Học viện Thời trang luận đơn tuyển sinh 2022

Để có thể nhập học hoặc xin học bổng tại các trường đại học có ngành Thiết kế uy tín trên thế giới, sinh viên phải chuẩn bị portfolio [hồ sơ nghệ thuật] để xét tuyển, trong khi nhiều bạn trẻ Việt Nam chưa biết cách làm hồ sơ nghệ thuật do chưa được học hoặc có ít thời gian đầu tư cho môn học này tại Việt Nam. Lúc này, lựa chọn hình thức du học chuyển tiếp được xem là lựa chọn hợp lý, một phần vì đại dịch, một phần vì học tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi thế cho sinh viên trong quá trình xin chuyển tiếp du học nước ngoài.

Tại Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội [London College for Design & Fashion - Hanoi - LCDF], đơn vị đào tạo thiết kế Anh quốc 16 năm hoạt động tại Việt Nam, có 3 lộ trình du học chuyển tiếp khác nhau để sinh viên lựa chọn phù hợp với: điều kiện tài chính, mức độ sẵn sàng về kiến thức, mức độ sẵn sàng về bản lĩnh, trải nghiệm.

Portfolio nhập học ở bất kỳ chuyên ngành thiết kế nào như Thiết kế thời trang, Đồ họa hay Nội thất... không chỉ dừng lại ở việc thể hiện các kỹ năng mà còn đòi hỏi quy trình sự sáng tạo của sinh viên.

Lộ trình 1+3: Một năm học nền tảng tại Việt Nam và ba năm chuyển tiếp sang nước ngoài.

Lộ trình này phù hợp với những bạn quyết tâm đi du học và muốn dành nhiều thời gian sống, học tập ở nước ngoài. Thời gian một năm tại Việt Nam giúp sinh viên trải nghiệm các ngành thiết kế và lựa chọn được chuyên ngành phù hợp trước khi đi du học.

Cụ thể, sinh viên sẽ học 5 chuyên ngành thiết kế tại LCDF-Hanoi [Thiết kế thời trang, Truyền thông và Marketing thời trang, Thiết kế đồ họa, Nội thất, Nhiếp ảnh, Vẽ minh họa...], từ đó chuẩn bị hồ sơ nghệ thuật chuyển tiếp tới các trường khác trên thế giới. "Đây là phương pháp an toàn cho các sinh viên du học muốn đảm bảo chắc chắn chỗ nhập học tại những trường hàng đầu ngành thiết kế trên thế giới", đại diện LCDF-Hanoi cho hay.

Bộ sưu tập do Joshuo Hoàn Nguyễn đảm nhận thiết kế rập trên sàn catwalk Tuần lễ thời trang London Xuân Hè 2020. Joshuo Hoàn Nguyễn từng là sinh viên Thiết kế thời trang tại LCDF-Hanoi từ năm 2012 sau đó du học chuyển tiếp Trường Đại học UWE Bristol Anh quốc và làm việc tại London từ đó tới nay.

Không chỉ sinh viên Việt Nam, nhiều sinh viên nước ngoài muốn có sự chuẩn bị tốt về portfolio nhập học ngành thiết kế cũng chọn Việt Nam để học một năm khoá cơ bản, trước khi chuyển tiếp sang nước ngoài. Đơn cử, Elisabeth Donnan [Anh quốc] của LCDF-Hanoi đã chọn lộ trình 1+3, cô bay từ Anh về Việt Nam để học một năm khóa cơ bản, sau đó bay ngược về nước để nộp hồ sơ xin học trường thiết kế ba năm tiếp theo.

Trong quá trình học tại Việt Nam, Elisabeth đã tìm ra thế mạnh của mình là muốn chuyên sâu vào học Animation. Cô được nhận vào ngành này tại Kingston University, Anh. Tâm đắc với những trải nghiệm của mình, cô đã làm riêng một clip chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn trẻ đang chuẩn bị du học ngành thiết kế.

Lộ trình 2+2: Hai năm học trong nước, hai năm du học nước ngoài

Sinh viên sẽ tập trung kiến thức cơ bản của chuyên ngành mình lựa chọn và hiểu biết khái quát về thị trường Việt Nam trước khi du học nước ngoài.

Phan Thùy Trang, đang theo học tại Fashion Institute of Technology, New York, Mỹ [FIT] chia sẻ: "Tôi chọn học ở Việt Nam rồi mới sang Mỹ. Ưu điểm của lộ trình này là sau khi học, tôi chưa đi luôn mà thực tập tại Hà Nội để tích góp kinh nghiệm thực tế và thêm nhiều thứ cho vào portfolio. Sau khi sang bên kia, trùng hợp là có một môn yêu cầu sinh viên nộp những tác phẩm, dự án bên ngoài trường học và tôi đã có sẵn tác phẩm. Cách chọn lộ trình này giúp tôi có sự trải nghiệm và chuẩn bị tốt hơn khi du học, đỡ bỡ ngỡ hơn".

Tác phẩm đầu tay của Phan Thuỳ Trang khi mới học tại LCDF Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Lộ trình 3+1: Ba năm học trong nước, một năm du học

Với lộ trình này, kiến thức chuyên ngành được mở rộng hơn để chú trọng vào định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Sinh viên sẽ thực hiện các đề án chuyên ngành và đề án hợp tác với doanh nghiệp để thực hành, tăng hiểu biết thực tế. Khi đã tương đối "cứng" và có nhiều kiến thức chuyên sâu, hiểu biết về thị trường Việt Nam, các bạn trẻ sẽ dễ dàng chọn được trường du học phù hợp để hoàn thiện những gì còn thiếu.

Sau 3 năm học khoa Thiết kế Đồ họa tại LCDF-Hanoi, Phương Thảo [đứng ngoài cùng bên phải] chuyển tiếp năm cuối sang UWE Bristol [University of the West of England]. Thảo cho biết, môi trường quốc tế từ LCDF-Hanoi giúp cô dễ thích nghi và tự tin hơn khi hòa nhập ở nước ngoài. Cô còn tham gia một câu lạc bộ nhảy cùng nhiều sinh viên khắp nơi trên thế giới.

Theo kinh nghiệm dẫn dắt hàng trăm sinh viên du học, bà Hà Thị Hằng, Giám đốc điều hành - Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội tiết lộ: "Nếu có ý định du học và trở về Việt Nam làm việc, sinh viên nên chọn lộ trình dài hơn ở Việt Nam [lộ trình 3+1]. Nếu bạn mong muốn được sinh sống và làm việc dài hơn ở nước ngoài, hãy dành thời gian du học nhiều hơn ở đó [lộ trình 1+3]. Khi ấy, bạn mới có thể hiểu thị trường nước sở tại, thiết lập các mối quan hệ với các thương hiệu và xây dựng cơ hội thực tập. Quan hệ và kinh nghiệm thực tập ở nước ngoài càng nhiều thì cơ hội được chấp nhận làm việc ở đó càng cao".

Như vậy trước quyết định chọn lộ trình nào, bạn hãy cân nhắc 4 yếu tố: định hướng công việc [ở Việt Nam hay nước ngoài], giới hạn tài chính, kiến thức nền tảng hiện có [còn mơ hồ về ngành hay đã có am hiểu cơ bản], và cuối cùng là sự sẵn sàng về bản lĩnh để học tập ở môi trường nước ngoài.

Cũng theo bà Hà Thị Hằng, sinh viên LCDF – Hanoi đã tham gia học chuyển tiếp tới các trường như Northumbria University [Newcastle]; University of the Art London [UAL]; Liverpool John Moore University, School of Design; The University of the West of England [Bristol]; Middlesex University of Middlesex [London]; The University of Gloucestershire [Gloucestershire]; Instituto Marangoni; Art University Bournemouth; Kingston University [London]; University of East London; Herdfordshire University [London]; Salford University [Manchester]; University of Herdforshire [London]; Savannah College of Arts and Design [USA]; Colombus College of Arts and Design [USA].

[Nguồn và ảnh: LCDF]

Săn học bổng không còn là cụm từ xa lạ với các bạn trẻ, đặc biệt với các chuyên ngành thiết kế. Bởi không chỉ có cơ hội sở hữu một chương trình học thú vị với chi phí thấp hơn thông thường, bạn còn có cơ hội thể hiện cá tính, tài năng và tạo dấu ấn riêng trong làng thiết kế.

Vậy, săn học bổng liệu có quá khó khăn? Dưới đây là 4 bí kíp, kèm theo những kinh nghiệm hữu ích từ các tay chuyên săn học bổng và giành giải thưởng lớn trong ngành:

Tip đầu tiên: Bạn cần chuẩn bị một hồ sơ nghệ thuật [portfolio] thật nổi bật:

Theo Vũ Tá Linh - Nhà thiết kế nổi bật trong mảng thời trang bền vững tại Việt Nam hiện nay, portfolio bao gồm những sáng tạo của riêng người thiết kế trong một thời gian hoạt động; được ví như những bức chân dung rõ nét và chân thật về con người, cá tính, năng lực và xúc cảm của người làm nghệ thuật. Một portfolio ấn tượng phải là những tác phẩm tốt nhất, đặc sắc và riêng biệt nhất, được thể hiện thông qua hình ảnh, màu sắc, sự sắp đặt và cân đối tỷ lệ trình bày. Hơn nữa, portfolio phải thể hiện rõ lý tưởng sáng tạo của bạn - thật, riêng biệt và không vay mượn.

Để săn học bổng, Lê Ngọc Hà Thu, Top 10 thí sinh chung kết Redress Design Award [Cuộc thi thời trang bền vững quốc tế tại Hongkong] đã lên kế hoạch từ rất sớm:

"Mình bắt đầu chuẩn bị săn học bổng từ kì 2 lớp 11 đến hết kì 1 lớp 12. Khi nộp học bổng cần có một [01] bài luận cá nhân [personal statement]; hai [02] thư giới thiệu từ giáo viên [recommendation letter]; và hồ sơ nghệ thuật [portfolio]. Để chuẩn bị, mình mất khoảng 6 tháng vừa viết vừa sửa bài luận; và khoảng 1 năm để làm portfolio: thực hiện các tác phẩm mới, đồng thời chọn lọc và chỉnh sửa các tác phẩm cũ".

BST Slow boy archive của Hà Thu đã lọt vào Top 10 cuộc thi Thiết kế Thời trang bền vững Redress

Theo Hà Thu, chỉ nên chọn lựa những tác phẩm tốt nhất của bản thân, đưa những tác phẩm/dự án ấn tượng nhất portfolio lên đầu chứ không nên sắp xếp theo thứ tự thời gian. Ngoài ra, cần thể hiện rõ quá trình tư duy sáng tạo và thực hiện tác phẩm: Từ khâu lên ý tưởng, đến các thử nghiệm với chất liệu và cách thức khác nhau để ra sản phẩm cuối cùng; đừng quên đưa ra cả các suy nghĩ và diễn giải của bản thân.

Một bí quyết là thay vì dành nhiều thời gian để tự tìm cách làm portfolio, bạn có thể tham dự các lớp trải nghiệm về thiết kế để có kỹ năng và được hướng dẫn cách trình bày thật ấn tượng. Hiện các lớp trải nghiệm này thường xuyên được trường LCDF-Hanoi tổ chức.

Tip thứ hai: Tăng trải nghiệm thực tế và học hỏi bằng cách tham dự các cuộc thi

Nếu bạn đã chọn thiết kế thì các cuộc thi chính là lớp học nghiêm túc và gặt hái nhiều thành quả nhất. Dù có đạt giải hay không, bạn vẫn có cơ hội tạo động lực cho chính mình, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng.

Ngoài ra khi tham gia cuộc thi, bạn có thể học hỏi nhiều từ các thí sinh khác cũng như có cơ hội được "huấn luyện" bởi dàn giám khảo, những chuyên gia tư vấn lão luyện trong nghề.

Để giành giải thưởng, Hà Thu đã có một trải nghiệm lâu dài, ấn tượng và đầy đam mê: "Trước khi cuộc thi mùa 2020 khởi động, mình đã có khoảng 1 năm nghiên cứu và lên ý tưởng cho bài thi.

Để tham gia vòng 1 mình phải chuẩn bị một bảng concept thể hiện ý tưởng của bộ sưu tập, cùng 3 mẫu thiết kế full outfit [gồm diễn họa thời trang và bản vẽ kĩ thuật]".

Hà Thu cũng tiết lộ một số nguồn tài liệu hay mà cô thường nghiên cứu như:website Redress, sách "Zero Waste Fashion Design" của 2 tác giả Timo Rissanen & Holly McQuillan…

Tip thứ ba: Dành nhiều thời gian cho việc trau dồi kiến thức và cảm nhận cuộc sống để có cảm hứng sáng tác

Hà Thu chia sẻ đã từng tham gia các câu lạc bộ từ sớm: CLB hoạt động tình nguyện về môi trường và xã hội Green Hanoi-Amsterdam và một trong những CLB thời trang cấp 3 đầu tiên tại Việt Nam - Lamode. Việc tham gia nhiều hoạt động ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã giúp Hà Thu có thêm kiến thức, trải nghiệm để theo đuổi ngành thời trang.

Bên cạnh đó, việc nuôi dưỡng cảm xúc cũng là yếu tố quan trọng đối với những người làm sáng tạo. Nhà thiết kế Vũ Tá Linh - đã từng giành học bổng Sinh viên của năm chia sẻ: "Tôi tập cho mình thói quen ‘Không cố gắng tìm kiếm ý tưởng’, bởi tôi luôn nhận thức rằng ý tưởng đến từ khắp mọi nơi: từ công việc hàng ngày; từ những món ăn thức uống quen thuộc hay tích tắc cảm xúc từ những khoảnh khắc thoáng qua. Vì vậy, khi bí ý tưởng, tôi ngừng việc suy nghĩ, làm những công việc yêu thích khác, không hối hả và để nguồn cảm hứng tự quay trở lại".

Tip cuối cùng: Tiếng Anh giúp mở rộng không gian khám phá và dễ dàng tiếp cận thế giới

Dù học bổng "Tài năng thiết kế trẻ" tại LCDF-Hanoi không quá khắt khe trong yêu cầu tiếng Anh [chỉ cần đạt điểm IELTS tương đương 5.5, TOEFL tối thiểu 550 điểm hoặc TOEFL iBT 71 thì bạn đã có cơ hội săn học bổng] nhưng các chương trình Học bổng khác khi bạn đã học tập tại trường như Học bổng sinh viên của năm, Học bổng du học chuyển tiếp Better Together… vốn liếng tiếng Anh tốt hơn sẽ luôn là chìa khóa tiếp theo để bạn thành công và thỏa mãn khao khát khám phá thế giới nghệ thuật bao la bên ngoài.

Đây cũng chính là bí quyết để phát triển sự sáng tạo của Nhà thiết kế Nicky Vũ – người từng giành được suất học bổng du học chuyển tiếp Better Together tại Anh quốc: "Đặc thù của ngành sáng tạo là phải tự tìm tòi và học hỏi rất nhiều. Có rất nhiều nguồn để chúng ta tham khảo, mở mang kiến thức và đẩy mạnh tính sáng tạo; và càng tìm hiểu sâu thì chúng ta càng có thêm cảm hứng cho sáng tác. Tôi luôn bị cuốn hút bởi các nền văn hoá khác nhau, nên thường xuyên tìm hiểu và nói chuyện với những người bản xứ để có thêm thông tin. Điều này cũng giúp cho lúc thiết kế rất nhiều, sản phẩm đa sắc và giàu văn hoá hơn. Lịch sử Nghệ thuật và Thiết kế là một nguồn kiến thức không thể thiếu nếu chúng ta muốn thành công trong nghề. Khi am hiểu lịch sử, chúng ta sẽ hiểu hơn về thiết kế, xu hướng, thậm chí cả tâm lý tiêu dùng, giúp cho thiết kế đặc sắc và có chiều sâu hơn".

Học viện thiết kế và thời trang London - Hà Nội đang có rất nhiều suấthọc bổngcực xịn sò thu hút sinh viên học sinh khắp cả nước, bao gồm:

1. Học bổng "Tài năng thiết kế trẻ": Dành cho các học sinh tốt nghiệp THPT hoặc sinh viên các trường nghệ thuật và thiết kế mong muốn theo học chương trình đào tạo các chuyên ngành thiết kế chất lượng cao và bằng cấp Anh quốc.

Học bổng sẽ bao gồm chi phí về học phí cho chương trình học toàn thời gian các chuyên ngành Thiết kế/Kinh doanh Thời trang, Truyền thông và Marketing thời trang, Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất và Kiến trúc, Nhiếp ảnh với các trị giá khác nhau sẽ được cân nhắc trong Hội đồng tuyển sinh và thông báo kết quả cụ thể cho sinh viên.

2. Học bổng du học "Sinh viên của năm": Dành cho sinh viên năm nhất và năm 2 tại LCDF-Hanoi, bao gồm vé máy bay, chỗ ăn ở cho 01 tuần du học trải nghiệm tại UK.

3. Học bổng du học chuyển tiếp tại Anh quốc "Better Together": dành cho sinh viên hoàn thành chương trình 2-3 năm tại LCDF-Hanoi du học chuyển tiếp năm cuối để nhận văn bằng BA [Hons] tại UK, bao gồm 50% học phí khóa học năm cuối hệ cử nhân Đại học các chuyên ngành Thiết kế.

Video liên quan

Chủ Đề