Ngân sách nhà nước chi tốt khi nợ được cân bằng hàng năm

Quy mô thu ngân sách trên GDP cao nhưng chưa bền vững Tại Hội thảo quốc gia về Kinh tế Việt Nam năm 2018 và Triển vọng năm 2019 do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mới tổ chức, PGS,TS. Tô Trung Thành - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cho biết: Trong những năm gần đây, quy mô thu ngân sách đã giảm đi rõ rệt. Thu ngân sách từ mức gần 30% GDP trong nhiều năm trước đây đã giảm xuống khoảng 26 - 28% GDP trong giai đoạn 2006-2009 và còn hơn 23% GDP trong giai đoạn 2015-2018. Mặc dù vậy, quy mô thu ngân sách trên GDP của Việt Nam vẫn cao so với các quốc gia đang phát triển cũng như các nước ASEAN. Năm 2018, quy mô thu ngân sách trên GDP trung bình của các nước thu nhập thấp chỉ là 15,1%, các nước khu vực châu Á cùng thời gian này là 17,3%. Theo ông Thành, quy mô thu ngân sách cao sẽ ảnh hưởng đến việc tiết kiệm của khu vực tư nhân, làm giảm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực này. Không những thế, thuế cao có thể dẫn đến các hành vi gian lận, trốn thuế, gây thất thu thuế. Ngoài ra, quy mô thu ngân sách cao không chỉ khiến Chính phủ có ít không gian để tăng thuế mà còn phải chịu thêm áp lực do giảm thuế.  Riêng về cơ cấu ngân sách, PGS,TS. Tô Trung Thành chỉ ra rằng, trong thu nội địa, thu từ nhà, đất chiếm tỷ lệ lớn. Giai đoạn 2006-2011, nguồn thu này chỉ chiếm tỷ lệ trung bình là 9,6% tổng thu nội địa, giai đoạn 2012-2014 tăng lên trung bình 11,6%. Sang giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ này đã lên tới 13,8%. Điều đáng nói ở đây là khoản thu có tính chất một lần là thu từ giao quyền sử dụng đất [chiếm trung bình 8,15% tổng thu ngân sách giai đoạn 2015-2018] lại chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong khi đó, thuế từ nhà, đất chỉ chiếm 0,2% tổng thu NSNN. Việc phụ thuộc vào các khoản thu không bền vững như trên sẽ khiến NSNN bị ảnh hưởng.  Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành đã làm rõ thêm vấn đề này, trước đây, nguồn thu chủ yếu từ thuế đất với 18 - 23% tổng thu NSNN đã bù đắp sự thiếu hụt, nhưng đến nay, nguồn này đã giảm đi nhiều. Để bù đắp sự thiếu hụt này, việc đưa ra thu thuế tài sản được xem là giải pháp thay thế. Tuy nhiên, phương án này đã được cơ quan quản lý đưa ra từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa ban hành được. Điều này cho thấy, việc chuyển từ thuế trực thu sang thuế gián thu một cách hợp lý cần phải được xem xét một cách căn cơ. Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Sebastian Eckardt đặc biệt lưu ý: Áp lực thu của Việt Nam là rất lớn khi nguồn thu thuế giảm do các cam kết hội nhập, do giá dầu thế giới giảm và do giảm thuế thu nhập DN từ chính sách ưu đãi. Đây cũng sẽ là vấn đề Việt Nam cần tính tới vào thời điểm này và nhất là thời gian tới, khi các cam kết hội nhập được thực thi toàn diện.

Chính sách bền vững: quan trọng là giải pháp chi!

