Mục dịch của các trung tâm học tập cộng đồng

[HNM] - Sự ra đời của gần 10.500 trung tâm học tập cộng đồng [TTHTCĐ], phủ kín 93,8% số xã, phường, thị trấn trên cả nước đã thể hiện sự cần thiết của mô hình giáo dục này với việc học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội Khuyến học Việt Nam, chỉ có khoảng 30% trong số này hoạt động hiệu quả. Việc tìm ra giải pháp để hàng nghìn TTHTCĐ phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu "cần gì học nấy" của người dân và thực sự là "trường học của nhân dân"… đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Hà Nội hoàn thành kế hoạch xây dựng TTHTCĐ

Theo thống kê của Hội Khuyến học Việt Nam, nếu như năm 1999, toàn quốc mới có 10 TTHTCĐ, thì sau hơn 10 năm, mạng lưới TTHTCĐ đã phát triển mạnh mẽ, phủ kín 93,8% số xã, phường, thị trấn trên cả nước; vượt hơn 13% so với mục tiêu đặt ra trong đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010" ban hành theo Quyết định số 112/2005/QĐ - TTg ngày 18-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, các trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn trên cả nước đã phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Trước khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội cũ đã hoàn thành việc xây dựng TTHTCĐ tại 232 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 100%. Đây là tiền đề quan trọng để Hà Nội nhân rộng mô hình xây dựng TTHTCĐ ra các xã, phường, thị trấn ở địa bàn mở rộng, vì tỷ lệ này ở khu vực Hà Tây cũ là hơn 70%. Đến nay, toàn bộ 577 xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP đều thành lập TTHTCĐ, vượt 4 năm so với kế hoạch phát triển GD-ĐT giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam, phong trào này phát triển không đồng đều, số TTHTCĐ hoạt động có chất lượng chiếm tỷ lệ rất ít. Nhiều trung tâm còn gặp khó khăn về kinh phí, nhân lực; nhiều nơi chỉ hoạt động mang tính hình thức, kém hiệu quả hoặc lúng túng khi triển khai… Đây đã và sẽ là nội dung chính của các hội thảo chuyên đề do hội khuyến học tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình này trên toàn quốc.

Lãnh đạo quan tâm, trung tâm khởi sắc

Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo địa phương quan tâm, thạo việc, coi trọng vai trò của TTHTCĐ thì nơi đó hoạt động trung tâm rất hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Minh chứng rõ nét cho vấn đề này là mô hình hoạt động của TTHTCĐ phường Đức Giang, quận Long Biên. Đây là trung tâm thành lập sớm nhất trên địa bàn TP [năm 1999] và hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, TTHTCĐ phường Đức Giang đã trở thành địa chỉ quen thuộc để các đồng nghiệp giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Theo Giám đốc Trung tâm Nguyễn Đình Đạt thì TTHTCĐ cũng là nơi quy tụ phong trào của quần chúng, nếu biết cách phát huy hiệu quả thì sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, huy động được sức mạnh tổng hợp vào xây dựng địa phương. Một trong những giải pháp hiệu quả mà TTHTCĐ phường Đức Giang đã triển khai, được nhân dân trên địa bàn tin tưởng, ủng hộ là làm cầu nối giữa người dân với ngân hàng. Có vốn làm kinh tế, lãi suất phù hợp, đời sống nhiều hộ gia đình đã dần được cải thiện. Tiếng lành đồn xa, nhiều người đã tìm đến TTHTCĐ phường để tìm hiểu về những lĩnh vực khác như: văn hóa, giải trí, xã hội, luật pháp… Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương tạo ra "chất keo" thu hút sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội và người dân trong việc triển khai nhiều hoạt động phục vụ cộng đồng, trong đó có phong trào xây dựng xã hội học tập. Nói về vấn đề này, bà Thái Xuân Đào [Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam] cho rằng: Huy động được sự tham gia của các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp tại địa phương vào việc của các TTHTCĐ thông qua hỗ trợ kinh phí, nhân lực hoặc kiến thức… cũng là một giải pháp quan trọng. Những đơn vị có nhiều đóng góp cho việc xây dựng xã hội học tập, cải thiện cuộc sống người dân cần được tuyên dương, ghi danh để tạo khí thế thi đua.

Giải pháp bền vững: Kết nối cộng đồng

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn [Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam], tình trạng hoạt động kém hiệu quả của nhiều TTHTCĐ xuất phát từ chính nhận thức của giám đốc trung tâm - điều có ảnh hưởng lớn đến việc huy động nguồn lực, sự đóng góp của cộng đồng. Về bản chất, TTHTCĐ thành lập, vận hành dựa trên sự tham gia của cộng đồng, phục vụ nhu cầu, mục đích của cộng đồng và các hoạt động ấy đem lại lợi ích cho chính người dân trong cộng đồng. Song để việc kết nối cộng đồng hiệu quả thì phải xác định được nhu cầu, nguyện vọng của từng đối tượng, độ tuổi [phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người già…] để từ đó xây dựng chương trình, nội dung hoạt động cho phù hợp và có sức hấp dẫn. Nếu người đứng đầu trung tâm không thiết tha, rất khó đạt được điều đó. Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, đã có khoảng 14 triệu lượt người tham gia học tập theo các chuyên đề, hoạt động tại các TTHTCĐ xã, phường, thị trấn. Nói như ông Phạm Xuân Luận [Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD-ĐT], xã hội càng phát triển thì vai trò của TTHTCĐ càng quan trọng, trong đó có việc giúp đỡ, tạo cơ hội tiếp cận với giáo dục cho những đối tượng thiệt thòi. Sự kết nối cộng đồng càng mạnh mẽ, thường xuyên, bền chặt thì càng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Ngoài ra, do hoạt động của các TTHTCĐ đều mang tính an sinh xã hội, không đem lại lợi nhuận, lại diễn ra ngoài giờ hành chính nên phải sớm có cơ chế để huy động sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của các đoàn thể, chính quyền… trong việc tổ chức các hoạt động; bổ sung danh mục chi cho các hoạt động của TTHTCĐ tại địa phương sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế…

- TTHTCĐ khác với nhà trường chính quy ở một số điểm: + Do cộng đồng thành lập + Ban quản lý, đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên làm việc tự nguyện, không lương [có thể hưởng phụ cấp] + Không chặt chẽ về thời gian [phục vụ suốt đời] + Phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi + Không định hướng bằng cấp + Đa mục tiêu hoạt động; chương trình và phương thức hoạt động linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng… - TTHTCĐ ở Việt Nam có 3 mục đích chính: + Tạo ra những cơ hội học tập cho mọi người dân để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển nguồn nhân lực cộng đồng. + Đáp ứng nhu cầu học tập theo phương châm "cần gì học nấy", giáo dục suốt đời cho mọi người. + Xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên ở cơ sở nhằm ai cũng được học hành, ai cũng có thể tham gia vào công việc giáo dục và học tập tại cộng đồng.

[Nguồn: Hội Khuyến học Việt Nam]

TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên được thành lập theo nguyên tắc “vì dân, do dân và của dân” do chính quyền địa phương trực tiếp quản lý và chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT].

Với nhiệm vụ tạo điều kiện, cơ hội để người dân ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, TTHTCĐ đã và đang là công cụ, là phương tiện để phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập.

“Trăm nghe không bằng một thấy”.

Trung tâm tập học tập cộng đồng xã Phú Hộ, Thị xã Phú Thọ [Phú Thọ].

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước có 11.019 TTHTCĐ, đạt tỷ lệ 98,71% số xã, phường, thị trấn trong cả nước có TTHTCĐ và tính đến hết năm học 2017-2018, số lượt người tham gia học tập tại các TTHTCĐ lên tới gần 19 triệu lượt người. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế ghi nhận tại một số TTHTTCĐ các địa phương, hoạt động của mô hình học tập này còn quá nhiều khó khăn, bất cập.

PV Dân trí có mặt tại TTHTCĐ xã Kim Bình, thành phố Phủ Lý [Hà Nam] đúng vào ngày trung tâm không có lịch học nào nên nơi đây vô cùng vắng vẻ. Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Trung Trực, Phó Chủ tịch [PCT] Hội khuyến học kiêm Phó Giám đốc TTHTCĐ xã Kim Bình, một cán bộ nhiệt tình, trách nhiệm. Chả thế mà 13 năm kể từ ngày về hưu tới nay, ông Trực vẫn gắn bó với công tác khuyến học của xã.

Ông Trực phấn khởi kể cho chúng tôi những nỗ lực của Ban giám đốc [BGĐ] trung tâm về phát triển hoạt động của TTHTCĐ xã. Theo đó, hình thức tổ chức của trung tâm được duy trì theo quý hoặc theo từng chuyên đề cụ thể về trồng chọt, chăn nuôi, sửa chữa điện, xe máy…, các lớp học được người dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia.

Lớp học sửa chữa cơ khí, điện máy cho thanh niên.

Dẫu lòng nhiệt tình là thế nhưng những khó khăn trước mắt để duy trì hoạt động của TTHTCĐ xã là điều mà ông Trực luôn trăn trở, gọi là TTHTCĐ nhưng trung tâm không có trụ sở làm việc riêng nên phải tận dụng các nhà văn hóa để làm nơi học tập.

Bên cạnh đó, theo quy định, mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động của TTHTCĐ quá ít ỏi, để tổ chức các hoạt động của trung tâm, BGĐ phải tìm nhiều cách để huy động các nguồn xã hội hóa từ tổ chức, doanh nghiệp…

Một ví dụ khác tại tỉnh Hà Giang, một tỉnh chủ yếu là người dân tộc thiểu số Mông, Tày, Dao nên còn gặp khó trong công tác vận động người dân tới TTHTCĐ học tập. Trao đổi với PV, ông Hạng Mí De, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hà Giang cho biết, hiện nay toàn tỉnh có 195/195 TTHTCĐ tại các xã, nhưng chỉ 14 trung tâm có trụ sở riêng.

Lớp học xóa mù chữ cho đối tượng từ 15 đến 60 tuổi tại điểm trường thôn Cốc Méo, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ [Hà Giang].

Để góp phần giúp các TTHTCĐ lựa chọn nội dung học tập theo đúng phương châm “cần gì học nấy”, tỉnh đã soạn thảo 6 quyển tài liệu về các chương trình học, mỗi quyển 15 chuyên đề phù hợp với điều kiện các địa bàn để các TTHTCĐ vận dụng vào việc giảng dạy. Tuy nhiên, do đặc thù tỉnh miền núi sát biên giới nên nhận thức về việc học của người dân còn hạn chế. BGĐ các TTHTCĐ phải rất khéo léo mới vận động họ đến học chữ, học nghề, thậm chí là “cầm tay chỉ việc”, ông De băn khoăn.

Hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các tỉnh đều chỉ đạo xây dựng phát triển TTHTCĐ theo cách: Cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành chỉ thị, nghị quyết; Hội Khuyến học cùng ngành GD&ĐT phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai và hướng dẫn thực hiện; chỉ đạo làm thí điểm, tổ chức tập huấn; chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sau đó triển khai mở rộng thực hiện từ điểm ra diện rộng.

Đồng thời, cơ cấu bộ máy quản lý các TTHTCĐ tương đối gọn nhẹ, thường gồm 3 người: giám đốc là Phó Chủ tịch [PCT] UBND cấp xã, 2 Phó giám đốc là hiệu trưởng trường tiểu học hoặc THCS trên địa bàn và Chủ tịch hoặc PCT Hội khuyến học cấp xã.

Tuy nhiên, theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, đây là một nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc phát triển hoạt động của các TTHTCĐ. Bởi bộ máy quản lý này chưa thực sự phát huy tác dụng vì cán bộ đều làm việc kiêm nhiệm, hay thay đổi vị trí công tác và chưa được trang bị kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để quản lý điều hành mô hình TTHTCĐ.

Thời gian qua, để tận dụng nguồn lực về cơ sở vật chất và huy động sự tham gia của các thiết chế văn hóa cấp xã, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo các địa phương thí điểm mô hình phối kết hợp TTHTCĐ với các nhà văn hóa, trung tâm thể thao cấp xã thành mô hình trung tâm văn hóa thể thao - học tập cộng đồng [TTVHTT-HTCĐ], GD Dong cung cấp thêm thông tin.

Lớp học về kĩ thuật chăn nuôi cho bà con nhân dân tại Thị xã Phú Thọ [Phú Thọ].

Ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT cho biết, hiện có khoảng 4.286 TTHTCĐ kết hợp theo mô hình này, chiếm tỷ lệ 38,67%. Nhìn chung, mô hình kết hợp này khá hiệu quả và có một số ưu điểm như tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà văn hóa xã, trung tâm thể thao xã để triển khai các hoạt động dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, ông Hinh nhìn nhận, hiện nay chưa có quy chế tổ chức và hoạt động cho mô hình TTVHTT-HTCĐ nên các địa phương còn lúng túng trong quản lý và điều hành. Cá biệt, có nơi không có nhân sự của ngành giáo dục và hội khuyến học nên không thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ theo quy định như: Quảng Ninh, Bình Định…

Khác với trường học chính quy, TTHTCĐ là hình thức học tập mới được tổ chức tại Việt Nam nhưng chưa nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, nên chưa có danh mục để đầu tư từ ngân sách nhà nước. Đây cũng là trở ngại rất lớn trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp tài liệu và trang thiết bị học tập. Nguồn lực để tổ chức và duy trì hoạt động của TTHTCĐ chủ yếu dựa vào tinh thần trách nhiệm của ngành GD&ĐT, của hội khuyến học và chính quyền địa phương cùng lòng nhiệt thành của người dạy và người học, ông Hinh cho biết thêm. [Còn tiếp…]

Hiện nay, theo Thông tư số 96/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các TTHTCĐ tối thiểu là 20 triệu đồng/năm/trung tâm đối với các TTHTCĐ thuộc các xã khu vực I và 25 triệu đồng/năm/trung tâm đối với các TTHTCĐ thuộc các xã khu vực II và III.

Hà Cường.

Video liên quan

Chủ Đề