Nếu điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, vàng lục, kim nhũ thì có chỉ số bao nhiêu

Trên thực tế, bảng màu điện trở hay những khái niệm liên quan như màu điện trở, vạch màu điện trở đóng vai trò quan trọng nhằm xác định giá trị điện trở. Điều này không chỉ giúp nhân viên kỹ thuật điện tử xác định chính xác giá trị dòng điện mà còn có thể là kim chỉ nam hướng dẫn những người không chuyên hoàn toàn có thể hiểu được điện trở các vật dụng trong nhà mình đang sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về bảng màu điện trởcách đọc giá trị điện trở dựa vào vạch màu trên thân điện trở.

Trước hết để hiểu bảng màu điện trở cần tìm hiểu rõ hơn về khái niệm điện trở. Hiểu một cách đơn giản, điện trở [ký hiệu là R] là một linh kiện dùng trong ngành điện tử. Nó rất nhỏ và thường được gắn vào các vi mạch trong máy móc công nghệ để cản trở dòng điện trong các loại máy như cảm biến nhiệt đổ, máy đo độ ẩm hay áp suất,.. Mỗi điện trở sẽ có một trị số khác nhau với đơn vị đo là Ω [Ohm]. Điện trở có trị số càng lớn thì cản trở dòng điện càng nhiều.

Như đã đề cập bên trên, do điện trở có kích thước nhỏ nên việc ghi trị số rất khó. Do vậy, bảng màu điện trở bao gồm các vạch màu trên đó sẽ khắc phục hạn chế này. Các màu trên điện trở sẽ thể hiện được toàn bộ giá trị điện trở đó. Bảng màu điện trở được quy định rất rõ ràng cụ thể như sau:

Đen: 0; Nâu: 1; Đỏ: 2; Cam: 3; Vàng: 4; Lục: 5; Lam: 6; Tím: 7; Xám: 8; Trắng: 9; Nhũ vàng: 10 −1 sai số 5%; Nhũ bạc: 10 −2 sai số 10%; Không màu: sai số 20%.

Như vậy, với quy ước từng màu đại diện trong bảng màu điện trở trên, các bạn có thể hiểu rõ hơn về giá trị điện trở trong đó. Một điện trở sẽ có nhiều màu trên đó bạn sẽ đọc theo thứ tự và ghép những con số tương ửng trong bảng màu để biết được giá trị điện trở vật dụng mình cần. Đây cũng được xem là bảng màu điện trở duy nhất và thông dụng được các nước châu Âu đưa ra quy chuẩn quốc tế CEI 607570.

Thực tế với những người nào mới bắt đầu tìm hiểu thì cách đọc màu điện trở sẽ khá khó khăn vì không thể nhớ được từng màu sẽ tương ứng với giá trị nào. Vậy nên các chuyên gia đã chỉ ra một cách đọc có thể dễ dàng ghi nhớ như sau. Với từng loại điện trở khác nhau sẽ có cách đọc màu điện trở khác nhau:

Điện trở có 3 màu Cam, Tím, Xám: Bạn có thể đọc  như sau => Cam 3, Tím 7, Xám 8. Việc đọc màu điện trở đi kèm với giá trị sẽ giúp bạn nhận ra chính xác giá trị điện trở mà mình cần mà không mất công phải tra đi tra lại nhiều lần.

Đối với cách đọc vạch màu điện trở 3 vòng màu được thể hiện như sau:

Vạch màu thứ nhất biểu thị thông số điện trở

Vạch màu thứ 2 là 10 mũ

Vạch màu thứ 3 là mức sai số của điện trở

Ví dụ: Điện trở có 3 gạch màu lần lượt là Trắng – đỏ – Lục. Tra bảng ta sẽ được 9*102 Ω = 0.9KΩ

Trước hết bạn cần lưu tâm một số vấn đề liên quan đến từng giá trị trong vạch màu điện trở 4 vạch như sau:

Vạch màu thứ nhất: Vạch này có chức năng chỉ giá trị hàng chục trong điện trở

Vạch màu thứ hai: Vạch này có chức năng chỉ giá trị hàng đơn vị trong điện trở

Vạch màu thứ ba: Vạch này có chức năng chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở

Vạch màu thứ bốn: Vạch này có chức năng chỉ giá trị sai số của điện trở

Ta có thể lấy ví dụ như sau: Khi bước vào thang máy bạn sẽ thấy các điện trở với thứ tự lần lượt như sau:

Vàng, tím, cam, nhũ vàng. Như vậy dựa vào bảng màu bên trên có thể đọc được như sau: 47 x 10−3 = 47000 Ω

Tương tự với cách đọc của điện trở 4 vạch màu ta sẽ có quy ước như sau:

Vạch màu thứ nhất: Vạch này có giá trị chỉ hàng trăm trong điện trở

Vạch màu thứ hai: Vạch này có chức năng chỉ giá trị hàng chục trong điện trở

Vạch màu thứ ba: Vạch này có chức năng chỉ giá trị hàng đơn vị trong điện trở

Vạch màu thứ bốn: Vạch này có chức năng chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở

Vạch màu thứ năm: Vạch này có chức năng chỉ giá trị sai số của điện trở

bảng giá trị điện trở thông dụng

Như vậy, với ý nghĩa trên bảng màu điện trở đóng vai trò quan trọng trong việc đúng xác định giá trị điện trở khi không có đồng hồ đo. Cần lưu ý một điều rằng các điện trở có công suất lớn người sản xuất có thể hoàn toàn in số giá trị lên. Nhưng ngược lại với những điện trở nhỏ nằm trong vi mạch thì điều này hoàn toàn bất khả thi và phải dùng qua vạch màu điện trở để ta xác định chính xác.

Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mọi người có thể tự xác định được giá trị của điện trở và từ đó có những cách điều chỉnh tần suất hoạt động đồ vật khác nhau. Như thế  các vật dụng trong nhà sẽ đảm bảo được công dụng và không dẫn đến hiện tượng cháy nổ.

Một điện trở có các vòng theo thứ tự vàng xanh lục cảm nhũ kim trị số đúng của nó là

Câu hỏi: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự cam vàng xanh lục kim nhũ trị số đúng của điện trở là:

A. 34×102 KΩ ±5%. 

B. 34×106 Ω ±0,5%. 

C. 23×102 KΩ ±5%. 

D. 23×106 Ω ±0,5%

Lời giải

Đáp án đúng: C. 23×102 KΩ ±5%. 

Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự cam vàng xanh lục kim nhũ trị số đúng của điện trở là là 23×102 KΩ ±5%. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về điện trở nhé!

I. Điện trở [R]

1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu

a] Công dụng

Là linh kiện dùng nhiều nhất trong các mạch điện tử. Công dụng là hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện

b] Cấu tạo

Người ta thường dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ.

c] Phân loại

Điện trở được phân loại theo:

   – Công suất: công suất nhỏ, công suất lớn

   – Trị số: loại cố định hoặc có thể thay đổi [biến trở – chiết áp]

   – Khi đại lượng vật lý tác động lên điện trở làm trị số của nó thay đổi thì được phân loại như sau: 

+ Điện trở nhiệt [thermistor] có hai loại:

• Hệ số dương: khi nhiệt độ tăng thì R tăng

READ  Lý thuyết Toán 8: Bài 5. Phương trình chứa ẩn ở mẫu

• Hệ số âm: khi nhiệt độ tăng thì R giảm

   + Điện trở biến đổi theo điện áp [varixto]: khi U tăng thì R giảm.

   + Quang điện trở: khi ánh sáng rọi vào thì R giảm.

Đơn vị: Ôm [ Ω ]

    1 Kilô ôm [kΩ] = 103 [Ω] [viết tắt là 1K]

    1 Mêga ôm [MΩ] = 106 [Ω] [viết tắt là 1M]

II. Tụ điện.[C]

1. Công dụng, cấu tạo.

– Công dụng:ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.

– Cấu tạo:gồm hai vật dẫn đặt gần nhau , được ngăn cách nhau bởi một lớp điện môi.

2. Phân loại, ký hiệu.

– Phân loại:các loại tụ điện phổ biết nhất là tụ giấy, tụ mi ca , tụ nilon, tụ dầu , tụ hóa.

– Trị số: là cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.

3. Đơn vị tụ điện: fara [F]

– Điện áp định mức: là trị số lớn nhất cho phép đặt lên tụ điện. 

– Dung kháng của tụ điện [Xc] là đại lượng cản trở dòng điện qua nó.       

III. Cuộn cảm [L]

1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu

– Công dụng: Cuộn cảm thường dùng để dẫn dòng điện một chiều và ngăn chặn dòng điện cao tần và khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ hình thành mạch cộng hưởng.

– Cấu tạo: Người ta dùng dây dẫn điện có vỏ bọc để cuốn thành cuộn cảm.

– Phân loại và kí hiệu: Tùy theo cấu tạo và phạm vi sử dụng người ta phân loại như sau: cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện

– Trị số điện cảm: cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách quấn dây.

+ Đơn vị đo là Henry [H], các ước số thường dùng là:

1 mili henry [mH] = 10-3 [H]

1 micrô henry [μH] = 10-6 [H]

– Cảm kháng của cuộn cảm [ XL]: là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.

XL = 2πfL

+ Trong đó:

  • XL: Cảm kháng [Ω]
  • f: tần số dòng điện qua cuộn cảm [Hz]
  • L: trị số điện cảm của cuộn cảm [H]

– Nhận xét:

+ Nếu là dòng điện một chiều [f = 0], lúc này XL = 0 Ω. Cuộn cảm lí tưởng [r = 0] không cản trở dòng điện một chiều.

+ Nếu là dòng điện xoay chiều, tần số f càng cao thì XL càng lớn. Cuộn cảm đã cản trở dòng điện xoay chiều. Do đó, người ta còn gọi là cuộn cản cao tần hoặc cuộn cản chặn cao tần.

– Hệ số phẩm chất [Q]: đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm. Đó là tỉ số của cảm kháng [điện kháng] với điện trở thuần [r] của cuộn cảm ở một tần số [f] cho trước:

Q = 2πfL / r

– Một đặc tính của cuộn cảm là luôn luôn chống lại sự biến thiên của dòng điện. Nếu dòng điện i đang chạy qua cuộn cảm đột ngột bị cắt thì cuộn cảm sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng.

READ  [CHUẨN NHẤT] Viết phương trình tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất

eL= −L . [di / dt]

[dấu âm [-] thể hiện sức điện động cảm ứng luôn có chiều ngược lại với sự biến thiên của dòng điện sinh ra nó].

– Trong thực tế, khi cần thay đổi trị số điện cảm người ta cũng dùng cách mắc nối tiếp hoặc song song như cách mắc điện trở. Khi mắc nối tiếp, trị số điện cảm sẽ tăng lên. Khi mắc song song, trị số điện cảm sẽ giảm đi.

Video liên quan

Chủ Đề