Ngân hàng Nhà nước có cho vay không

Thông tư đầu tiên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] ban hành năm 2018 là thông tư quy định về cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng [TCTD] được kiểm soát đặc biệt [KSĐB], trong đó quy định cụ thể về các trường hợp cho vay đặc biệt, mức cho vay, thời hạn và lãi suất cho vay.

Cho vay đặc biệt với lãi suất 0%

Thông tư 01/2018/TT-NHNN quy định chi tiết việc cho vay đặc biệt đối với các TCTD được KSĐB theo quy định tại khoản 3, điều 146d của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.

Theo Thông tư này, NHNN sẽ cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB trong 5 trường hợp cụ thể: Thứ nhất, cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian TCTD được KSĐB, bao gồm cả trường hợp TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt. Thứ hai, cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại [NHTM], ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Thứ ba, cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Thứ tư, cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với NHTM đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thứ năm, cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với NHTM đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực sau chuyển nhượng theo phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt. Bên cạnh NHNN, Thông tư cũng quy định về các trường hợp Bảo hiểm Tiền gửi, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và TCTD khác cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB trong một số trường hợp. Ngoài ra, Thông tư quy định về việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt. Theo đó, kể từ ngày NHNN đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt, khoản cho vay tái cấp vốn đối với TCTD đó được chuyển thành khoản cho vay đặc biệt. Việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt được quy định tại Quyết định của NHNN đặt TCTD vào KSĐB.

Cho vay đặc biệt có thời hạn tối đa 2 năm

Về mức cho vay đặc biệt, NHNN sẽ xem xét, quyết định trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của TCTD được kiểm soát đặc biệt. Còn đối với một số trường hợp khác thực hiện theo thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay. Thời hạn cho vay đặc biệt trong một một số trường hợp sẽ do NHNN xem xét, quyết định nhưng tối đa là 2 năm; một số trường hợp thực hiện theo thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay. Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn cho vay đặc biệt của NHNN là lãi suất tái cấp vốn do NHNN công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản cho vay đặc biệt được giải ngân, gia hạn. Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn của khoản vay ngay trước thời điểm chuyển quá hạn, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này. Thông tư cũng quy định cụ thể lãi suất đối với các khoản cho vay đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, TCTD khác. Việc miễn, giảm tiền lãi cho vay đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, TCTD khác thực hiện theo thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay. Về trả nợ vay đặc biệt, Thông tư quy định, khi khoản vay đặc biệt đến hạn, bên đi vay phải trả hết nợ gốc, lãi vay đặc biệt cho bên cho vay. Bên đi vay có thể trả nợ vay đặc biệt trước hạn. Biện pháp xử lý của NHNN trong trường hợp bên đi vay không trả hết khoản vay đặc biệt đúng hạn và không được gia hạn bao gồm: Thứ nhất, chuyển khoản cho vay đặc biệt sang theo dõi quá hạn theo quy định của NHNN về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa NHNN với TCTD; áp dụng lãi suất đối với nợ gốc quá hạn theo quy định tại Thông tư này. Thứ hai, trích tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHNN sau khi có văn bản thông báo cho TCTD về việc trích tài khoản tiền gửi để thu hồi nợ. Thứ ba, thu hồi nợ từ các nguồn khác của TCTD.

Thông tư quy định rõ, khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của TCTD. Thông tư có hiệu lực từ ngày 29/1/2018.

H.Y

16:10' - 16/03/2022

BNEWS NHNN vừa có các văn bản trả lời kiến nghị cử tri tại các tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng về giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng. cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

ề đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay, Ngân hàng Nhà nước cho biết, các giải pháp đặc thù ngành ngân hàng đã và đang triển khai thời gian qua là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bởi vậy, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh và cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc nới lỏng các điều kiện này. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007, bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn [người vay dưới chuẩn]. Lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn”. Theo Ngân hàng Nhà nước, trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động  sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch COVID-19 thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có chính sách giảm lãi suất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành [1,5-2%/năm] ngay trong năm 2020 [thuộc nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực] và giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng. tiết giảm tối đa các loại chi phí, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021. Đặc biệt. bằng chính nguồn lực tài chính của mình, hệ thống các tổ chức tín dụng.  đã thực hiện miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội, với tổng số tiền lên tới gần 40.000 tỷ đồng./.

07 điều người dân cần biết khi vay vốn ngân hàng [Ảnh minh họa]

1. Điều kiện vay vốn ngân hàng

Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.

Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

- Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

2. 06 nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để mua vàng miếng.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3. Khách hàng được vay ngân hàng bao nhiêu tiền?

Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.

4. Khi vay ngân hàng có cần thế chấp tài sản?

- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận.

Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.

- Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.

- Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.

Như vậy, việc có thế chấp tài sản khi vay ngân hàng hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng và người đi vay.

5. Hồ sơ đề nghị vay vốn ngân hàng

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn tại mục [1] và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn.

6. Lãi suất cho vay vốn ngân hàng

- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa.

Các trường hợp Ngân hàng Nhà nước có quy định về lãi suất cho vay tối đa

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

- Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

- Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.

Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm [một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày] tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

- Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay.

Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

7. Cách tính lãi khi không trả nợ đúng hạn

Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

8. Các loại phí khách hàng phải trả khi vay vốn ngân hàng

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thu các khoản phí liên quan đến hoạt động cho vay, gồm:

- Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

- Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

- Phí thu xếp cho vay hợp vốn.

- Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.

- Các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

9. Nguyên tắc cung cấp thông tin khi vay vốn ngân hàng

- Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa thuận cho vay:

+ Lãi suất cho vay;

+ Nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh;

+ Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn;

+ Lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả;

+ Phương pháp tính lãi tiền vay;

+ Loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay;

+ Các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

- Khách hàng cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng:

+ Các tài liệu tại mục [3];

+ Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong thỏa thuận cho vay;

+ Các tài liệu để chứng minh việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Quyết định 312/QĐ-NHNN.

>>> Xem thêm: Tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập nhằm mục đích gì? Quy trình bầu tổ trưởng của tổ này được thực hiện như thế nào?

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề