Một số biện pháp xây dựng quản lý tập thể sư phạm nhà trường

-->

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆNTẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO*****PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1. Chỉ thị số 3004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 15 – 8 - 2013đã nêu rõ từng nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2013 –2014. Trong đó, toàn ngành tiếp tục thực hiện Chỉ thị 02/CT-TTg, ngày22/1/2013, của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcđào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhằm nâng cao chất lượngdạy và học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của côngcuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.Một trong những giải pháp trọng tâm vẫn phải là đổi mới quản lí giáo dục.Vận dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật quản lí sao cho đạt hiệu quảgiáo dục cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong nhữngcách đổi mới thiết thực nhất.1.2. Hiện nay, việc dạy và học ở trường trung học phổ thông nói riêngcũng nh của toàn ngành giáo dục và đào tạo nói chung đang đứng trướcnhững thách thức to lớn về chất lượng. Cả xã hội đang đòi hỏi, sự nghiệpxây dựng và phát triển đất nước đang đòi hỏi cấp thiết ngành giáo dục vàđào tạo phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đề tài nghiên cứu cóvai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhàtrường.Thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đặt ra những đòihỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng dạy và học. Trong thời đại ngày naytoàn cầu hóa là xu thế không thể đảo ngược. Trong quá trình đó không cóchuyện nước lên thì thuyền lên. Ngược lại đó là sự hợp tác trong cạnh tranhquyết liệt. Điều kiện cần để nước ta thành công trong cuộc đấu tranh này làphải có một đội ngũ nhân lực đủ sức đương đầu với cạnh tranh và hợp tác.Nền giáo dục nước ta có sứ mệch đào tạo ra những người lao động có khảnăng thích ứng với những thay đổi công nghệ, những biến động của việclàm, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, sự giao lưu văn hóa, sự chuyển đổi giátrị trong phạm vi khu vực và thế giới mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dântộc và cá tính. Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp một nền tảng tri thức vớigiá trị rộng Toàn cầu hóa cũng tạo ra sự di chuyển lao động tự do. Khinền Giáo dục và Đào tạo có chuẩn mực thấp, nhân lực được đào tạo sẽ khócạnh tranh trên thị trường lao động với nhân lực các nước có chuẩn mực đàotạo cao hơn. Do sự thấp kém về chất lượng và sự chênh lệch về chuẩn mực,Giáo dục và Đào tạo nước ta sẽ gặp khó khăn rất lớn trong quá trình toàncầu hóa. Nhiệm vụ đặt ra cho Giáo dục và Đào tạo là phải nhanh chóng đạtchuẩn mực khu vực và quốc tế để không những tăng cường lao động cho thịtrường trong nước mà còn tạo ra khả năng cạnh tranh ở thị trường nướcngoài.Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao chất lượng độingũ giáo viên. Điều này phụ thuộc rất lớn vào phương pháp quản lí củangười lãnh đạo. Một người lãnh đạo có tâm sáng, tầm cao, cách làm đúng,phải làm thay đổi được chất lượng đội ngũ. Có nhiều cách, trong đó chúngtôi đã rất thành công với biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết, từ đó thúcđẩy chất lượng các mặt giáo dục. Nay chúng tôi viết thành sáng kiến kinhnghiệm để chia sẻ với các đồng nghiệp.Đó là những lí do để chúng tôi nghiên cứu đề tài : Một số biện phápxây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệntại trường THPT Trần Hưng Đạo.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp quản lí nâng cao chấtlượng và hiệu quả quá trình dạy học ở trường THPT Trần Hưng Đạo, gópphần đáp ứng lòng mong mỏi của chính quyền và nhân dân địa phương. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu2- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : phương pháp quản lí trườngTHPT ; lí luận về đoàn kết ; các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng tập thểđoàn kết, vững mạnh.- Phạm vi nghiên cứu, áp dụng : quản lí trường THPT ; quản lí trườngTHPT Trần Hưng Đạo.4. Nhiệm vụ nghiên cứu4.1. Nghiên cứu xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí của một số biệnpháp xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng các hoạt độnggiáo dục tại trường THPT Trần Hưng Đạo.4.2. Đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng dạy học ; thực trạngtinh thần đoàn kết của tập thể sư phạm ở trường THPT Trần Hưng Đạo.4.3. Đề xuất và đi sâu vào nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo xâydựng đội ngũ sư phạm nhằm có được bài học kinh nghiệm về quản lý trongviệc xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà trường thành một tập thể sư phạmđoàn kết, nhất trí cao, có hiệu quả cao trong việc dạy học và giáo dục họcsinh.5. Phương pháp nghiên cứuKết hợp kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý nhà trường vớilý luận và các tài liệu tham khảo có liên quan đến việc xây dựng đội ngũ cánbộ, giáo viên, nhân viên.Tập hợp, phân tích để rút ra kinh nghiệm với mối quan hệ giữa thựctiễn và lý luận, giữa thực tiễn và nhận thức đối với mỗi vấn đề.Cụ thể, chúng tôi sử dụng những nhóm phương pháp nghiên cứu sau : 5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận- Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết các cấp Đảng, các văn bảnNhà nước, Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học phổ thông, giáo trình, bàigiảng của các giảng viên ở Học viện quản lí giáo dục - Nghiên cứu lí luận sư phạm. 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn- Phương pháp Quan sát.3- Phương pháp Đàm thoại.- Phương pháp Điều tra [phiếu hỏi].- Phương pháp Nghiên cứu sản phẩm- Phương pháp Tổng kết kinh nghiệm 5.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ : Phân tích ; Thống kêToán học, bảng, biểu 6. Giả thuyết khoa học [giả thuyết khoa học được nêu ra từ năm học2009 – 2010] :Trường THPT Trần Hưng Đạo có một đội ngũ giáo viên đầy tài năng,tâm huyết nhưng trên thực tế, chất lượng giáo dục của nhà trường vẫn thấp,xếp ở tốp cuối các trường THPT trong tỉnh. Nếu có biện pháp quản lí phùhợp, xây dựng được tập thể đoàn kết, nhất trí cao sẽ giúp cho cán bộ giáoviên phát huy hết tài năng, tâm huyết để phục vụ nhà trường, phục vụ chongành, khi đó chất lượng giáo dục của nhà trường chắc chắn sẽ được nângcao.7. Kế hoạch nghiên cứuĐề tài này được chúng tôi trăn trở từ trước đó, đến năm 2009 thì bắttay nghiên cứu và áp dụng. Sau 5 năm vận dụng tại trường THPT TrầnHưng Đạo, đến nay, chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng cao.Chúng tôi mạnh dạn tổng kết và viết thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻvới các đồng nghiệp.PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNGChương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆNTẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO41.1. Cơ sở lí luận Tập thể sư phạm là một tổ chức chính trị xã hội, tập hợp những ngườicùng công tác trong một môi trường giáo dục cụ thể, dưới sự quản lí củamột nhà lãnh đạo nhất định. Tập thể sư phạm có tính thống nhất về nhiệmvụ, mục tiêu chung. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều nhận rõ nhiệm vụcủa mình, đều có điều kiện tốt nhất để hoạt động sáng tạo, để gắn bó vàhoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.Đoàn kết được thể hiện trước hết là sự thống nhất giữa mục đích cánhân và mục đích tập thể, sự thống nhất này làm cho cá nhân phát triển, từđó thúc đẩy sự phát triển của tập thể và ngược lại, tập thể đoàn kết là sự liênkết chặt chẽ giữa các thành viên trong tập thể để cùng thực hiện mục tiêugiáo dục. Tập thể có lòng nhân ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tráchnhiệm với nhau, có trách nhiệm với tập thể.Ông, cha ta qua thực tế đấu tranh chống kẻ thù ngoại xâm và tronglao động sản xuất để xây dựng đất nước đã nhận thấy rõ sự thắng lợi củasức mạnh đoàn kết và đã khẳng định.“Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao”Tập thể sư phạm trong nhà trường là một tập thể lao động có sự phâncông và chuyên môn hoá rất cao của mỗi cá nhân. Mỗi người có một đặcđiểm tâm sinh lý khác nhau, có một hoàn cảnh khác nhau, có những tínhcách khác nhau, có nhu cầu khác nhau và mục đích khác nhau. Mặt khác sựchuyên môn hoá trong lao động cũng khác nhau, dẫn đến xu hướng tản mạn,rời rạc, có khi ngược chiều, mâu thuẫn dẫn tới triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy sựđoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm là sự liên kết chặt chẽ theo mục tiêuđào tạo là điều hết sức quan trọng, sự đoàn kết nhất trí tạo điều kiện cho mỗicá nhân phát triển. Hơn nữa, đoàn kết nhất trí của tập thể sư phạm là điềukiện cần thiết để hình thành nhân cách học sinh THPT. Vì sản phẩm của quátrình giáo dục nhân cách là học sinh, học sinh được hình thành nhân cáchkhông chỉ ở một giáo viên mà ở cả tập thể giáo viên.Tình đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường nó là chất keo kếtdính giữa các cá nhân, giữa các bộ phận trong tập thể sư phạm với nhau, nó5là chất dầu nhờn đảm bảo lưu thông liên kết các bộ phận để cỗ máy tập thểhoạt động đạt công suất cao.Việc xây dựng tập thể sư phạm phải được tiến hành thường xuyên,liên tục, mọi lúc, mọi nơi; đoàn kết trong tập thể sư phạm không chỉ là sựgắn kết những người lao động thành một khối thống nhất mà chúng ta phảihiểu đây là một tập thể tri thức với những đặc thù chuyên môn cao, đòi hỏiphải có những giải pháp đồng bộ, linh hoạt và thích ứng trong từng giaiđoạn, từng hoàn cảnh cụ thể.Để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí thì người quản lý phảicó đủ đức, đủ tài, thể hiện tính gương mẫu, năng động, sáng tạo. Khi làmviệc phải đảm bảo nguyên tắc, kỷ cương, trách nhiệm; trong công việc phảicông khai, công bằng, dân chủ, thực hiện sự đoàn kết nhất trí trong ban giámhiệu, trong cấp uỷ, công đoàn, đoàn thanh niên và tập thể sư phạm. Tạo sựtôn trọng, gần gũi hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra môi trường sư phạm đoàn kết lànhmạnh, tạo lòng tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để cùngnhau làm việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.Một tập thể sư phạm vững mạnh phải được đánh giá qua nhiềumặt, qua các quá trình cụ thể và được dựa trên một số cơ sở :- Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, trong sinh hoạt;xây dựng được bầu không khí ấm cúng, quan hệ tập thể lành mạnh, trongsáng, cùng giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.- Nắm vững và thực hiện đúng đường lối quan điểm giáo dục củaĐảng, hết lòng vì học sinh thân yêu.- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành Quy chếchuyên môn, Nội quy nhà trường và chính sách của Nhà nước.- Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo trình độđồng đều, ngày càng cao của đội ngũ giáo viên, giáo viên thực sự là: “ mỗithầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ”cho học sinhnoi theo.- Thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”; các cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” và “Mỗithầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”1.2. Cơ sở thực tiễn6Nói về đoàn kết, Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người anhhùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn của nhân loại đã dạy :“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kếtThành công, thành công, đại thành công”“Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dânta. Các đồng chí từ Trung ương đến địa phương cần giữ gìn sự đoàn kết nhấttrí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.Trong thực tiễn đã chứng minh sức mạnh của tập thể có tính chấtquyết định sự thành công của mọi hoạt động trên mọi lĩnh vực công tác. Mộttập thể có sức mạnh, trước hết tập thể đó phải có sự đoàn kết nhất trí cao.Ở trường THPT, sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể sư phạm là yếutố quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Mỗi người quản lý,mỗi cán bộ công chức cần khắc sâu lời Bác Hồ dặn : Giáo dục là sự nghiệpcủa quần chúng, cần phát huy dân chủ, xây dựng quan hệ thật tốt giữa thầyvới thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ với các cấp, giữanhà trường với nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của ngành đề ra.Nhà trường là một đơn vị cơ sở của ngành Giáo dục và Đào tạo, vaitrò của người quản lý đặc biệt quan trọng. Người quản lý phải năng độngtrong nhiều công việc, phải chăm lo đến đời sống của cán bộ, giáo viên,nhân viên trong nhà trường; chăm lo đến sự phát triển nguồn nhân lực, chămlo đến việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất và nhất trí; làmột trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường. Quán triệtsâu sắc chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về xây dựng tập thể sư phạm trong trườngTHPT “Đội ngũ giáo viên THPT là một tập thể sư phạm thống nhất, thựchiện tốt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước. Mà chất lượng và hiệu quả chung của tập thể này được quy định bởichất lượng của từng thành viên ; số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ và cácbiện pháp quản lý đội ngũ”.Để xây dựng được tập thể sư phạm đoàn kết, người cán bộ quản lýtrước hết là tấm gương sáng, giải quyết công việc phải thấu tình, đạt lý, phảira sức chăm lo cho sự đoàn kết, nhất trí của tập thể sư phạm nhà trường.Tháng 4 năm 2009, với vai trò là người kế nhiệm, đứng trước một tậpthể còn nhiều tồn tại, yếu kém nhất là trong quan hệ đồng nghiệp, đoàn thể,7năm bè bảy mối, ai biết người đó, chúng tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng.Ngày đêm nung nấu ý chí, mong muốn một ngày nào đó, sẽ xây dựng đượcmột tập thể có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, tất cả vì nhà trường. Xâydựng được thương hiệu trường THPT Trần Hưng Đạo.Với lòng tâm huyết với nghề, với trường, bản thân lại khắc sâu lờiBác Hồ dạy : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kếtThành công, thành công, đại thành công”Vì vậy, việc quan tâm xây dựng tập thể sư phạm nhà trường thànhmột tổ ấm đoàn kết là điều mà tôi luôn quan tâm, luôn trăn trở để tìm racác giải pháp tối ưu trong việc quản lý của mình nhằm làm đòn bẩy đểthực hiện thành công các mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra.Thực tiễn cho thấy ở trường nào mà nội bộ mất đoàn kết, chia bè, chiacánh thì tập thể đó sẽ phân cực, nội bộ lủng củng, thực hiện nhiệm vụ đượcgiao một cách miễn cưỡng, tâm thế của mỗi thành viên không thoải mái, ắtmục tiêu đề ra sẽ không hoàn thành. Thực tế qua nhiều năm, trường tôi gặp không ít những khó khăn như :sức khoẻ, năng lực công tác của lãnh đạo hạn chế, chất lượng tuyển sinh đầuvào thấp, cơ sở vật chất thiếu, yếu và nhiều vấn đề khác. Nhưng nhờ có chibộ có nội bộ đoàn kết, thống nhất cao ; mỗi thành viên trong chi bộ, tronghội đồng đều lấy cái khó khăn của nhà trường làm khó khăn của chính mìnhđể cùng nhau tìm ra các giải pháp, cùng nhau tháo gỡ và chúng tôi đã vượtqua được khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học mà Bộ, SởGiáo dục và Đào tạo và nhà trường đề ra.Chính vì vậy bản thân tôi rất quan tâm đến tập thể đoàn kết thốngnhất và chọn làm đề tài nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm. Thực tế,chúng tôi đã áp dụng sáng kiến này từ năm học 2009 – 2010 đến nay và đãđạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào. Năm học 2013 – 2014 này, chúngtôi quyết định tổng kết và viết thành sáng kiến báo cáo với Hội đồng khoahọc cấp ngành.Chương 2NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRONG VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT82.1. Nguyên tắc chung Đảm bảo theo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ đặt dưới sựlãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng nhà trường; biến Nghị quyết của cấptrên, của chi bộ Đảng thành Chương trình hành động cụ thể trên mọi lĩnhvực hoạt động của nhà trường. Những kế hoạch, mục tiêu đưa ra phải có sựthống nhất của tập thể rồi mới đưa vào Chương trình hành động thì tính khảthi mới đạt hiệu quả cao. Luôn tranh thủ mọi ý kiến chỉ đạo của cấp trên, ýkiến xây dựng của tập thể; lắng nghe để tiếp thu, để phân tích, để chọn lọccân nhắc, để điều chỉnh những vấn đề chưa hợp lý, đồng thời cũng tạo điềukiện cho từng thành viên phát huy tính làm chủ, khơi dậy lòng nhiệt tìnhvốn có của đội ngũ nhà trường.2.2. Những kinh nghiệm và biện pháp cụ thể trong xây dựng tậpthể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trườngTHPT Trần Hưng Đạo2.2.1. Xây dựng đoàn kết, thống nhất trong chi bộ theo lời căn dặncủa Chủ tịch Hồ Chí MinhTheo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin : cách mạng là sự nghiệpcủa quần chúng ; sự thành công của phong trào công nhân trong mỗi nướcchỉ có thể được bảo đảm bằng sức mạnh của sự thống nhất và sự tổ chức.V.I.Lênin nhấn mạnh : “Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi, Đảng phải cósự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối ; đoàn kết là nguồn gốc, sứcmạnh chủ yếu, vô tận và vô địch của Đảng”[1].Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về chính Đảng kiểu mớicủa giai cấp công nhân, kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống đoànkết dân tộc, trong quá trình xây dựng, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam,Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng và giữ gìn đoàn kếtthống nhất trong Đảng, nhằm làm cho Đảng thành một khối vững chắc vềchính trị, tư tưởng và tổ chức, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiếnđấu cao, thật sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động[1] Trần Vọng, Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng. số tháng 9/20069và của toàn dân tộc, là hạt nhân, cơ sở vững chắc để xây dựng khối đoàn kếttrong nhân dân, đoàn kết toàn dân tộc.Phân tích toàn diện, sâu sắc tính tất yếu và tầm quan trọng đặc biệtcủa sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người nhấn mạnh : “Đoàn kết làsức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thểkhắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụnhân dân giao phó cho chúng ta”. “Toàn Đảng, toàn dân đồng sức đồnglòng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục được”[2]. Đoàn kết thống nhấttrong Đảng không phải chỉ là “đoàn kết một chiều”, “bằng mặt mà khôngbằng lòng”, “liên minh”, lúc cần thì hợp lực, không cần thì tìm cách lật đổnhau…mà đoàn kết thống nhất trong Đảng phải là một chiến lược lâu dài, làsợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đoàn kết phải trênnền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, có lý, có tình, bằng tình cảm cách mạngtrong sáng, tình thương yêu đồng chí, đồng bào. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là mỗi đảng viên phải gương mẫu,nói đi đôi với làm, “đoàn kết không phải ngoài miệng mà phải đoàn kếttrong công tác, trong tự phê bình và phê bình giúp nhau tiến bộ”[1]. Bác luôntâm niệm, Đảng ta tuy đông người nhưng khi tiến đánh chỉ như một ngườivà nhờ vậy “Cách mạng nhất định thành công. Ta thành công chính vì tađoàn kết, quyết tâm, tin tưởng”[2]. Đoàn kết là thuộc tính tất yếu, là sức mạnh của Đảng, vì vậy, Hồ ChíMinh mong muốn Đảng phải luôn giữ gìn sự đoàn thống nhất, xem đó làmột nhiệm vụ đặc biệt, một nguyên tắc trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đểgiữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, Người chỉ dẫn: Đảng phải thựchành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phêbình đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất củaĐảng; phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Mỗi đảng viên và cán bộphải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 10, tr545[1] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 9, tr400[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 11, tr46710trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thànhcủa nhân dân.Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm xây dựng, giữ gìn sựđoàn kết thống nhất trong Đảng. Trong thực tiễn, dưới sự lãnh đạo củaNgười, đoàn kết nhất trí đã trở thành truyền thống cực kỳ quí báu, là sứcmạnh của Đảng ta. Trước khi đi xa, đến với “thế giới của những Ngườihiền”, Người vẫn đặc biệt nhắc nhở và căn dặn rằng: “Nhờ đoàn kết chặtchẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc,cho nên ngay từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức vàlãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợikhác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta.Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kếtnhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”[1]. Thực hiện lợi dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt thời gian qua,chi bộ trường THPT Trần Hưng Đạo đã xây dựng, duy trì tinh thần đoànkết, nhất trí, đồng thuận cao từ các đồng chí trong Ban chi ủy đến các đồngchí đảng viên. Tất cả một lòng hướng về sự nghiệp chung của nhà trường.Sự đồng thuận cao này là tiền đề quan trong đi đến thắng lợi trong quá trìnhquản lí, xây dựng và phát triển nhà trường.2.2.2. Xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ cán bộ lãnh đạoĐể xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ cán bộ lãnh đạo chúng tôi xácđịnh cần phải :- Đảm bảo cơ chế quản lý phù hợp, dân chủ, công khai ; - Thống nhất ý chí hành động hướng vào mục tiêu của nhà trườngtrong từng giai đoạn, từng năm học ;- Ban Giám hiệu, Ban Chi uỷ, chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên nhàtrường cùng phối hợp, hỗ trợ và tham gia cùng quản lý ;Mỗi cán bộ lãnh đạo từ Bí thư chi bộ, từng thành viên Ban giám hiệu,trưởng các tổ chức đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn không ngừng họctập hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh, linh hôn của mỗi tổ chức trongnhà trường. Trong đó vai trò người Hiệu trưởng là then chốt : “Hiệu trưởng[1] Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tr25,2611quản lý mọi mặt nhà truờng theo chế độ thủ trưởng”. Hiệu trưởng là trọngtâm của mối đoàn kết tập thể sư phạm nhà trường.2.2.3. Xây dựng mối quan hệ nhân ái trong tập thể sư phạmMối quan hệ giữa lãnh đạo và các thành viên trong tập thể sư phạmđược thể hiện qua các mối quan hệ :- Người với người ;- Giữa người quản lý với người được quản lý ; - Giữa người giao nhiệm vụ với người thực hiện nhiệm vụ ; - Giữa cấp trên với cấp dưới ;Xây dựng mối quan hệ hợp tác tương thân, tương ái, khoan dung đểtạo nên bầu không khí lành mạnh ấm cúng trong tập thể, thắm đượm tìnhđồng chí, đồng nghiệp, anh em, bè bạn và như vậy nhà trường sẽ thành tổấm gia đình thứ hai, nơi mọi người có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thànhcông, hạn chế của nhau.Mỗi tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất trở thành một hệ toàn vẹnluôn tương tác lẫn nhau. Nhờ đó mà năng lượng liên kết nội bộ đủ lớn hơnnăng lượng ly tâm và trội hơn năng lượng phá huỷ từ ngoài vào hệ.Các nhà quản lý giáo dục có được cách phân tích thích hợp, toàn venđối với hệ quản lý mà họ chỉ huy, từ đó giúp họ lựa chọn được các phươngpháp, cách thức hữu hiệu đưa đơn vị nhanh chóng đạt đến mục tiêu mà họmong muốn. 2.2.4. Thực hiện công khai hoá, công bằng, khách quan trong côngtác quản líNgười quản lý, đặc biệt là Hiệu trưởng phải thực hiện tốt ba côngkhai trong nhà trường để các tổ chức đoàn thể, các thành viên trong nhàtrường nắm và hiểu rõ ; từ đó họ luôn có niềm tin vào người quản lý mình.Trong những năm học qua mọi hoạt động của nhà trường chúng tôi đềuthông qua và công khai trước Hội đồng sư pham nhà trường như :- Tuyển sinh vào lớp 10 ;- Kế hoạch và nhiệm vụ năm học ;- Phân công chuyên môn và phân công chủ nhiệm lớp ;- Chế độ chính sách của người lao động ;- Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật công minh ;- Công khai thu, chi, tài chính rõ ràng ;- Công khai về đánh giá nhà trường, đánh giá học sinh ;12Để xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết người quản lý cần phảichú ý đến công tác kiểm tra nội bộ trường học đảm bảo tính khách quancông bằng, dân chủ bởi lẽ công tác kiểm tra này mang tính chất hai mặt :mặt tích cực, mặt tiêu cực ; người lãnh đạo phải biết khơi dậy mặt tích cựccủa công tác kiểm tra thành động lực, thành nhân tố kích thích mọi hoạtđộng, mọi công việc của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức ; mặt hạn chế rút kinhnghiệm thẳng thắn và uốn nắn kịp thời. Để làm được điều này chúng ta cầnthực hiện bằng quy chế kiểm tra, kế hoạch kiếm tra cụ thể :- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn thường kỳ : 1 lần / học kì / giáo viên ;- Kiểm tra đánh giá chất lượng giờ dạy : 1 lần / học kì / giáo viên ;- Kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm, các tổ chuyên môn : 1 lần / tuần ;- Kiểm tra toàn diện 1/3 CB, GV, NV của nhà trường/ một năm học ;- Kiểm tra chuyên đề 2/3 số CB, GV, NV còn lại của nhà trường/ mộtnăm học ;Kế hoạch kiểm tra này được thống nhất trong Hội nghị cán bộ côngchức viên chức đầu năm học. Mặt khác cũng tiến hành kiểm tra đột xuất mộtsố giáo viên, nhân viên nhằm mục đích phát hiện uốn nắn kịp thời những saisót, lệch lạc. Công tác kiểm tra đựơc công khai trong đội ngũ giáo viên ;công tác kiểm tra không mang tính chất nặng nề, định kiến mà tạo một tâmlý lành mạnh giữa người kiểm tra và người bị kiểm tra ; kiểm tra mang tínhsư phạm nhằm uốn nắn, giúp đỡ lẫn nhau, từ việc kiểm tra của lãnh đạo tạora quá trình tự kiểm tra của giáo viên.2.2.5. Sắp xếp, bố trí đội ngũ hợp lý, đảm bảo có hiệu quả, có tìnhkế thừa và giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt công tác được giaoQuan điểm chỉ đạo lấy học sinh làm trung tâm và trao quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục học sinh cho mỗi giáo viên. Phải chọn những cán bộ giáo viên có kinh nghiệm, vững vàng trongchuyên môn, có năng lực, có uy tín giữ các chức vụ chủ chốt trong nhàtrường trên cơ sở thăm dò ý kiến của tập thể. Từ đó các tổ chức trong nhàtrường mới hoạt động đều tay, công việc đạt hiệu quả cao.Trong công tác chuyên môn, theo khối thi đại học phân công, cứ haigiáo viên khá hoặc giỏi với một giáo viên dạy trung bình cùng dạy một lớp13 Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường cần nghiên cứu, đánh giá năng lựcchuyên môn thực tế của đội ngũ giáo viên. Muốn vậy lãnh đạo chuyên môncần phải có kế hoạch dự giờ, kiểm tra chuyên môn nhiều lần với giáo viên.Mặt khác phải nghiên cứu kết quả quá trình giảng dạy, thành tích chuyênmôn của mỗi giáo viên ; sau đó tiến hành phân loại giáo viên [chú ý phânloại cả về năng lực chuyên môn và ý thức nghề nghiệp]. Sự phân loại phảichính xác đánh giá đúng mặt mạnh của mỗi giáo viên. Đó là cơ sở quantrọng để phân công giảng dạy, đặc biệt để sử dụng có hiệu quả những giáoviên có năng lực chuyên môn tốt. Sử dụng những giáo viên có năng lực tốtdạy các lớp chất lượng cao bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn luyện thi đại học…2.2.6. Thông qua hoạt động tập thể để nắm bắt tâm lí của từng cánbộ, giáo viên, nhân viênNgoài công việc giúp nhau trong chuyên môn nghiệp vụ thì nhữnghoạt động văn thể, sinh hoạt tập thể có tác động không nhỏ đến công tácgiáo dục. Thực tế qua nhiều năm công tác tôi nhận thức được rằng việc sinhhoạt tập thể làm cho tình đồng chí, đồng nghiệp xích lại gần nhau hơn, gắnbó với nhau hơn. Chính lúc này mà mỗi thành viên thường bộc lộ suy nghĩcủa mình, lúc đó người quản lý mới phát hiện ra, nắm bắt tâm tư, nguyệnvọng và hoàn cảnh của mỗi thành viên để có giải pháp tác động thích hợpnhằm khơi dậy lòng nhiệt tình của mỗi thành viên trong nhà trường. Chínhcác hoạt động này là một trong những lí do đã giúp tôi thành công trongviệc xây dựng khối đoàn kết của nhà trường như hiện nay.2.2.7. Phải thấu hiểu hoàn cảnh cuộc sống của từng cán bộ, giáoviên, nhân viên nhà trườngĐiều kiện sống của mỗi gia đình cán bộ, giáo viên, nhân viên quyếtđịnh rất lớn đến sự yên tâm và lòng nhiệt tình trong công tác của họ. Vìchuyện đời thường là muôn hình muôn vẻ, cuộc sống lắm điều phức tạp thìngười quản lý phải thấu hiểu hoàn cảnh, cuộc sống của từng thành viên màcó những giải pháp cụ thể nhằm tác động vào tâm lý của họ, kịp thời độngviên, an ủi họ ở mọi nơi, mọi lúc khi tâm lí của họ thấy không thoải máihoặc lúc họ gặp khó khăn. Việc đưa ra các giải pháp kịp thời giúp các thành14viên tự tin, nhanh chóng bắt nhịp với tập thể để cùng cộng tác hoạt động vàhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.2.2.8. Ngăn chặn việc hình thành phe cánh và giải quyết các mâuthuẫn trong nội bộTrong trường THPT thường xẩy ra các mâu thuẫn : - Mâu thuẫn giữa cán bộ lãnh đạo với giáo viên ; - Mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo ; - Mâu thuẫn giữa nhân viên với giáo viên ; - Mâu thuẫn giữa giáo viên với nhau ; - Mâu thuẫn giữa giáo viên với học sinh hoặc cha mẹ học sinh ; - Mâu thuẫn trong nội bộ gia đình giáo viên ;Vì vậy người quản lý phải nhạy bén, kịp thời phát hiện những dấuhiệu gây nên sự mất đoàn kết nội bộ rồi cùng bàn bạc trước chi bộ, côngđoàn cùng phối hợp để tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra giải pháp thuyếtphục để họ thoả mãn, yên tâm, tin tưởng vào tập thể mà nhất là người quản lý.2.2.9. Xây dựng tốt các mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhàtrường, phát huy vai trò người đứng đầuCác tổ chức trong nhà trường là một khối đoàn kết thống nhất gồm :chi bộ Đảng, Hội đồng trường, Hội đồng tư vấn, Công đoàn, Đoàn thanhniên, Hội cha mẹ học sinh, những tổ chức này quyết định sự thành công củanhà trường. Vì vậy người quản lý phải xem mối quan hệ giữa các tổ chứcnày là mối quan hệ đồng tâm vì bản thân người Hiệu trưởng hay phó Hiệutrưởng cũng là một đoàn viên công đoàn, cũng là một Đảng viên. Vì thếngười quản lý phải biết giao công việc cho các tổ chức để bớt gánh nặng vềcông việc mà còn phát huy tác dụng của mỗi tổ chức thì chắc chắn rằng cácphong trào hoạt động của nhà trường sẽ mạnh, mối liên kết hữu cơ bền vữngđó là cơ sở để liên kết các thành tố xây dựng đoàn kết nội bộ để thực hiệnmục tiêu giáo dục của nhà trường.2.2.10. Tích cực xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực- Thành lập ban chỉ đạo "Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực" và phân công mỗi thành viên phụ trách một công việc. Xây dựngmối quan hệ tốt giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò vàngược lại. Quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúphọc sinh nhận thức, hình thành được 12 giá trị sống và 10 kỹ năng sống cần15thiết cho mỗi học sinh. Từ đó tạo ra môi trường thân thiện, tích cực trongnhà trường, trong các đoàn thể và trong các lớp.- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí có ý nghĩa quan trọng,nó là một mắt xích quyết định đến chất lượng, hiệu quả, mục tiêu giáo dụccủa nhà trường. Vì vậy người quản lý phải là tấm gương của tập thể sưphạm, có trí tuệ, năng động, sáng tạo, linh hoạt, có khả năng đoàn kết, biếtthuyết phục cảm hoá mọi người, có phong cách quản lý phù hợp, biết tạo racơ hội thuận lợi cho mọi thành viên lập công. Song cần giúp đỡ họ khi gặpkhó khăn, chia sẻ vui buồn, thành công, khó khăn của mọi thành viên tronghội đồng sư phạm nhà trường.- Khuyến khích giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi : + Nhà trường có những biện pháp phối hợp với các lực lượng xã hộinhư cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương,…. có cơ chế động viên khenthưởng kịp thời đối với giáo viên giỏi và học sinh giỏi.+ Ban giám hiệu phối hợp với các đoàn thể trong trường [công đoàn,đoàn thanh niên,…] chăm lo đời sống giáo viên, giúp đỡ động viên học sinhkhắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, nhất là những học sinh khá giỏi,những học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn. + Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh giỏi phát huy được khả năngcủa mình. Tổ chức những lớp chất lượng cao. Những lớp này được bố trínhững giáo viên có chuyên môn tốt dạy. Phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡnghọc sinh giỏi ngay từ lớp 10. Mặt khác có kế hoạch ôn luyện cho học sinh,giúp cho các em sau khi tốt nghiệp lớp 12 có khả năng thi đỗ vào các trườngđại học, cao đẳng.- Tăng cường công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh :+ Để quản lý hoạt động học tập của học sinh một cách hiệu quả trướchết nhà trường tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho học sinh theo điềukiện của nhà trường hiện có, giúp các em tự tin và thoải mái trong quá trìnhhọc tập. Điều kiện học tập tốt giúp học sinh thể hiện mình, tích cực và sáng16tạo trong quá trình học tập. Môi trường học tập thuận lợi giúp các em hănghái thi đua, tích cực học tập và tham gia các hoạt động của nhà trường. + Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn kết hợp kiểm trađánh giá học sinh công bằng đưa ra biện pháp phù hợp với nhóm đối tượngđể quản lý việc học của học sinh, đồng thời phân loại đối tượng cụ thể đểgiáo viên xây dựng kế hoạch quản lý và cách thức quản lý với nhóm đốitượng đó. + Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh về tầmquan trọng của việc học, ý thức tự học của học sinh. Nâng cao được nhậnthức của học sinh trước hết mỗi giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệmthông qua các giờ học, các buổi sinh hoạt lớp ; tuyên truyền cho học sinhnhận thấy rõ ý nghĩa, lợi ích, quyền và nghĩa vụ học sinh.+ Xây dựng tốt nền nếp, kỷ cương học tập trong nhà trường, tạo thóiquen phong trào học tập, ý thức học tập tốt cho học sinh và trở thành truyềnthống học tập.+ Chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức thi đua học tập cho học sinh, cácphong trào học tập trong từng đợt thi đua cụ thể, tổ chức kiểm tra đánh giávà giáo dục ý thức đạo đức. Đoàn thanh niên xây dựng nền nếp học tập,chống lại việc nghỉ học, bỏ giờ, bỏ tiết học, kiểm tra thường xuyên đồ dùng dạy học.+ Xây dựng tập thể lớp đoàn kết nhất trí trong học sinh, để học sinhtự động viên, giúp đỡ nhau trong học tập, như tổ chức các đội bạn cùng học.+ Xây dựng cơ chế phối kết hợp quản lý giữa nhà trường - gia đình -xã hội một cách hợp lý, bởi vì thời gian quản lý của nhà trường đối với họcsinh rất ít, còn lại là ở nhà và xã hội, do vậy không có cơ chế phối hợp tốtthì không quản được việc tự học của học sinh, và sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnchất lượng dạy học.+ Quản lý học tập của học sinh, phải kết hợp song song với hoạt độngdạy của thầy, việc học tập ở trên lớp phải gắn chặt trách nhiệm của giáo viêndạy ở lớp đó và tiết học đó, đồng thời gắn chặt trách nhiệm của giáo viênchủ nhiệm về nề nếp đi học của học sinh, chú ý việc học tập trong lớp [có17chú ý nghe giảng không, có ghi chép không, có hay làm việc riêng, có cácbiểu hiện khác không]. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm vớigiáo viên bộ môn, cán bộ lớp từ đó mà giáo viên có biện pháp điều chỉnhhợp lý và kịp thời.+ Quản lý việc học của học sinh theo nhóm bạn, nhóm gia đình hoặcnhóm dân cư, làm như vậy nâng cao được công tác tự quản và ý thức tráchnhiệm của gia đình, khu dân cư đối với việc học của con em mình, đồngthời học sinh phải quan tâm, lo lắng hơn đến việc học của mình.+ Quản lý học sinh thông qua lớp tự quản, nhất là quản lý 15 phút đầugiờ và các tiết học bị trống, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phốihợp tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần, vật chất, thời gian cho học sinh tự học.+ Tổ chức quản lý tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, và phân loạitốt học sinh ở các môn học, tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinhyếu kém một cách thường xuyên có hiệu quả, lựa chọn học sinh giỏi, giúphọc sinh yếu kém bồi dưỡng kiến thức đơn giản mà bị rỗng.+ Tổ chức tốt công tác kiểm tra, đánh giá. Đây là hoạt động quantrọng trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá phải chính xác, chân thực,chỉ ra các nguyên nhân cho học sinh và đưa ra biện pháp khắc phục có hiệuquả. Kiểm tra phải bảo đảm tính nghiêm túc, nếu không dễ dẫn đến đánh giánhầm đối tượng học sinh.+ Nêu cao vai trò của đoàn thanh niên trong quản lý học sinh, tráchnhiệm của đoàn thanh niên. Nâng cao vai trò tổ chức các hoạt động, gắntrách nhiệm với các hoạt động đó, tự xây dựng kế hoạch quản lý, kế hoạchhoạt động, tư vấn cho ban giám hiệu các biện pháp quản lý, tổ chức học sinhcó hiệu quả. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lờn lớp cho học sinh. Đánhgiá thi đua khen thưởng học sinh.- Tăng cường kỷ cương tình thương trách nhiệm, giữ vững nền nếpchuyên môn :+ Đây là những biện pháp tích cực, mạnh mẽ nhằm hạn chế nhữngnhân tố tiêu cực trong giáo viên và học sinh.18+ Triển khai quyết liệt việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh” trong cả giáo viên và học sinh. Tổ chức đăng ký nội dung họctập trong Cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện cuộc vận động trên. Tổchức kiểm tra chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học một cách nghiêmtúc để đánh giá thực chất, từ đó có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồidưỡng học sinh khá giỏi. Tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt độngchuyên môn như : quản lý việc kiểm tra cho điểm của giáo viên. Hình thứcquản lý : yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra các bài từ 15 phúttrở lên, sau khi kiểm tra nộp phiếu báo điểm và bài kiểm tra cho nhà trườngquản lý chung. + Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của giáoviên : soạn bài lên lớp và các hoạt động chuyên môn khác. + Ban giám hiệu nhà trường cần tham gia giảng dạy đủ số giờ quyđịnh để có những biện pháp chỉ đạo sát thực hơn. 2.2.11. Công tác đánh giá chất lượng giáo dục nhà trườngHằng năm, thành lập Hội đồng tự đánh giá, đánh giá chất lượng giáodục của nhà trường qua các năm học. Nhà trường cũng xác định công tácKĐCLGD phổ thông là một công cụ nhằm mục đích xác định mức độ đápứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục, thông qua sựđánh giá tổng thể về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Kết quảkiểm định là thước đo cơ sở giáo dục trong chuẩn chất lượng, đạt đượcnhững gì, còn thiếu những gì để điều chỉnh, bổ sung các điều kiện và tổchức giáo dục nhằm đạt chuẩn chất lượng. Kết quả kiểm định sẽ được côngkhai trước cơ quan chức năng quản lí và cả xã hội. Đây cũng là một cáchlàm thúc đẩy tích cực các cơ sở giáo dục phổ thông phải tìm nhiều giảipháp, giải bài toán bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quytrình kiểm định chất lượng, tự đánh giá là khâu quan trọng mà nhà trườngxác định phải thực hiện dựa trên cơ sở mô tả hiện trạng theo các tiêu chí,tiêu chuẩn, chỉ số và được chứng minh cụ thể, thuyết phục. Chính vì tầmquan trọng của KĐCLGD nên trong những năm học gần đây, trường THPT19Trần Hưng Đạo đã triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục, coiđây là giải pháp từng bước nâng cao chất lượng các trường.Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định về việc thành lập Hội đồng tựđánh giá chất lượng giáo dục nhà trường.Xây dựng Kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường.Kết quả tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường hàng năm đượccông khai trước toàn trường.Qua sơ kết, công tác tự đánh giá, nhà trường lên kế hoạch phát huynhững điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại. Để từng bước hoànthiện nhà trường. Nâng dần cấp độ đạt chuẩn giáo dục của nhà trường.Chương 3QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ĐỂ ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG 3.1. Quá trình áp dụng sáng kiếnNhư trên đã trình bày, sáng kiến này đã được chúng tôi áp dụng vàocông tác quản lí tại trường THPT Trần Hưng Đạo từ năm học 2009 – 2010.Sau mỗi năm, chúng tôi đều có sơ kết, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa dần đểhoàn thiện và đạt được thành tích ngày càng cao.3.2. Kết quả nổi bật của nhà trường trong 5 năm quaNhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như đã trình bày ở trên vào côngtác chỉ đạo, quản lý nhà trường trong các năm qua, công tác giáo dục củatrường THPT Trần Hưng Đạo đã đạt được những kết quả nổi bật như sau :STTNămhọc Thành tích nổi bật1 2008 - 2009- Học sinh giỏi cấp tỉnh : 18 giải, xếp thứ 11.- Học sinh TN : 442/526, đạt 84%.- Học sinh đỗ ĐH-CĐ : 183/526, đạt 35% ; Ex ĐH : 12,81,xếp thứ 12 trong tỉnh, xếp thứ 282 trên toàn quốc.- Trường : Tiªn tiÕn - Chi bé : ®¹t trong s¹ch v÷ng m¹nh cã nhiÒu thµnh tÝch tiªu20biểu đợc Huyện ủy tặng Giấy khen2 2009 -2010- Hc sinh gii cp tnh : 14 gii, xp th 19.- Hc sinh TN : 383/391, t 98%.- Hc sinh H-C : 195/391, t 50% ; Ex H : 13,08,xp th 3 trong tnh, xp th 212 trờn ton quc.- Gii thng Lý T Trng : em Trn Th Ngc Anh.- Trng : Tiên tiến- Chi bộ : đạt trong sạch vững mạnh có nhiều thành tích tiêubiểu đợc Huyện ủy tặng Giấy khen3 2010 - 2011- Hc sinh gii quc gia : em Cao Minh Khiờm t gii KK- Hc sinh gii cp tnh :15 gii, xp th 9; trong ú : ng i mụnToỏn t gii Nht, em Cao Minh Khiờm t gii Nht mụn Toỏn.- Hc sinh TN : 362/362, t 100%- Hc sinh H-C : 267/362, t 73,8% ; Ex H : 13,72,xp th 4 trong tnh, xp th 207 trờn ton quc; trong ú :em Trn Vn Ngc t 28, khoa Hc vin KTQS. - Trng : TTXS c Ch tch UBND tnh tng Bng khen- Chi bộ : đạt trong sạch vững mạnh có nhiều thành tích tiêubiểu đợc Tỉnh ủy tặng Bằng khen4 2011 - 2012- Hc sinh gii cp tnh : 10 gii, xp th 14.- Hc sinh TN : 307/307, t 100%.- Hc sinh H [NV1] : 163/307, t 53% ; Ex H: 14,90,xp th 2 trong tnh, xp th 131 trờn ton quc; trong ú :em Phm Vn ớch t 29, th khoa Hc vin KTQS. - Hi khe Phự ng ton quc : hai em Trn Vn H, BựiHng Quõn t huy chng ng mụn Búng bn.- SKKN Pectivan sỏng to tnh on thanh niờn t chc:thy o Vn Hanh t gii Nht - Trng : TTXS c B trng B Giỏo dc tng Bng21khen- Chi bộ : đạt trong sạch vững mạnh có nhiều thành tích tiêubiểu đợc Huyện ủy tặng Giấy khen5 2012 - 2013- Hc sinh gii cp tnh : 13 gii, xt th 18.- Hc sinh TN : 345/345, t 100%.- Hc sinh H [NV1] : 225/345, t 65% ; Ex H :17,19, xp th 2 trong tnh, xp th 118 trờn ton quc ;trong ú : em Phm Th Du t 26,5, th khoa Khoa lutHQG H ni, em Nguyn Quc Oai t 29,5, Khoa Hcvin KTQS. - Giỏo viờn gii cp tnh : 02 gii, trong ú : cụ giỏo NguynTh Hu t gii nhỡ mụn húa, cụ giỏo Hong Th Thu Hngt gii ba mụn Tin- SKKN : 09 gii, trong ú : thy giỏo Hong Vn Hoan tgii A ; ba thy giỏo : An Vn Long, o Hu Trang, BựiTh Nhng t gii B, nm thy cụ giỏo t gii C.- Trng : TTXS c Ch tch UBND tnh tng Bng khen- Chi bộ : đạt trong sạch vững mạnh, tiêu biểu năm 2009 2013, đợc Tỉnh ủy tặng cờ.- on TNCS H Chớ Minh c Tnh on tng Bng khen,Huyn on tng giy khen- Cụng on : d liờn hoan ting hỏt cụng on ngnh tgii NhỡNhỡn vo bng thng kờ so sỏnh nhng thnh tớch ni bt ca nhtrng trong 5 nm qua, chỳng ta thy : - Cht lng giỏo dc ca nh trng liờn tc tng, th hin : t lhc sinh tt nghip hng nm tng nhanh [nm 2009 l 84% ; nm 2013l 100%] ; t l hc sinh i hc hng nm liờn tc tng [nm 2009 l2235% ; năm 2013, NV 1 là 65%] ; Điểm EX Đại học liên tục tăng qua cácnăm [năm 2009 là 12,84 ; năm 2013 là 17,19] ; thứ hạng nhà trường trongtỉnh cũng như trên toàn quốc liên tục tăng qua các năm [năm 2009 : xếp thứ12 trong tỉnh, xếp thứ 282 trên toàn quốc ; năm 2013 : xếp thứ 2 trong tỉnh,xếp thứ 118 trên toàn quốc] ; số lượng và chất lượng các công trình nghiêncứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ giáo viên cũng liên tụctăng qua các năm ; nhà trường liên tục có học sinh đỗ Thủ khoa vào cáctrường Đại học ; nhà trường có nhiều giải phong trào thể dục, thể thao củacả học sinh và giáo viên cùng nhiều giải thưởng cao quý khác.- Một điều rất đáng lưu ý là, nhà trường không chỉ đạt được nhữngthành tích cao trong dạy và học mà còn đạt được thành tích trên tất cả cáclĩnh vực giáo dục khác : các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ ; cáccuộc vận động, các đợt thi đua … không chỉ ở cơ sở, cấp tỉnh mà còn cả ởcấp toàn Quốc. Tất cả các đoàn thể trong nhà trường đều đạt thành tích cao,xứng đáng là tập thể sư phạm “Dạy giỏi hát hay”. Điều đó là minh chứnghùng hồn cho sự đi lên toàn diện của trường THPT Trần Hưng Đạo trongnhững năm qua, và sẽ còn nâng cao ở những năm tiếp theo.- Lí giải cho những thành tích nổi bật trên là tất cả sự nỗ lực cố gắngcủa cả thầy và trò trong suốt thời gian qua. Nhưng một điều dễ thấy đó là,chính sự đoàn kết, nhất trí cao trong nội bộ cơ quan, tất cả hướng về nhàtrường đã thúc đẩy sự tâm huyết, tận tình trong công tác của từng cán bộ,giáo viên nhà trường. Và cũng chính điều đó sẽ mang lại sự phát triển bềnvững cho nhà trường trong những năm tiếp theo.PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN1. Qua thực tiễn làm quản lý ở trường THPT Trần Hưng Đạo, kết hợpvới quá trình nghiên cứu lý luận, tôi viết sáng kiến này nhằm bày tỏ nhữngkinh nghiệm và những suy nghĩ của mình về nghiệp vụ quản lý nhà trường.Để có kinh nghiệm thực tiễn này bản thân qua nhiều năm trăn trở dày công23xây dựng, cùng với sự đồng tình ủng hộ và sức mạnh của tập thể để vượtqua khó khăn giành thắng lợi, như lời Bác Hồ dạy :“Dễ trăm lần không dân cũng chịuKhó vạn lần dân liệu cũng xong”2. Cũng qua thực tế vận dụng sáng kiến, chúng tôi thấy : Để xây dựngđược đội ngũ đoàn kết bản thân người quản lý cần :- Thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước ; bám sát các chương trình, mục tiêu củangành đề ra từ đó vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào mọi công việc của nhàtrường.- Phải xây dựng tập thể thật sự ổn định, hiệu quả về nhiều mặt, phảibiết giao việc cho từng thành viên dựa vào khả năng của từng người cho phùhợp, phải biết tin tưởng vào cấp dưới. Đặc biệt là biết phối hợp với các tổchức trong nhà trường, biết tranh thủ sự ủng hộ của các đơn vị, các tổ chứctrên địa bàn nhà trường đóng.- Phải am hiểu đầy đủ, tiếp thu và xử lý nhanh, hợp lý các thông tin ;biết giải quyết các tình huống, các mâu thuẫn nẩy sinh một cách tế nhị, linhhoạt.- Luôn hoà nhã với đồng nghiệp, biết lắng nghe ý kiến đóng góp xâydựng của tập thể để tự hoàn thiện mình, để bề dày công tác quản lý ngàycàng được nâng lên.- Biết khơi dậy niềm tin, tinh thần thi đua yêu nước của mỗi cán bộ,giáo viên ; thu phục được sức mạnh của mỗi thành viên thành sức mạnhtổng hợp của nhà trường, phải có ý thức xây dựng tập thể sư phạm tốt đẹpvề mọi mặt.3. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng mạnh dạn thừa nhận một số tồn tạitrong nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này như sau : - Chúng tôi chưa tìm ra được những biện pháp thật hữu hiệu trongviệc động viên các cán bộ giáo viên về đời sống vật chất để có thể phát huytối đa hơn nữa lòng nhiệt tình, tận tâm của từng người.- Trong xu thế hội nhập và đổi mới, tinh thần đoàn kết của một tập thểsư phạm vẫn rất cần thiết cho một môi trường giáo dục thân thiện, tuy nhiêncần phải có sự gắn kết linh hoạt giữa một tập thể đoàn kết, nhất trí cao vớichiến lược phát triển giáo dục bền vững của nhà trường, cũng như của24ngành và đất nước. Đặc biệt, phải chỉ ra những biện pháp nhằm duy trì tậpthể đoàn kết bền vững, lâu dài. Nội dung này, chúng tôi chưa có điều kiệnđể nghiên cứu. NGƯỜI THỰC HIỆN Trần Mạnh HùngTài liệu tham khảo1. Luật giáo dục 2009 – Nhà xuấtt bản Giáo dục2. Điều lệ trường Trung học phổ thông – Bộ giáo dục và đào tạo 20133. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông củaHọc viện quản lý giáo dục4. Chuyên đề quản lý trường học NXB giáo dục - 19965. Triển khai nghị quyết Đại hội XI trong lĩnh vực khoa giáo của bankhoa giáo trung ương.6. Những điều cần biết trong hoạt động thanh tra - kiểm tra ngành giáodục và đào tạo - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.7. Các Báo cáo tổng kết năm học của trường THPT Trần Hưng Đạo cácnăm 2009, 2010, 2011, 2012, và 2013.8. Một số báo, tạp chí, Thông tin quản lí giáo dục, . . .9. Trần Vọng: Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng. số tháng 9/2006.10. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 10, tr545.11. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002,tập 9, tr40012. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 11, tr467 13. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tr25,26.25

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề