ta sắp xếp 3 câu này theo thứ tự 2,1,3 sẽ có văn bản sau: "Từ khoảng

giữa năm 1999 đến nay, trên các tuyến xe liên tỉnh từ Rạch Sỏi [thị xã Rạch

Giá, Kiên Giang] đi các tỉnh Cần Thơ, An Giang và tàu thuỷ chở khách từ

Rạch Sỏi đi các huyện vùng sâu của Kiên Giang liên tiếp xảy ra nhiều vụ

lừa đảo, trấn lột. Nạn nhân là nữ, ít nhiều có máu "ham tiền". Còn đối

tượng lừa đảo, trấn lột có một băng khoảng từ 15 đến 17 tên nhưng xé lẻ ra

nhiều tốp hoạt động cả trên bờ lẫn dưới sông".

Ba câu này chỉ kết hợp theo thứ tự câu 2 - câu 1 - câu 3 thì mới taọ

thành một văn bản, còn những kết hợp theo thứ tự khác sẽ chỉ là những kết

hợp lộn xộn. Nhƣ vậy, trật tự câu trong văn bản là trật tự mang nghĩa. Các

câu trong văn bản có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa là chính.

3.2. Có thể thấy rằng, trong liên kết văn bản, phép tuyến tính chỉ có

vai trò đối với liên kết lôgíc. Tuy nhiên nếu xét theo phạm vi rộng thì phép

tuyến tính là một phƣơng tiện liên kết phổ biến và có tần suất cao, nó có

mặt ở cả liên kết hình thức và liên kết nội dung. Bởi vì các câu trong văn

bản ở một ý nghĩa nào đó đã đƣợc tổ chức theo tuyến tính, tức là theo một

trật tự trƣớc sau nhất định. Đứng trƣớc một văn bản, chúng ta không thể dễ

dàng thay đổi vị trí của các câu mà lại không ảnh hƣởng đến cấu trúc hình

thức và nội dung của văn bản đó.



31



Về bản chất, phép tuyến tính có quan hệ chặt chẽ nhất với cách thức

tổ chức nội dung phát triển của văn bản. Việc thay đổi trật tự các câu trong

văn bản có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của văn bản, tính liên kết bị phá vỡ,

nội dung ý nghĩa bị thay đổi, kết quả cho ta một văn bản lộn xộn, không rõ

chủ đề.

Ví dụ: Trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp kinh tế là điều khó

tránh khỏi. Toà kinh tế ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi bức xúc đó. Và,

điều quan trọng hơn, nó thể hiện tính quyền lực của nhà nước trong việc

giải quyết các tranh chấp. [4.1.03]

Văn bản trên gồm có 3 câu theo thứ tự 1,2,3. Các câu này quan hệ

với nhau theo kiểu nhân quả và bổ sung. Câu 1 là nguyên nhân, là lý do của

câu 2; câu 2 là hệ quả của câu 1, còn câu 3 với câu 2 là quan hệ bổ sung,

làm rõ nhờ vai trò của liên từ và. Vị trí của các câu và các mối quan hệ

mà chúng biểu hiện đã làm cho sự liên kết văn bản trở nên rất chặt chẽ.

Ta làm phép thử thay đổi trật tự các câu theo thứ tự 2,3,1 thì sẽ có

văn bản nhƣ sau: Toà kinh tế ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi bức xúc

đó. Và, điều quan trọng hơn, nó thể hiện tính quyền lực của nhà nước trong

việc giải quyết các tranh chấp. Trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp

kinh tế là điều khó tránh khỏi.

Hoặc sắp xếp theo thứ tự 3,1,2 ta sẽ có văn bản Trong nền kinh tế

thị trường, tranh chấp kinh tế là điều khó tránh khỏi. Và, điều quan trọng

hơn, nó thể hiện tính quyền lực của nhà nước trong việc giải quyết các

tranh chấp. Toà kinh tế ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi bức xúc đó.

Cả hai văn bản trên đây đều không đảm bảo là một văn bản hoàn

chỉnh. Ở trƣờng hợp xếp theo thứ tự 2,3,1, trong câu đầu tiên, sự xuất hiện

của đại từ thay thế đó làm cho văn bản không có đối tƣợng quy chiếu.

Còn ở trƣờng hợp sắp xếp theo thứ tự 3,1,2 thì đại từ "nó" trong câu thứ 2



32



cũng không có đối tƣợng quy chiếu Nếu quy chiếu nó với tranh chấp

kinh tế thì sẽ xảy ra sự xung đột về ngữ nghĩa của văn bản. Bởi vì tranh

chấp kinh tế không thể là "sự thể hiện quyền lực của Nhà nƣớc". Điều này

không đúng với thực tiễn.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định trật tự các câu trong văn bản trên đây là

trật tự mang tính cố định. Ta không thể sắp xếp theo một thứ tự khác với

thứ tự ban đầu đƣợc bởi vì nhƣ thế sẽ phá vỡ cấu trúc cũng nhƣ nội dung

của văn bản. Sự khác nhau cơ bản ở 3 văn bản trên đây là ở chỗ: trật tự

tuyến tính đều có mặt ở cả 3 văn bản, nó đƣợc thể hiện bởi sự nối tiếp các

câu, nhƣng sự sắp xếp các câu trong 3 văn bản hoàn toàn khác nhau bởi trật

tự xuất hiện trƣớc sau của các câu không giống nhau. Điều này khẳng định

rằng, chính trật tự sắp xếp các câu đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ cả nội dung

và hình thức của văn bản.

4. Từ nối và sự chi phối của nó đối với trật tự câu trong văn bản.

4.1. Vài nét về từ nối:

Từ nối đã đƣợc quan tâm dƣới nhiều khía cạnh, đặc biệt là khía cạnh

chức năng. Về tên gọi của từ nối cũng có nhiều cách gọi khác nhau, khi thì

là hƣ từ, phụ từ, khi lại là liên từ. Từ nối đã đƣợc nghiên cứu ở góc độ lôgíc

- ngữ nghĩa, ở góc độ dụng học và ở góc độ liên kết văn bản.

Từ nối có vai trò quan trọng dùng để nối các mệnh đề trong câu ghép

hoặc sử dụng để liên kết các câu với nhau. Vai trò của từ nối còn đƣợc thể

hiện ở chỗ là nó làm rõ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu.

Trong lĩnh vực ngữ pháp văn bản, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan

tâm tới từ nối và coi từ nối là một phƣơng thức liên kết ngang hàng với các

phƣơng thức liên kết khác và đƣợc gọi là phép nối. Theo đó, phép nối sử

dụng 2 loại phƣơng tiện nối kết là quan hệ từ và từ ngữ nối kết. Trong đó,

quan hệ từ không giữ chức vụ cú pháp, chúng đƣợc dùng để chỉ quan hệ



33



lôgic giữa 2 câu; còn các từ nối kết vừa làm nhiệm vụ nối kết câu chứa

chúng với câu khác vừa giữ chức vụ trạng ngữ trong câu chứa chúng.

Trên phƣơng diện ngữ dụng, từ nối còn đƣợc sử dụng để liên kết các

hành vi ngôn ngữ. Các hành vi ngôn ngữ thƣờng xuất hiện thành một chuỗi

có sự liên kết với nhau về phƣơng diện ngữ nghĩa, việc sử dụng từ nối

trong trƣờng hợp này là để đảm bảo tính liên kết lôgíc của câu và làm rõ

hơn chức năng của các câu.

4.2. Sự chi phối của từ nối đối với trật tự câu trong văn bản.

Nhƣ trên đã nói, từ nối có khả năng tạo ra những mối quan hệ lôgic ngữ nghĩa giữa các câu mà chúng nối kết lại với nhau. Trong văn bản tiếng

Việt, việc sử dụng các phƣơng tiện nối để liên kết các câu có ảnh hƣởng

trực tiếp đến sự tổ chức sắp xếp các hành vi ngôn ngữ. Hai hành vi ngôn

ngữ đứng cạnh nhau thƣờng thoả mãn những điều kiện ràng buộc nhất

định. Hành vi đứng trƣớc thƣờng là cái báo hiệu cho hành vi đứng sau hoặc

đƣợc hành vi sau giải thích. Mối quan hệ giữa các hành vi này có thể do từ

nối đảm nhận hoặc do chính ngữ nghĩa của từng hành vi ngôn ngữ đảm

nhận.

Thông thƣờng, khi các câu liên kết với nhau bằng phép nối, chúng

đều biểu hiện một mối quan hệ nhất định nào đó. Chẳng hạn:

Vì thế, do đó, chính vì vậy... chỉ quan hệ nguyên nhân

Ví dụ: "Hà Nội xưa vỏn vẹn có 36 phố phường và các làng nghề

truyền thống. Giờ đây, cùng với sự thay đổi của thời gian và sự phát triển

của nền kinh tế thời mở cửa, đất trong thành phố trở nên "tấc đất, tấc

vàng". Vì thế, người dân trong các làng đã từng bước bỏ nghề truyền thống

mà chạy sang các hướng kinh doanh khác". [13.12.00]

Và, hơn nữa, bên cạnh đó... chỉ quan hệ bổ sung



34



Video liên quan

Chủ Đề