Về chi ngân sách, PGS,TS. Tô Trung Thành cho hay, chi đầu tư từ NSNN đang theo xu hướng giảm dần. Tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi tiêu công cao nhất là 42% năm 2009 đã giảm xuống còn 32,4% năm 2012 và chỉ đạt hơn 25% vào năm 2018. Mặc dù mức chi này chưa phải là quá thấp so với các quốc gia trong khu vực, tuy nhiên, đối với một quốc gia đang phát triển, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn rất lớn như Việt Nam thì việc giảm mạnh chi đầu tư công mà không có nguồn thay thế sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực về dài hạn. Bên cạnh đó, chi trả nợ tăng dần lên trong những năm tới có thể ảnh hưởng tới tính bền vững của NSNN bởi những khoản vay từ những năm 1990 bắt đầu tới hạn trả nợ. Hiện nay, mỗi năm số nợ phải trả đã chiếm tỷ lệ 10 - 12% tổng chi NSNN của Việt Nam.  Vấn đề đáng quan ngại trong tổng chi ngân sách là chi thường xuyên - đây cũng là khoản chi lớn nhất. Khoản này liên tục ở mức cao và chiếm khoảng 70% tổng số chi kể từ năm 2008. Tỷ lệ chi lương của Việt Nam trên  tổng chi tiêu tương đối cao so với các quốc gia trong khu vực. Thậm chí, với xu hướng hiện tại, chi lương của Việt Nam có thể dễ dàng vượt mức bình quân của các nước có thu nhập trung bình, đến năm 2020, tỷ lệ này của Việt Nam có thể còn cao hơn các quốc gia có thu nhập cao. Điều này sẽ gây áp lực về tài chính công. Bên cạnh đó, chi tiêu cho quản lý hành chính liên tục tăng cho thấy Việt Nam không đạt được kết quả tốt trong việc cải cách bộ máy hành chính. Liên quan đến vấn đề này, TS. Võ Trí Thành cho rằng: Việt Nam chi lương cho công chức quá cao nhưng lương của từng công chức lại quá thấp. Bộ máy công chức Việt Nam có thể không lớn nhưng số người hưởng lương từ ngân sách rất lớn. Bên cạnh đó, nước ta còn có tới 6 - 7 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội.  Với thực trạng trên, TS. Võ Trí Thành cho rằng, bài toán tổng thể lớn nhất trong chính sách thu - chi của Việt Nam giờ đây là bền vững chứ không phải là giải pháp tình thế. Bền vững không phải chỉ ở thu mà quan trọng hơn là chi. Bền vững còn liên quan đến nợ công, trong đó cần lưu ý đến nợ quốc gia do DN vay nợ nước ngoài. Không chỉ là DNNN vay mà DN tư nhân cũng đã vay nước ngoài, bên cạnh đó còn là nợ chính quyền địa phương. Đã đến lúc cần phải mạnh tay siết chặt kỷ luật ngân sách, có giải pháp mạnh để giảm chi thì mới hy vọng có thể giảm áp lực của ngân sách khi không gian tài khóa đang hẹp lại và tăng khả năng chống đỡ của nền kinh tế trước các cú sốc bất định.

Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đề xuất các giải pháp, như: Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ chính sách thu, cải cách hệ thống thuế nhằm giảm bớt gánh nặng thuế khóa, tạo nguồn thu ngân sách ổn định và cân bằng cần. Đồng thời, vấn đề trọng tâm là phải giảm chi ngân sách chứ không phải tăng thu, đó là giảm tỷ lệ chi thường xuyên thông qua việc giảm tốc độ tăng biên chế và quỹ lương cho cán bộ, công chức và viên chức của Chính phủ. Bên cạnh đó, cần sửa đổi các quy định về phân cấp ngân sách, hướng tới quản lý NSNN theo kết quả, tăng cường tính kỷ luật, minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính của địa phương, đặc biệt cẩn trọng với vấn đề vay nợ của chính quyền địa phương cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư công...


THÙY ANH
Theo Báo Kiểm toán số 17+18 ra ngày 25-4-2019

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Ngân sách Nhà nước 2015, theo đó:

1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.

3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

a] Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b] Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

5. Bội chi ngân sách địa phương:

a] Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh;

b] Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

c] Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyếtđịnh. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.

6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:

a] Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;

b] Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

c] Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

Trên đây là tư vấn về nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Luật ngân sách Nhà nước 2015.

Trân trọng!

[TBTCVN] - Trả lời phỏng vấn TBTCVN, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, thu - chi ngân sách nhà nước [NSNN] tương tự như hai mặt của đồng xu, nếu chi lãng phí, hiệu quả thấp sẽ làm mất ý nghĩa của nỗ lực thu.

Sau 10 tháng, NSNN thặng dư tương đương gần 1,6% GDP.

Vì vậy, cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tiết kiệm, hiệu quả hướng tới mục tiêu cân đối NSNN cần được thực hiện đồng bộ với cơ cấu lại thu NSNN.

*PV: Thu NSNN 10 tháng năm 2019 đã đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt hơn 86% dự toán. Ông đánh giá như thế nào về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2019?

-TS. Vũ Đình Ánh: Sau 10 tháng năm 2019, thu NSNN đã đạt được những kết quả rất tích cực.

Có được kết quả thu NSNN ấn tượng trước hết là nhờ điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi. Bên cạnh đó, để đảm bảo quy mô và tiến độ thu NSNN theo đúng dự toán, không thể phủ nhận vai trò và sự nỗ lực liên tục của toàn ngành Tài chính ngay từ những ngày đầu, tháng đầu; kiên quyết không lặp lại tình trạng “no dồn đói góp” và đủng đỉnh đầu năm, vội vã cuối năm như đã từng xảy ra trong hoạt động thu NSNN một số năm trước đây.

TS. Vũ Đình Ánh

Chính nhờ những thay đổi tích cực có tính bản chất của tốc độ thu NSNN mà cân đối NSNN trong năm đã được đảm bảo; giảm áp lực căng thẳng tài chính khi cũng sau 10 tháng qua NSNN không những không bội chi mà còn thặng dư tương đương gần 1,6% GDP. Căn cứ vào kết quả thu thời gian qua, có thể tin tưởng, chúng ta sẽ vượt dự toán thu NSNN năm 2019 ở mức không thấp hơn 7,8% của năm 2018.

*PV: Khi nói đến tái cơ cấu lại ngân sách, ông thường nhắc đến cơ cấu chi ngân sách. Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ thu, thì phải cơ cấu lại chi tiêu công theo hướng tiết kiệm, hiệu quả để hướng tới mục tiêu cân đối được ngân sách. Ông có thể nói rõ thêm về điều này?

-TS. Vũ Đình Ánh: Thu và chi tương tự như hai mặt của đồng xu. Nếu chi NSNN lãng phí, hiệu quả thấp thì không chỉ làm mất ý nghĩa của những nỗ lực thu NSNN mà còn tác động tới động lực thu NSNN và cơ sở tăng thu NSNN một cách bền vững và hợp lý. Chính vì vậy, cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tiết kiệm và hiệu quả hướng tới mục tiêu cân đối NSNN cần được thực hiện đồng bộ với cơ cấu lại thu NSNN; cũng như cơ cấu lại nợ công trong mối quan hệ biện chứng với cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu lại chi tiêu công nói chung, chi NSNN nói riêng có rất nhiều nội dung, trong đó nên ưu tiên một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, giảm tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN gắn với cải cách hành chính, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách định mức chi thường xuyên và thực hành tiết kiệm chi thường xuyên một cách triệt để, phổ biến và không có ngoại lệ.

Thứ hai, tăng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển từ NSNN, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí thông qua tăng cường công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và gắn quyền với trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu trong các quyết định liên quan đến đầu tư công.

Thứ ba, hoàn thiện và tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát chi, kiểm toán liên quan đến chi NSNN và chi tiêu công, đặc biệt là chi từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN, giao nhận và sử dụng tài sản công.

Thứ tư, giảm dần tỷ trọng chi trả nợ, cả trả nợ lãi và nợ gốc thông qua cơ cấu lại nợ công đi đôi với quản lý nợ công chặt chẽ và đảm bảo sử dụng nợ công hiệu quả.

Thứ năm, chỉ tăng chi đầu tư phát triển [ĐTPT] thông qua giảm chi thường xuyên và chi trả nợ đồng thời siết chặt kỷ luật tài khoá sớm chấm dứt tình trạng chi NSNN vượt dự toán.

Thứ sáu, bên cạnh chi thường xuyên, ĐTPT và chi trả nợ lãi như hiện nay nên nghiên cứu bổ sung bộ phận chi chuyển giao tương tự như cơ cấu chi ở các nước công nghiệp phát triển để tạo điều kiện cơ cấu lại chi NSNN gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mục tiêu an sinh xã hội một cách rõ ràng, khả thi và hiệu quả.

*PV: Thu NSNN giai đoạn 2019 - 2020 có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu nhiệm kỳ 5 năm [2016 - 2020]. Theo ông, những tháng cuối năm 2019 và trong năm 2020 ngành Tài chính cần triển khai các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nào để thu ngân sách được căn cơ, bền vững hơn cũng như đạt mục tiêu đề ra?

-TS. Vũ Đình Ánh: Trong giai đoạn cuối tập trung hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thu NSNN giai đoạn 2016 - 2020, ngành Tài chính nên tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao khả năng và trình độ xây dựng dự toán thu NSNN đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và tính dự báo cao nhất.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính và hiện đại hoá trong ngành Thuế và Hải quan, tiếp cận gần nhất với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, nỗ lực hơn nữa trong công tác chống thất thu NSNN, giảm thấp nhất tình trạng trốn lậu thuế, gian lận thương mại và chuyển giá, tăng cường thanh kiểm tra đảm bảo thu đúng, thu đủ cho NSNN, giảm thiểu nợ đọng thuế.

Thứ tư, cải cách cơ cấu thu NSNN nói chung, cải cách cơ cấu thuế nói riêng theo đúng nội dung và lộ trình, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và lành mạnh, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

*PV: Nhìn vào bức tranh tài chính – ngân sách những năm qua, là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ông có thể đưa ra một vài nhận định về việc thực hiện các mục tiêu của ngành Tài chính trong nhiệm kỳ này?

-TS. Vũ Đình Ánh: Đến nay có thể khẳng định ngành Tài chính sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các mục tiêu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2016 - 2020, cả các mục tiêu định lượng cũng như định tính. Điển hình như hoàn thành hàng loạt mục tiêu về tổng thu chi NSNN, từ quy mô đến tỷ trọng so với GDP.

Các mục tiêu về cơ cấu lại NSNN cũng đều đạt được, thậm chí vượt cả mục tiêu. Đơn cử như mục tiêu giảm tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN xuống 64% song thực tế năm 2018 con số này đã xuống tới còn 59% hay bội chi NSNN năm 2018 là 191,5 nghìn tỷ đồng, giảm 12,5 nghìn tỷ đồng so dự toán, bằng 3,46% GDP.

Đặc biệt, mục tiêu đảm bảo an toàn an ninh tài chính đã được thực hiện tốt khi tất cả các chỉ tiêu nợ đều giảm sâu dưới giới hạn trần cho phép. Đến ngày 31/12/2018, dư nợ công chỉ còn bằng 58,4% GDP, dư nợ chính phủ bằng 50% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 46% GDP. Bên cạnh đó, ngành Tài chính cũng thuộc nhóm ngành đi đầu cả nước trong cải cách hành chính, tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh, hiện đại hoá và áp dụng chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm chi tiêu công...

*PV: Xin cảm ơn ông!

Ngành Tài chính cũng thuộc nhóm ngành đi đầu cả nước trong cải cách hành chính, tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ; cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh; hiện đại hoá và áp dụng chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tiết kiệm chi tiêu công...

Minh Anh [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề