Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập theo Sắc lệnh nào

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Số: 15/SL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 7 tháng 2 năm 1947

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

SỐ 15 NGÀY 7 THÁNG 2 NĂM 1947

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ

Chiểu sắc lệnh ngày 3-5-46 tổ chức các bộ;

Chiểu sắc lệnh cử ông Đặng Việt Châu giữ chức Chánh văn phòng bộ Nội vụ,

Chiểu sắc lệnh cử ông Vũ Đình Huỳnh giữ chức bí thư cho Chủ tịch Chính phủ,

Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

RA SẮC LỆNH:

Điều 1

Nay cử:

Ông Đặng Viết Châu, trước giữ chức Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, làm Đặc phái viên Bộ Nội vụ tại Thanh Hoá,

Ông Vũ Đình Huỳnh, trước giữ chức bí thư Chủ tịch Chính phủ, làm Đặc phái viên bộ Nội vụ tại Ninh Bình.

Điều 2

Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ phụ trách thi hành sắc lệnh này.

Hồ Chí Minh

[Đã ký]

Chủ tịch Chính phủ

[Đã ký]

Hồ Chí Minh

1. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt độngchủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương. Thực chất, Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một Ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và nghiệp vụ đầu tư.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, công cụ quan trọng của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ này dần trở thành hiện thực khi bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường, vùng giải phóng không ngừng được mở rộng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính- kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II [tháng 02/1951] đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, tại hang Bòng thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với những nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ; quản lý Kho bạc Nhà nước; huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa; quản lý hoạt động kim dung bằng biện pháp hành chính; quản lý ngoại hối và đấu tranh tiền tệ với địch.

Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam gồm Ngân hàng trung ương, Ngân hàng liên khu và ngân hàng tỉnh, thành phố. Trụ sở đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia đặt tại xã Đầm Hồng, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.

Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta, đồng thời, góp phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nhận rõ vị trí hết sức quan trọng của Ngân hàng Quốc gia, Trung ương Đảng đã chọn một số lớn Đảng viên và cán bộ chính trị để điều động sang phụ trách ngân hàng các cấp. Ông Nguyễn Lương Bằng, Ủy viên Trung ương Đảng làm Tổng Giám đốc đầu tiên và ông Lê Viết Lượng là Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

2. Bộ tiền đầu tiên do Ngân hàng Quốc gia phát hành và bộ tiền được sử dụng thống nhất trên toàn quốc

- Bộ tiền đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam:

Trong giai đoạn 1945 - trước khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế kháng chiến, Chính phủ cho thành lập 3 khu vực tiền tệ là Bộ tiền tài chính, Tín phiếu trung bộ, Giấy bạc tài chính Nam bộ và cho phép phát hành các đồng tiền khu vực. Nhiều biện pháp đã được áp dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách, như: phát hành Công phiếu kháng chiến, Công trái quốc gia…Ngay sau khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam [06/5/1951], công tác quan trọng đầu tiên là phát hành giấy bạc mới.Tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành chính thức năm 1951 được đưa vào sử dụng, gọi là tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam [hay tiền ngân hàng] và tiến hành đổi tiền ngân hàng thay cho các loại tiền tài chính trước kia. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là đồng Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, là phương tiện lưu thông, thanh toán hợp pháp của nước Việt Nam.

Việc phát hành đồng tiền Ngân hàng và thu hồi giấy bạc Tài chính ở Bắc Bộ được tiến hành từ ngày 01/6/195  đến đầu năm 1953. Bộ tiền này gồm các mệnh giá: 20 đồng, 50 mươi đồng, 100 đồng, 200 đồng, 1.000 đồng; tháng 12/1953 bổ sung thêm mệnh giá 5.000 đồng; tháng 11/1958 phát hành bổ sung mệnh giá 10 đồng. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.

