Nên học Cơ khí hay công nghệ thông tin

Chia sẻ kiến thức 04/07/2021

Rất nhiều người đã và đang lựa chọn chuyển hướng sự nghiệp sang lĩnh vực Công nghệ thông tin để có thể có mức lương, hay hướng sự nghiệp rộng mở hơn. Vậy những khó khăn, thuận lợi khi chuyển nghề sang lĩnh vực IT là gì, mời bạn tham khảo ý kiến của ba người, từng và học ba ngành học khác nhau: Cơ khí, Luật, Sư Phạm trước khi chuyển sang IT.

Cơ khí và IT giống – khác nhau như thế nào?

Anh Trịnh Hoàng Long bỏ nghề Cơ khí sau hai năm đi làm vì cảm thấy không phù hợp. Anh khá chắc chắn mình nên học công nghệ thông tin và đã chọn học trực tuyến tại FUNiX vì hình thức vừa học vừa làm phù hợp. Nói về khó khăn, thuận lợi khi chuyển nghề sang lĩnh vực IT anh tâm sự, mình không tránh khỏi thách thức vì chuyển nghề.

Bạn Trịnh Hoàng Long [Kiên Giang] là một Kỹ sư cơ khí chuyển nghề sang lập trình, đang theo học FUNiX đến Chứng chỉ 3 và đã đi làm tại FPT Software. Long đã có cuộc trò chuyện cởi mở, chia sẻ về lựa chọn của mình, những khó khăn và bài học của một người non-IT học lập trình.

Hai lĩnh vực cơ khí và IT khá khác nhau, dù có những điểm chung. Theo anh, cả hai ngành đều yêu cầu độ chính xác cao trong từng chi tiết. Tuy nhiên, sự chính xác trong ngành cơ khí sẽ hướng vào thực tế, có thể cân đo, đong đếm được, còn đối với ngành IT thì sự chính xác chủ yếu là nằm trong tư duy. 

Anh Long gặp khó khăn lớn khi phải là tìm ra lỗi trong chương trình để chỉnh sửa, nhiều lúc chỉ mất vài phút, nhưng đôi khi lại ngốn mất vài ngày để xử lý một lỗi.

“Cách thức duy nhất mà mình có thể nghĩ ra khi đối phó với vấn đề này là phải học kiến thức cơ bản tốt đi cùng với đó là thực hành nhiều để dần dần làm quen với kiểu tư duy của lĩnh vực IT. Và tất nhiên điều này đã đem lại kết quả tốt đối với mình” – anh Long chia sẻ.

Sau khoảng một năm rưỡi học FUNiX chuẩn bị hoàn thành 3 Chứng chỉ đầu tiên, anh đã trở thành Lập trình viên tại FPT Software và quyết tâm học tiếp để hoàn thiện bằng cấp ngành IT cũng như mở rộng cơ hội cho mình.

Nỗi niềm dân Sư phạm chuyển nghề lập trình

Anh Mai Xuân Kim – một giáo viên ở Hà Nội, từng dạy môn Sinh học cũng vấp phải không ít những khó khăn, thuận lợi khi chuyển nghề sang lĩnh vực IT ở FUNiX. Anh đã chọn học khóa Lập trình viên cơ bản – Doanh nghiệp tài trợ học phí để đổi nghề. Anh cho biết, từ Sư phạm – lại là Sư phạm Sinh thì sang IT, anh như là vào một môi trường mới hoàn toàn, bắt đầu lại từ đầu.

Mai Xuân Kim – một thầy giáo dạy Sinh học 29 tuổi ở Hà Nội đã chuyển nghề IT thành công chỉ sau 4 tháng học FUNiX nhờ tham gia chương trình Doanh nghiệp tài trợ học phí.

Cựu giáo viên cảm thấy gần như là choáng ngợp vì có nhiều kiến thức mới trong ngành mình học. Nhờ đã có cơ hội tiếp xúc với lập trình từ khi học phổ thông, tham gia đội tuyển thi Lập trình Pascal cấp Quận, anh đã nhanh chóng bắt nhịp. Bên cạnh đó, anh Kim tận dụng tốt nguồn lực từ FUNiX như mentor, Hannah, khiến việc học hiệu quả hơn. Anh đã trở thành lập trình viên như ý nguyện chỉ sau 4 tháng học IT trực tuyến.

Dân Luật học IT : Cảm thấy sáng tạo

Từng là Thủ khoa ngành Luật – Kinh tế, bạn Vũ Thế Anh, người vừa hoàn thành chương trình học FUNiX và bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp cho biết, kiến thức ngành Luật giúp bạn cảm thấy sáng tạo khi học công nghệ thông tin.

Khó khăn, thuận lợi khi chuyển nghề sang lĩnh vực IT của Thế Anh cũng không ít. Nhưng bạn cho rằng, ngành Luật học chữ, ngành IT học số.

“Bất kể những môn nào cần chữ và cần số thì đều có thể áp dụng được. Vì được trời thương cho trải nghiệm hai chuyên ngành khá đối lập, nên khi học IT đã giúp mình cảm thấy rất sáng tạo. Ngành IT cung cấp rất nhiều công cụ, giờ chỉ cần ai đó áp dụng thôi!” – Thế Anh cho biết.

Có thể nói, khó khăn, thuận lợi khi chuyển nghề sang lĩnh vực IT là không tránh khỏi, nhưng dù bạn có học ngành gì đi nữa, một khi đã quyết tâm, hãy tự tin với lựa chọn của mình nhé!

Quỳnh Anh

“91% số sinh viên nghĩ rằng CNTT là một lựa chọn nghề nghiệp tốt cho họ, 95% có nhu cầu muốn biết về CNTT nhiều hơn; 57% cho biết đã học CNTT từ các hướng dẫn trực tuyến; 97% sinh viên không hài lòng nếu cho rằng CNTT chỉ dành cho nam giới” - Trích dẫn trong khuôn khổ sự kiện “Chúng ta cùng lập trình” [#WeSpeakCode] 2015 của Microsoft.

Vậy liệu các bạn đã thực sự hiểu về ngành CNTT chưa hay vẫn chỉ là những thông tin mơ hồ thiếu đầy đủ? 

Vẫn có rất nhiều bạn học sinh lăn tăn với các câu hỏi như “Có nên học Ngành Công nghệ thông tin?“.  “Học Công nghệ thông tin ra làm gì?.” hay thậm chí là “Học Công nghệ thông tin là học cái gì, có cần giỏi lập trình hay không?”.

Hãy để Aptech Saigon giúp cho bạn có thêm thông tin, những cái nhìn đa chiều về  ngành CNTT. Nên "học nghề nào, ra làm gì" trước khi có những quyết định quan trọng cho mình.

Lập trình viên

Là những người "viết" nên các chương trình, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu... như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh...

Tester

Là những người chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên "viết" ra. Đây là một vị trí rất quan trọng trong một dự án viết ứng dụng, phần mềm bởi lẽ họ sẽ hoàn thiện các ứng dụng đó.

Xây dựng và quản lý dữ liệu

Thiết kế các chương trình ứng dụng ví dụ giao diện sử dụng, giao dịch giữa khách/chủ trong toàn mạng và các bộ phần cấu thành hệ thống. Bạn cần cung cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hoá.

Quản lý dự án

Quản lý toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng dựng công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch cũng như đàm phán với những người giữ tiền đặt cọc dự án.

Quản trị mạng

Công việc của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi sát xao các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker [tin tặc] hiệu quả. Thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công...

Phát triển game [GD]

GD không chỉ là vẽ đồ họa 2D, 3D mà còn làm quản lý dự án, phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò chơi, màn chơi, lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game. Bởi vậy, đây là một công việc rất giàu tính sáng tạo chứ không hề khô cứng như nhiều người lầm tưởng về những nghề liên quan đến máy móc.

Kỹ thuật máy tính

Nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới như: Intel, IBM, Samsung, Nidec...

SEO

SEO là viết tắt tiếng Anh của thuật ngữ Search Engine Optimization [Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm], là một quá trình làm nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy, và hiển thị. Công việc tối ưu hoá website có thể hiểu cách khác là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.

Đặc thù của ngành công nghệ thông tin là một ngành có tốc độ phát triển rất cao, với tốc độ chóng mặt nên nhu cầu nhân lực ngành này là rất lớn. Hầu hết các tổ chức, các công ty, các doanh nghiệp đều cần đến người làm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Hơn nữa, phạm vi của ngành CNTT rất rộng nên sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng của mình.

Tham khảo hcmut.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề