Ngân hàng hợp tác xã việt nam (co-opbank)

Đây là thành quả của nỗ lực và quyết tâm chuyển đổi số toàn diện của Co-opBank nhằm nâng cao chất lượng phục vụ các quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng, đưa dịch vụ tài chính tiện ích, hiện đại đến người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Ứng dụng Ngân hàng số Co-opBank trang bị những công nghệ mới như FaceID [xác thực đăng nhập bằng khuôn mặt], touch ID [xác thực đăng nhập bằng vân tay] hoặc Soft OTP[xác thực giao dịch bằng mã sinh tự động]...

"Với thiết kế với giao diện thân thiện, các tính năng, dịch vụ sắp xếp khoa học, đơn giản, người dùng có thể dễ dàng thao tác và sử dụng các dịch vụ, tiện ích trên ứng dụng", đại diện nhà băng này chia sẻ.

Giao diện Ngân hàng số trên điện thoại di động Co-opBank Mobile Banking. Ảnh: Co-op Bank

Với mục tiêu trải nghiệm khách hàng đặt lên hàng đầu, Co-opBank đã tích hợp đa dạng dịch vụ, tiện ích từ cơ bản đến nâng cao trên ứng dụng. Theo đó, người dùng có thể thực hiện giao dịch như chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn điện, nước... tiết kiệm thời gian mọi lúc, mọi nơi.

Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng tính năng QR Pay, quét mã VNPAY-QR, để thanh toán khi mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng quần áo, nhà hàng, quán café hay mua hàng tại các hiệu thuốc, đi taxi...

Co-opBank Mobile Banking cũng cung cấp những tiện ích hỗ trợ di chuyển, giải trí như đặt vé máy bay, vé xem phim... đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Nhân dịp ra mắt ứng dụng ngân hàng số, từ ngày 10/1 đến 10/4, các khách hàng tham gia trải nghiệm và phát sinh giao dịch trên ngân hàng số Co-opBank Mobile sẽ nhận ngay ưu đãi tới 80.000 đồng. Co-opBank tặng 3.000 khách hàng đăng ký, kích hoạt thành công và phát sinh giao dịch đầu tiên trên ứng dụng 30.000 đồng vào tài khoản điện thoại.

Ngân hàng cũng tặng 3.000 mã giảm giá VNPAY- QR trị giá 50.000 đồng một mã, áp dụng thanh toán cho đơn hàng từ 100.000 đồng cho khách hàng đăng ký, kích hoạt thành công và phát sinh giao dịch trên ứng dụng từ 51.000 đồng.

Ngân hàng số của Co-op Bank được kỳ vọng mang lại làn gió mới trong giao dịch tài chính cho người dân vùng nông thôn. Tải ngay ứng dụng Co-opBank Mobile Banking trên AppStore hoặc GooglePlay để trải nghiệm. Ảnh: Co-op Bank

Theo khảo sát của Statista, tính đến hết tháng 5/2021, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới, với hơn 61,37 triệu người, tương đương tỷ lệ 64% dân số đang sở hữu smartphone.Bên cạnh đó, theo báo cáo về hành vi người dùng của Facebook cùng GroupM Việt Nam năm 2020, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng smartphone là 92%. Từ những số liệu này, Co-op Bank cho rằng, nông thôn là thị trường tiềm năng để phát triển các dịch vụ trực tuyến, thúc đẩy nền kinh tế số phát triển.

Bên cạnh đó, nông thôn cũng là thị trường chính của gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động tại 57 tỉnh thành trong cả nước, với hơn 1,6 triệu thành viên, theo Co-op Bank. Do đó việc triển khai Co-opBank Mobile Banking được xác định là phương thức nhanh và hiệu quả để đưa dịch vụ tài chính đến với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng của Co-opBank. Đây cũng là cơ hội giúp Co-opBank và các Quỹ tín dụng nhân dân tiếp cận với các thành viên, khách hàng mới, đặc biệt khu vực vùng sâu, vùng xa nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam.

An Nhiên

Tên đầy đủ: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Tên tiếng Anh: Co-operative Bank Of Vietnam

Tên viết tắt:Co-opBank

Địa chỉ: Tòa nhà 15T - Đường Nguyễn Thị Định - P.Trung Hòa - Q.Cầu Giấy - Tp.Hà Nội

Người công bố thông tin:

Điện thoại: [84.24] 3974 1612

Fax: [84-4] 3974 1615

Email:

Website://co-opbank.vn

Sàn giao dịch: Khác

Nhóm ngành: Tài chính và bảo hiểm

Ngành: Trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan

Ngày niêm yết:

Vốn điều lệ: 3,000,000,000,000

Số CP niêm yết:

Số CP đang LH:

Trạng thái: Công ty đang hoạt động

Mã số thuế:

GPTL: 166/GP-NHNN

Ngày cấp: 04/06/2013

GPKD:

Ngày cấp:

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Mở tài khoản cho các thành viên là quỹ tín dụng và nhân dân.- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và các loại tiền gửi khác...- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNH.

- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng thương mại khác...

- NH HTX Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 4/6/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Chỉ tiêuĐơn vị
Giá chứng khoánVNĐ
Khối lượng giao dịchCổ phần
Tỷ lệ NN nắm giữ, Tỷ suất cổ tức%
Vốn hóaTỷ đồng
Thông tin tài chínhTriệu đồng
EPS, BVPS, Cổ tức TMVNĐ
P/E, F P/E, P/BLần
ROS, ROA, ROE%

1. Kỳ kế toán cho năm CPH được tính từ ngày thành lập công ty.2. F P/E: Tính toán dựa trên số liệu lợi nhuận kế hoạch do DN công bố

3. Đồ thị giá 3 tháng/6 tháng/12 tháng được vẽ bằng dữ liệu điều chỉnh.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam [tên tiếng Anh là "Co-operative Bank of Viet Nam", viết tắt: Co-opBank], là một ngân hàng hợp tác xã tại Việt Nam, thành lập năm 2013 theo hình thức chuyển đổi.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Loại hình

Ngành nghềThành lậpTrụ sở chính

Nhân viên chủchốt

Ngân hàng hợp tác xã
Ngân hàng, Dịch vụ tài chính
1995
N04 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
Nguyễn Quốc Cường [Chủ tịch Hội đồng Quản trị]

Mục lục

  • 1 Ra đời và phát triển
  • 2 Khái niệm "Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương"
  • 3 Chuyển đổi thành "Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam"
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích
  • 6 Xem thêm

Ra đời và phát triểnSửa đổi

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ra đời trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương [tên tiếng Anh là Central People's Credit Fund, viết tắt: CCF]. Quỹ tín dụng Trung ương được hình thành dựa trên Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993[1] và công văn số 6901/KTTH năm 1994[2] của Chính phủ Việt Nam. Đến năm 1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 8/6/1995 cho thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Quyết định số 200/QĐ-NH5 nhằm cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Từ năm 2010, vốn điều lệ được tăng lên 2000 tỷ đồng.

Năm 2013, với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, theo giấy phép số 166/GP-NHNN được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành ngày 4-6-2013 [3], Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thành lập, có thời hạn hoạt động 99 năm. Vốn điều lệ của ngân hàng bao gồm vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước Việt Nam, vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác.

Khái niệm "Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương"Sửa đổi

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là một tổ chức tín dụng hợp tác, do các quỹ Tín dụng Nhân dân cơ sở [viết tắt là QTDND cơ sở], các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác tham gia góp vốn thành lập; được Nhà nước hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND, giúp các QTDND Cơ sở ở xã, phường phát triển ổn định. Quỹ tín dụng Trung ương hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Chức năng chính của Quỹ
  • Điều hoà vốn trong hệ thống;
  • Cung ứng dịch vụ, chăm sóc, tư vấn cho Quỹ tín dụng thành viên;
  • Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng;
  • Thực hiện một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết hệ thống QTDND do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Mạng lưới hoạt động

Mạng lưới của Quỹ tín dụng Trung ương trải rộng 53 tỉnh, thành phố của Việt Nam với 26 chi nhánh và gần 100 phòng giao dịch [số liệu tính đến 05/2012] trực tiếp chăm sóc, điều hoà vốn hỗ trợ hơn 1.000 QTDND -cơ sở thành viên trong cả nước, tăng cường mối liên kết trong hệ thống.

Tại quyết định 200/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 20 tháng 07 năm 1995 ghi rõ:

Điều 3: Quỹ tín dụng Trung ương được phép thực hiện các nghiệp vụ sau:

1. Huy động vốn:

1.1. Nhận tiền gửi của các Quỹ tín dụng thành viên để cân đối điều hoà trong toàn hệ thống theo cơ chế để cho vay. 1.2. Huy động vốn trong nước và vay vốn nước ngoài bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn và dài hạn. 1.3. Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư của Nhà nước, các tổ chức quốc gia, quốc tế, cá nhân ở trong nước và nước ngoài cho các chương trình, dự án đầu tư và phát triển kinh tế.

2. Cho vay: - Cho vay các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên và doanh nghiệp theo nguyên tắc ưu tiên đối với các tổ chức trong hệ thống.

3. Các nghiệp vụ kinh doanh khác:

3.1. Nhận chiết khấu các giấy tờ có giá; 3.2. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy chế bảo lãnh của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; 3.3. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và làm các dịch vụ Ngân hàng đối ngoại theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước; 3.4. Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán; 3.5. Làm dịch vụ giữ hộ tài sản quý và các giấy tờ có giá; 3.6. Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, kinh doanh bất động sản; 3.7. Làm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi tiền mặt; 3.8. Mua bán và làm đại lý mua bán tín phiếu, trái phiếu chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; 3.9. Tham gia thị trường liên Ngân hàng, thị trường tiền tệ ngắn hạn và thị trường chứng khoán quốc gia; 3.10. Làm các dịch vụ tư vấn tài chính, Ngân hàng và đầu tư; 3.11. Thực hiện các nghiệp vụ khác theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính.

Chuyển đổi thành "Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam"Sửa đổi

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam [viết tắt là HTX] có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được thành lập các đơn vị mạng lưới trong nước và nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản; đồng thời mở rộng đối tượng cung cấp dịch vụ.

Về nội dung, phạm vi hoạt động, ngân hàng này được phép:

  • Mở tài khoản tiền gửi cho các thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân;
  • Nhận tiền gửi, cho vay điều hòa vốn đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn được Hội đồng quản trị Ngân hàng HTX thông qua và được công khai đến tất cả các quỹ tín dụng nhân dân thành viên;
  • Xây dựng, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên đáp ứng nhu cầu của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn sau khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên, Ngân hàng HTX được:

  • Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các loại tiền gửi khác của tổ chức và cá nhân;
  • Cho vay đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên khi đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn của quỹ tín dụng nhân dân thành viên, duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, Ngân hàng HTX được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; vay vốn trên thị trường tiền tệ trong nước và vay vốn của tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức khác và cá nhân trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật; Ủy thác và nhận ủy thác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật liên quan; vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn và các hình thức vay vốn khác theo quy định; thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng theo quy định...

Tham khảoSửa đổi

  • Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam
  • Báo chính phủ
  • Quyết định thành lập

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Quyết định 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc "Triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND"
  2. ^ Công văn 6901/KTTH ngày 9/12/1994 của Chính phủ Việt Nam về việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, trong đó ghi rõ "Việc thành lập một tổ chức cổ phần kinh doanh về tiền tệ, thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính. Tên gọi của tổ chức này là Quỹ tín dụng Trung ương hay Ngân hàng Hợp tác xã…"
  3. ^ Thanh Thanh Lan, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bắt đầu hoạt động, VnExpress.net, 8/7/2013 16:14 GMT+7

Xem thêmSửa đổi

  • Quỹ tín dụng nhân dân

Video liên quan

Chủ Đề