Ngủ trưa nên ngủ bao lâu

Giấc ngủ trưa lý tưởng có thể giúp cải thiện hiệu suất công việc của bạn

Giấc ngủ trưa tốt có thể giúp bạn giảm mệt mỏi, cải thiện trí nhớ, nhận thức, cải thiện tâm trạng và tăng cường hiệu suất hoạt động thể chất. Thời gian ngủ trưa lý tưởng dựa trên độ tuổi và chu kỳ giấc ngủ của mỗi người.

Chu kỳ giấc ngủ

Khi bạn ngủ, não bộ trải qua các giai đoạn khác nhau trong một chu kỳ giấc ngủ. Những giai đoạn này gây ra các bước sóng khác nhau và giải phóng các hormone cụ thể vào máu. Việc thức giấc vào giai đoạn nào sẽ quyết định phản ứng của cơ thể sau khi thức dậy.

Những giấc ngủ trưa tốt được xác định bằng cách bạn thức giấc vào giai đoạn 1 và 2 của chu kỳ giấc ngủ. Khi thức dậy ở giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo mà không cần ngủ sâu hơn nữa.

Ngủ trưa trong khoảng 15-20 phút giúp bạn tỉnh táo và sảng khoái hơn

Đối với một giấc ngủ trọn vẹn, bạn sẽ trải qua toàn bộ chu kỳ giấc ngủ nhiều lần. Đối với hầu hết mọi người, toàn bộ chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90-110 phút.

Khi ở trạng thái ngủ sâu hơn, cơ thể sẽ ít phản ứng với các kích thích bên người hơn và sẽ giải phóng các hợp chất khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ. Thức dậy trong giai đoạn này sẽ khiến bạn có cảm giác nặng nề, mệt mỏi.

Điều bạn nên làm là tự tìm ra quy luật giấc ngủ của mình và tự điều chỉnh bằng cách đặt báo thức để có thể có giấc ngủ trưa tốt nhất.

Độ tuổi

Đối với người trưởng thành, giấc ngủ trưa khoảng 20 phút có thể khiến tinh thần phấn chấn và sảng khoái. Một số người hoạt động thể chất nhiều cũng cho thấy giảm đáng kể dấu hiệu căng thẳng và mệt mỏi sau giấc ngủ 25 phút, 35 phút hay thậm chí 45 phút.

Tuy nhiên ngủ trưa lâu hơn có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và cần ngủ nhiều hơn. Việc quan trọng là tự xác định xem mình nên ngủ trong khoảng thời gian nào là hợp lý nhất. Các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ 15-20 phút buổi trưa để nhận được lợi ích tốt đa từ giấc ngủ.  

Giấc ngủ trưa cũng có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ

Đối với trẻ sơ sinh, sự phát triển có thể tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho nên hầu hết thời gian trong ngày của trẻ dành cho việc ngủ. Các bé có thể ngủ vài giấc trong ngày và điều này rất tốt cho sức khỏe của bé.

Trẻ mới biết đi, trẻ nhỏ có thể phát triển dần dần thói quen ngủ của mình. Tuy nhiên, hãy tập cho bé ngủ trưa, con có thể sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn nếu ngủ trưa khoảng 1 giờ mỗi ngày.

Thanh thiếu niên có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố, việc học tập hay thời gian ngủ quá ít. Một nghiên cứu cho biết, thời gian ngủ trưa tốt nhất cho thanh thiếu niên là khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

Những lời khuyên dành cho bạn khi ngủ trưa:

- Ngủ không quá 30 phút: Thời gian ngủ trưa lý tưởng không nên quá 30 phút. Ngủ quá 30 phút có thể khiến bạn không muốn thức dậy hoặc thức dậy mệt mỏi hơn.

- Ngủ trưa tại một nơi yên tĩnh: Điều này giúp bạn nhận được lợi ích tối đa từ giấc ngủ mà không bị làm phiền bởi các yếu tố bên ngoài.

- Không ngủ trưa quá muộn: Ngủ trưa quá muộn, sang buổi chiều có thể khiến bạn tỉnh táo vào ban đêm, làm rối loạn thói quen ngủ của bạn.

- Tạo thói quen ngủ: Thói quen ngủ trưa cũng giúp bạn khỏe mạnh hơn và ngủ ngon hơn vào buổi tối.

Trịnh Tây H+ [Theo medicalnewstoday]

Ngủ trưa được chứng minh là thói quen có lợi cho sức khỏe, giúp nạp lại năng lượng và chuẩn bị cho những giờ làm việc, học tập trong ngày. Một giấc ngủ trưa chất lượng sẽ đem đến những tác dụng sau:

Giảm stress

Não bộ cần nghỉ ngơi sau khi làm việc liên tục để nạp lại năng lượng. Do đó, một giấc ngủ trưa giúp bạn điều chỉnh lại trạng thái, sẵn sàng làm việc vào buổi chiều. Nếu bạn thấy căng thẳng, áp lực, hãy nghỉ ngơi vào buổi trưa. Giấc ngủ ngắn này giúp bạn thư thái hơn khi quay lại làm việc.

Giúp bạn tỉnh táo

Mất ngủ, thiếu ngủ vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến công việc, hiệu suất của bạn trong ngày hôm sau. Nếu ngày làm việc của bạn rất bận rộn, hãy đảm bảo bạn ngủ ngon vào đêm hôm trước. Nhân viên văn phòng nên dành vài phút để ngủ sau bữa trưa. Giấc ngủ trưa giúp bạn có thêm nhiều năng lượng, tỉnh táo và tập trung hơn vào buổi chiều.

Cải thiện trí nhớ

Trạng thái mệt mỏi của não bộ cản trở khả năng học tập và ghi nhớ thông tin mới. Giấc ngủ trưa chất lượng giúp não bộ được thả lỏng, giảm các chất độc hại gây ảnh hưởng đến chức năng não bộ. 

Tốt cho tim mạch

Nhờ khả năng giảm căng thẳng, giấc ngủ trưa giúp hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim. Những người tăng huyết áp làm việc tại môi trường công sở bận rộn, căng thẳng được khuyến nghị nên ngủ trưa. Giấc ngủ ngắn sẽ giúp giảm áp lực công việc và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ngủ trưa bao lâu là đủ?

Giấc ngủ trưa với độ dài vừa đủ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi

Ngủ trưa quá lâu sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giấc ngủ vào ban đêm. Đồng thời, khi ngủ trưa, bạn không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử, hạn chế bị làm phiền bởi các yếu tố bên ngoài. Để ngủ trưa hiệu quả, tỉnh dậy không mệt mỏi, bạn nên lưu ý đến độ dài của giấc ngủ:

Ngủ 10-20 phút

Giấc ngủ này phù hợp với những người phải quay lại làm việc ngay sau khi tỉnh dậy.

Giấc ngủ Nasa 26 phút

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, giấc ngủ trưa dài 26 phút giúp cải thiện 34% thao tác và 54% sự tỉnh táo của các phi công. Giấc ngủ này thích hợp cho những ngày bạn phải tăng ca, làm thêm giờ.

Ngủ trưa 30 phút

Ngủ trưa trong 30 phút sẽ khiến bạn uể oải, trì trệ trong khoảng 30 phút trước khi tỉnh táo trở lại. Bạn nên tránh ngủ trong khoảng thời gian này.

Ngủ trưa 60 phút

Giấc ngủ kéo dài 60 phút khiến bạn rơi vào trạng thái giấc ngủ sâu, giúp cải thiện trí nhớ và quá trình xử lý thông tin. Bạn nên ngủ trưa trong khoảng 60 phút trước khi có những cuộc họp, buổi thuyết trình quan trọng.

Ngủ trưa 90 phút

Đây là khoảng thời gian đủ để thực hiện 1 chu kỳ giấc ngủ. Giấc ngủ trưa dài 90 phút giúp bạn cải thiện sức sáng tạo, trí nhớ cảm xúc và trí nhớ thường trực. Bạn nên đảm bảo giấc ngủ chất lượng trong 90 phút trước một kỳ thi quan trọng hoặc các dự án lớn.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Sự thật đáng ngạc nhiên về những giấc ngủ trưa ngắn

Quỳnh Trang H+ [Theo Onlymyhealth] - Theo Healthplus

Chắc hẳn nhiều người đã biết được giấc ngủ có tầm quan trọng như thế nào đối với sức khỏe rồi đúng không? Tuy nhiên, đó là giấc ngủ ban đêm, vậy còn giấc ngủ trưa thì sao nhỉ? Ngủ trưa có tốt không? Ngủ trưa bao lâu là hợp lý? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được lời giải đáp cho vấn đề này nhé!

Ngủ trưa có tốt không? Ngủ trưa có tác dụng gì?

Cuộc sống bận rộn, quỹ thời gian eo hẹp khiến nhiều người không có may mắn để tận hưởng một giấc ngủ ngắn vào giữa ngày. Thế nhưng, dù bận rộn tới đâu, bạn cũng nên sắp xếp thời gian để có thể "chợp mắt" một chút nhé bởi giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng lại mang tới cực nhiều lợi ích cho sức khỏe đấy.

Dưới đây là những lợi ích mà giấc ngủ trưa mang lại cho sức khỏe của bạn:

Tăng cường sự nhạy bén của các giác quan

Giấc ngủ trưa có thể làm khôi phục độ nhạy của vị giác, thính giác và thị giác. Ngủ trưa cũng là một cách thư giãn tâm trí hiệu quả, từ đó giúp bạn có được nhiều sáng kiến mới được hình thành.

Bảo vệ tim mạch

Một giấc ngủ ngắn buổi trưa có thể làm dịu hệ thống tim mạch và ổn định huyết áp. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được những người có thói quen ngủ trưa ít nhất 3 lần mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch lên tới 37%.

Tăng hiệu quả công việc

Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, hiệu quả làm việc của con người thường có xu hướng giảm dần theo thời gian trong ngày. Tuy nhiên, một khảo sát được thực hiện bởi Đại học Havard vào năm 2002 đã chứng minh, hiệu quả làm việc của những người có thời gian ngủ trưa khoảng 30 phút vẫn sẽ duy trì được như thời điểm ngày mới bắt đầu. Do đó, người ta tin rằng giấc ngủ trưa có thể làm tăng hiệu quả cho công việc, giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng.

Cải thiện chức năng miễn dịch

Một giấc ngủ ngắn, chất lượng cũng có thể kích thích tế bào lympho trong cơ thể để chúng hoạt động hiệu quả hơn, từ đó làm tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch.

Bảo vệ mắt

Khi bạn ngủ trưa, các cơ của mắt sẽ được nghỉ ngơi, thả lỏng hoàn toàn, từ đó có thể làm chậm quá trình suy giảm thị lực một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, giấc ngủ trưa cũng giúp tuyến lệ bắt đầu tiết ra nước mắt, giúp giữ ẩm, không gây khô mắt, đồng thời làm giảm quá trình lão hóa mắt.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi ngủ trưa có tốt không và có nên ngủ trưa không rồi đúng không nào? Giấc ngủ trưa có vai trò quan trọng, thế nhưng ngủ trưa như thế nào mới tốt thì không phải ai cũng biết. Vậy chúng ta nên ngủ trưa bao lâu? Và nên ngủ trưa lúc mấy giờ để mang lại hiệu quả cao nhất? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:

Nên ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người có nghề nghiệp khác nhau, điều kiện thể chất và cường độ làm việc khác nhau sẽ có thời gian ngủ trưa khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì thời gian ngủ trưa nằm trong khoảng từ 6 đến 90 phút sẽ mang tới hiệu quả tích cực nhất ở những điều kiện khác nhau.

Sau đây là chi tiết từng quãng thời gian ngủ trưa để bạn có thể sắp xếp và lựa chọn thời gian nào là hợp lý với bản thân mình nhất nhé:

  • Ngủ trưa 6 phút: Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức cho biết, giấc ngủ trưa 6 phút có thể cải thiện trí nhớ, cho phép não bộ biến bộ nhớ ngắn hạn thành bộ nhớ dài hạn để giải phóng không gian trong não nhằm dung nạp thêm các kiến thức mới.
  • Ngủ trưa 20 đến 30 phút: Đây được xem là thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất. Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ [NASA] đã phát hiện ra rằng một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút có thể cải thiện hiệu suất làm việc tới 34%.
  • Ngủ trưa từ 40 đến 45 phút: Đây là khoảng thời gian lý tưởng để bạn "sạc pin" cho não bộ của mình. Giấc ngủ này còn có vai trò quan trọng đối với những người ngủ không sâu, không ngon vào tối hôm trước. Ngủ trưa khoảng 45 phút cũng giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, tăng cường các chức năng hoạt động của cơ thể và hạ huyết áp.
  • Ngủ trưa 90 phút: Nếu bạn không vướng bận công việc thì bạn hoàn toàn có thể "xả hơi" bằng cách thực hiện một giấc ngủ trưa trong 90 phút. Giấc ngủ này có thể giúp "sửa chữa" cơ thể của bạn đấy.

Bí quyết để có giấc ngủ trưa chất lượng

Để giấc ngủ trưa mang lại hiệu quả tích cực nhất cho sức khỏe thì bạn cũng cần lưu ý một vài điểm sau đây:

  • Bạn nên sắp xếp ngủ trưa vào một khung giờ cố định. Điều này sẽ giúp nhịp sinh học của bạn được ổn định, đồng thời giúp giấc ngủ mang đến hiệu quả cao nhất.
  • Tránh ngủ quá lâu bởi khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy mệt mỏi và mất phương hướng đấy. Thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất vẫn là khoảng 20 đến 30 phút bạn nhé.
  • Nên tắt đèn khi ngủ bởi bóng tối chính là một tín hiệu báo cho cơ thể bạn biết cần chuyển sang chế độ nghỉ ngơi. Nếu không thể tắt đèn, bạn nên chuẩn bị cho mình một miếng đệm che mắt để dễ vào giấc ngủ hơn nhé.
  • Nên đắp một tấm chăn mỏng. Điều này không bắt buộc, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn đấy.
  • Ngoài ra, bạn cũng không nên ngủ ngay sau khi vừa ăn no xong.
  • Bạn tuyệt đối không nên ngồi ngủ bởi điều này vô tình làm chậm nhịp tim của bạn, khiến thể tích mạch máu tăng lên và tốc độ lưu thông máu trong cơ thể chậm lại.
  • Cuối cùng, hãy trang bị cho mình một chiếc nệm thật êm ái và phù hợp để có được hiệu quả tối ưu nhất nhé. Một chiếc đệm lò xo, đệm cao su hay đệm bông ép... sẽ là lựa chọn hoàn hảo để giấc ngủ trưa của bạn trọn vẹn hơn. Còn nếu ở văn phòng nơi có diện tích eo hẹp hơn, bạn có thể chuẩn bị cho mình những chiếc nệm hơi, ghế hơi để nghỉ trưa nhé.

Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ngủ trưa có tốt không và làm thế nào để có giấc ngủ trưa chất lượng. Nếu có nhu cầu sử dụng các loại nệm, bạn vui lòng truy cập website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại bên dưới để được tư vấn và phục vụ nhanh nhất:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>>> Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: ngủ trưa có tốt không, đệm cao su

Video liên quan

Chủ Đề