- Bộ tiềnBộ tiền đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam được lưu hành thống nhất trên toàn lãnh thổ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước:

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nước ta bước sang một thời kỳ mới: thời kỳ hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để khôi phụcvà phát triển kinh tế-xã hội sau chiến tranh. Ngành Ngân hàng đã khẩn trương tiếp quản và cải tạo hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam, xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng, thực hiện thống nhất tiền tệ trong cả nước; ban hành và thực hiện nhiều biện pháp về tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối, thanh toán để góp phần ổn định tình hình kinh tế và lưu thông tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt cho sản xuất, quốc phòng, an ninh và đời sống kinh tế-xã hội; mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế cho công cuộc tái thiết đất nước.

Để loại bỏ đồng tiền của chính quyền Sài Gòn ra khỏi đời sống kinh tế xã hội thống nhất tiền tệ trong cả nước, Bộ Chính trị quyết định phát hành đồng tiền ngân hàng Việt Nam ở miền Nam, thu đổi đồng tiền của chế độ Sài Gòn. Đợt thu đổi diễn ra từ ngày 22/9/1975 đến ngày 30/9/1975 với tỷ lệ 1 đồng tiền ngân hàng Việt Nam mới bằng 500 đồng tiền của chính quyền Sài gòn cũ. Sau khi đổi tiền, Việt Nam hình thành hai khu vực lưu hành tiền tệ: tiền ở miền Bắc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, tiền ở miền Nam do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phát hành. Hai đồng tiền đều là giấy bạc của Ngân hàng Nhà nước phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.

Để thống nhất tiền tệ trên cả nước, ngày 1/4/1978, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08/NQ-TW về việc phát hành tiền ngân hàng mới, thu hồi tiền cũ ở cả hai miền. Ngày 2/5/1978, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu phát hành tiền mới, thu hồi tiền cũ trên cả nước.
Bộ tiền phát hành năm 1978 gồm cả tiền kim loại và tiền giấy. Tiền kim loại gồm 04 mệnh giá 1 hào, 2 hào, 5 hào và 1 đồng. Bộ tiền giấy gồm 09 mệnh giá: 5 hào, 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng và 100 đồng.

- Kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [1945] đến nay, nước ta đã tiến hành các cuộc đổi tiềnnhư sau:

+ Đổi tiền lần 1: từ tháng 5/1951 - cuối 1952, đầu 1953: Ngay khi thành lập, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã chính thức phát hành đồng tiền giấy mang tên: "Ngân hàng Quốc gia Việt Nam" thay đồng tiền Tài chính

+ Đổi tiền lần 2: từ 11/10/1954 - 11/1954. Riêng việc thu đổi tiền Đông Dương tại Hải Phòng, từ 14/5 đến 18/5/1955. Lần đổi tiền này, đồng tiền Ngân hàng Việt Nam đã chính thức được thống nhất lưu hành trên toàn miền Bắc.

+ Đổi tiền lần 3: tháng 02/1959 [tiến hành từ ngày 28/2]

+ Đổi tiền lần 4: từ ngày 22/9/1975 - 30/9/1975trên quy mô toàn miền Nam. Cả nước hình thành 2 khu vực tiền tệ riêng. Miền Bắc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành; Miền Nam do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành

+ Đổi tiền lần 5: tháng 05/1978, thống nhất tiền tệ trong phạm vi cả nước.

+ Đổi tiền lần 6: 14/9/1985

3. Đổi tên Ngân hàng Quốc gia thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ [1955-1975], hoạt động của Ngân hàng Quốc gia tập trung vào việc tăng cường quản lý, điều hoà lưu thông tiền tệ theo các nguyên tắc quản lý kinh tế XHCN; xây dựng và hoàn thiện chế độ tín dụng hướng vào phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; mở rộng phạm vi và cải tiến nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập vai trò ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế; mở rộng quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế; thực hiện chế độ Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối.

Nhằm phát huy tốt hơn vai trò của ngân hàng, ngày 26/10/1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 171/CP đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] , đồng thời quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của NHNN Việt Nam.

4. Cán bộ ngân hàng tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc và thực hiện nhiệm vụ kinh - tài

Giai đoạn 1965 - 1975, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chiến sự diễn ra rất ác liệt, mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước phải chuyển hướng để phù hợp với hoàn cảnh thời chiến. Ngân hàng Nhà nước đã cải tiến và mở rộng các quan hệ tín dụng, thanh toán, quản lý tiền mặt, quản lý quỹ ngân sách nhà nước, giúp các xí nghiệp sơ tán và phân tán sản xuất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể; tích cực khai thác các nguồn ngoại tệ cho Nhà nước, bảo đảm thanh toán quốc tế thông suốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất, chiến đấu và đời sống. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ này đạt bình quân 85,5% tổng mức chu chuyển tiền tệ qua quỹ ngân hàng.

Để tiếp nhận và chuyển các khoản ngoại tệ do bạn bè quốc tế chi viện cho chiến trường Miền Nam, năm 1965, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt tại Cục Ngoại hối - Ngân hàng Ngoại thương, với danh nghĩa là phòng B29 hay “Quỹ đặc biệt”. Ở miền Nam, Ban Tài chính đặc biệt trực thuộc Trung ương Cục miền Nam với các bí số D270, N2683 cũng được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận chi viện của Trung ương; tổ chức cất giữ, bảo quản tiền để phục vụ lâu dài cho cuộc kháng chiến.

Năm 1968, yêu cầu chi viện khẩn cấp cho chiến trường miền Nam ngày càng lớn, trong đó có nhu cầu chi viện về tài chính, tiền tệ. Theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cử đoàn cán bộ [đoàn B-68] để bổ sung cho chiến trường miền Nam. Đoàn cán bộ Ngân hàng do đồng chí Trần Dương, lúc đó là Phó Tổng Giám đốc, cùng với 268 cán bộ ngân hàng, đã lên đường vượt Trường Sơn vào các chiến trường miền Nam, vừa chiến đấu vừa làm nhiệm vụ ngân tín.

Đoàn B-68 được chia làm 14 chi, phân bổ từ Bình Trị Thiên vào miền Nam. Riêng số cán bộ về Trung ương Cục Miền Nam được kết hợp với cán bộ B tại chỗ để thành lập Ban Ngân khố Tín dụng R, phiên hiệu đơn vị là C32. Theo đó, C32 là một bộ phận của Ban Kinh Tài thuộc Trung ương Cục Miền Nam. Tập thể C32 gồm những chiến sĩ thầm lặng hoạt động trong điều kiện bí mật, nguy hiểm, nhiều khó khăn, thiếu thốn,tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển ngoại tệ, bảo quản tuyệt đối an toàn hàng trăm triệu đôla Mỹ để cung cấp kịp thời cho tiền tuyến;đồng thời đã tiếp quản tốt hệ thống ngân hàng nguỵ sau giải phóng Sài Gòn. Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc đó, Đảng, Nhà nước đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho N2683 và B29 [tháng 6/2009] và C32 [tháng 12/2014].

5. Chuyển đổi cơ chế hoạt động Ngân hàng Nhà nước từ mô hình 1 cấp sang mô hình 2 cấp và chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước

Thời kỳ 1975-1985 là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam; thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc; phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.

Giai đoạn 1986-1988, hoạt động của ngành NH, mà rộng ra là cả nền kinh tế, gần như bị chìm ngập trong một cơ chế hỗn tạp: Vừa vận động theo sức ì của cơ chế bao cấp cũ, vừa vận động theo cơ chế thị trường mới hình thành nhưng chưa có tiền lệ ở nước ta, cũng như chưa có đủ môi trường pháp lý. 

Sau một thời gian tiến hành làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh XHCN, tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Tổ chức, bộ máy của Ngân hàng Nhà nước được kiện toàn, sắp xếp lại để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, đồng thời làm chức năng ngân hàng của các ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Theo đó, bốn ngân hàng chuyên doanh được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra từ Ngân hàng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Tuy vậy, trong bối cảnh ấy, cấu trúc của hệ thống ngân hàng vẫn là “một hệ thống thống nhất trong cả nước”, được chia cắt một cách hành chính thành hai cấp. Chỉ đến tháng 5/1990, sau khi Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 pháp lệnh quan trọng là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, thì mới chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam từ một cấp sang hai cấp.Trong đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.Các pháp lệnh này đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề then chốt, giúp hoạt động điều hành, quản lý giám sát và kinh doanh NH tiệm cận mạnh mẽ với cơ chế kinh tế thị trường.

Từ năm 1990 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. Trong đó quy địnhvị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là: cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối [sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng]; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

6. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ

STTTênThời gian giữ chức vụChức vụ
TừĐến
1Đ/c Nguyễn Lương Bằngtháng 4/1951tháng 4/1952Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
2Đ/c Lê Viết Lượngtháng 5/1952tháng 7/1964 Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
3Đ/c Tạ Hoàng Cơtháng 8/19641974 Tổng Giám đốc Ngân hàng 
4

Đ/c Đặng Việt Châu

1974

1976Phó Thủ tướng, kiêm Tổng Giám đốc NHNNVN
5Đ/c Hoàng Anh

1976

tháng 3/1977Tổng Giám đốc NHNNVN
6Đ/c Trần Dươngtháng 4/1977tháng 2/1981Tổng Giám đốc NHNNVN
7Đ/c Nguyễn Duy Giatháng 3/1981tháng 6/1986Tổng Giám đốc NHNNVN
8Đ/c Lữ Minh Châutháng 7/1986tháng 5/1989Tổng Giám đốc NHNNVN
9Đ/c Cao Sỹ Kiêmtháng 6/1989tháng 10/1997Thống đốc NHNNVN
10Đ/c Nguyễn Tấn Dũngtháng 5/1998tháng 12/1999Phó Thủ tướng, kiêm Thống đốc NHNNVN
11Đ/c Lê Đức Thuýtháng 12/1999tháng 8/2007Thống đốc NHNNVN
12Đ/c Nguyễn Văn Giàutháng 8/2007tháng 8/2011Thống đốc NHNNVN 
13Đ/c Nguyễn Văn Bìnhtháng 8/2011 tháng 4/2016 Thống đốc NHNNVN 
14Đ/c Lê Minh Hưngtháng 4/2016 tháng 11/2020 Thống đốc NHNNVN
15Đ/c Nguyễn Thị Hồng11/2020 nay Thống đốc NHNNVN đương nhiệm

Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đương nhiệm

- Đ/c Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Đ/c Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Đ/c Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Đ/c Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

7. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ ngân hàng

Lúc sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác Hồ vẫn luôn dành sự quan tâm không nhỏ đến hoạt động ngân hàng, đặc biệt Người luôn dặn dò cán bộ ngân hàng phải nâng cao đạo đức cách mạng và hết lòng phục vụ nhân dân.

Trong những cuộc họp hay trong những lần gặp mặt cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn nhiều điều đối với cán bộ nói chung, cán bộ ngân hàng nói riêng, mà mục đích sâu xa nhất vẫn là: mọi hoạt động phải vì dân, phải nâng cao đạo đức cách mạng để phục vụ nhân dân và làm giàu cho đất nước.

Bác Hồ đã gửi thư nhân dịp Hội nghị cán bộ tài chính ngày 23 tháng 2 năm 1952. Trong thư có đoạn: "Một điểm nữa, cán bộ kinh tế - tài chính phụ trách nhiều tiền của mà chưa hoàn toàn thông thạo việc quản lý tiền của ấy. Cho nên, chúng ra phải ra sức học tập quản lí tài sản quốc gia mà ngành mình phụ trách. Đồng thời phải trau dồi đạo đức cách mạng: chí công vô tư, cần kiệm liêm chính, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự kháng chiến. Dùng cách thật thà phê bình và tự phê bình để tẩy trừ những thói tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu để cùng nhau tiến bộ".

Tháng 01/1965, trong thư gửi Hội nghị cán bộ ngân hàng, Bác cũng đã căn dặn: “Quản lý tiền bạc là một công tác rất quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cán bộ ngân hàng là người có trách nhiệm giữ tiền cho Nhà nước và nhân dân, phải học tập cách quản lý tiền cho tốt, đừng để lãng phí, mất mát. Một đồng vốn bỏ ra phải bảo đảm tăng thêm của cải cho xã hội, phải luân chuyển nhanh, đừng để đọng. Phải tích cực huy động tiền nhàn rỗi để bỏ vào sản xuất”. “Cán bộ Ngân hàng phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần, kiệm liêm, chính, chí công, vô tư, thấu suốt hơn nữa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đi sâu học tập lý luận và nghiệp vụ, cải tiến lề lối làm việc, để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân được nhiều và tốt hơn”.

Trong những lời căn dặn của Bác, văn hóa, đạo đức đối với người cán bộ ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Vì cán bộ ngân hàng giữ tiền của cho Nhà nước, cho nhân dân, nên phải nêu cao đạo đức cách mạng, phải trong sáng, liêm chính…, đồng thời cũng phải có chuyên môn, nghiệp vụ sâu để quản lý được tiền của cho Nhà nước, cho nhân dân, để không bị thất thoát, lãng phí, đồng thời phải tăng thêm của cải cho xã hội. Đó vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của cán bộ ngân hàng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

8. Công đoàn Ngân hàng Việt Nam - mái nhà chung của người lao động ngành Ngân hàng

Từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, ngày 06/5/1951 [nay là Ngân hàng Nhà nước VN], tổ chức công đoàn trong hệ thống ngân hàng đã sớm được hình thành và đi vào hoạt động.

Trải qua chặng đường hơn nửa thế kỷ, được sự dìu dắt của Đảng, Bác Hồ, ngành Ngân hàng đã cùng với đất nước góp phần viết nên những trang sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự ra đời của ngành Ngân hàng, tổ chức công đoàn cũng được thành lập ở mỗi đơn vị và do Liên đoàn Lao động địa phương [tỉnh, thành phố hoặc quận, huyện] trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động.

Quá trình xây dựng và phát triển của ngành Ngân hàng cần có một tổ chức Công đoàn thống nhất xuyên suốt từ trung ương đến các địa phương, để cùng có chung tiếng nói và thống nhất trong hoạt động, góp phần đưa ngành Ngân hàng phát triển bền vững, thật sự xứng đáng là huyết mạch của nền kinh tế đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

 Xuất phát từ đặc thù hoạt động ngân hàng là tính thống nhất cao về tổ chức, kỹ thuật, nghiệp vụ chỉ đạo, điều hành, nên hoạt động công đoàn cần phải được thực hiện theo một mô hình tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Điều đó đòi hỏi phải có một tổ chức Công đoàn đủ mạnh là trung tâm tập hợp và phát huy sức mạnh trí - lực của người lao động ngành Ngân hàng.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn gắn với quá trình đổi mới hoạt động của ngành Ngân hàng, được sự đồng ý của Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và sự chấp thuận của Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam [nay là Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam], Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập thống nhất từ trung ương đến địa phương theo Quyết định số 480/QĐ-TLĐ ngày 01/4/1993 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Kể từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã trải qua 06 kỳ Đại hội và có  đồng chí giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

STTHọ tênThời gian giữ chức vụChức vụ
TừĐến
1Đ/c Chu Văn Nguyễn19931998 Phó Thống đốc NHNN, Chủ tịch Công đoàn NHVN
2Đ/c Nguyễn Văn Giàu1998 2003 Phó Thống đốc NHNN, Chủ tịch Công đoàn NHVN
3Đ/c Vũ Thị Liên20032008 Phó Thống đốc NHNN, Chủ tịch Công đoàn NHVN
4Đ/c Nguyễn Đồng Tiến 2008 2018 Phó Thống đốc NHNN, Chủ tịch Công đoàn NHVN
5Đ/c Đào Minh Tú 2018 nay Phó Thống đốc thường trực NHNN, Chủ tịch Công đoàn NHVN

 1 Theo Sắc lệnh số 20/SL ngày 12/5/1951 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 2 Ngân hàng NNVN, Lịch sử Ngân hàng Việt Nam 1951 - 2016, NXB Lao động, Hà Nội, 2016 [tr.85]

Ban tổ chức cuộc thi

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề