Môn chính trị học lớp Cao cấp chính trị

[QBĐT] - Chiều 10/5, Học viện Chính trị khu vực III phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức sơ kết lớp cao cấp lý luận chính trị khóa 14, hệ không tập trung, khóa học 2021-2023.

Toàn cảnh buổi sơ kết.

Tham dự có đại diện lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực III, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và 58 học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Đến nay, lớp đã học xong 11 môn [trong đó 8 môn trực tuyến, 3 môn trực tiếp], 100% học viên đều đạt loại khá, giỏi. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên đã sử dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với nội dung và nhận thức của học viên, vì vậy, đã phát huy được tính chủ động của học viên, giúp các tiết học sinh động, tạo được không khí thoải mái, dân chủ… Các học viên luôn có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nhận thức khá đồng đều, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và tham gia các phong trào của lớp…

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong buổi sơ kết lớp cũng đã thảo luận thống nhất, từ nay đến cuối khóa phấn đấu 100% học viên xếp loại khá, giỏi về cả học tập và rèn luyện, trong đó loại giỏi từ 15% trở lên.

Đoàn gồm các cán bộ, giảng viên của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và các học viên là cán bộ, chuyên viên các sở, ngành và cơ quan thuộc Thành ủy Hà Nội. Trong sáng ngày 17/5, đoàn đã đến Cần Thơ, đi thực tế một số di tích nhằm nghiên cứu công tác tôn giáo, đồng thời, tìm hiểu một số mô hình phát triển kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ.

Đoàn cán bộ, học viên cao cấp lý luận chính trị Hà Nội thăm và làm việc tại Học viện Chính trị khu vực IV.

Đặc biệt, chiều cùng ngày, đoàn đã thăm và làm việc tại Học viện Chính trị khu vực IV, nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP Cần Thơ. Trao đổi với các đồng chí lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực IV, PGS.TS Lâm Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn cán bộ, học viên lớp cao cấp lý luận chính trị thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: Quán triệt phương châm “Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”, việc đi nghiên cứu thực tế là một nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị nhằm bổ sung kiến thức thực tế và củng cố những vấn đề lý luận mà học viên đã được học tại nhà trường. Qua nghiên cứu thực tế giúp học viên tìm hiểu về giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế - xã hội của các địa phương. Học viên được trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực ngành nghề mình công tác, từ đó đúc rút kinh nghiệm, sáng tạo trong công tác, quản lý tại đơn vị.

Làm việc với đoàn, đồng chí Lê Xuân Tạo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV đánh giá cao ý nghĩa của việc Thành ủy Hà Nội thường xuyên tổ chức cho các cán bộ, đảng viên đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế. Đồng chí Lê Xuân Tạo khẳng định: Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở các cơ sở giúp cho cán bộ, đảng viên nắm bắt được tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng thời nắm bắt được thực tế triển khai những chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Đây là việc làm cần thiết nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, có trình độ lí luận chính trị, trình độ chuyên môn và quản lý, đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Đồng chí Phạm Minh Anh - Hiệu trưởng trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP Hà Nội [trái] phát biểu tại buổi làm việc về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP Cần Thơ.

Đồng chí Nguyễn Thành Hưng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV đã trực tiếp báo cáo tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP Cần Thơ với đoàn cán bộ, học viên cao cấp lý luận chính trị Hà Nội. Trao đổi với các học viên, đồng chí Nguyễn Thành Hưng khẳng định: Vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển, là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới, cũng là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước. Đây cũng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, là “vùng cực Nam – Thành đồng của Tổ quốc”, cửa ngõ phía Tây Nam của quốc gia. Với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, vùng này cần được phát huy cao hơn, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế.  Chính vì vậy, đồng chí Nguyễn Thành Hưng đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ quán triệt và triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TƯ của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, đồng chí Nguyễn Thành Hưng khẳng định nhiệm vụ quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc nỗ lực phấn đấu, tạo sự chuyển biến có tính đột phá trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long, qua đó, góp phần thiết thực vào việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, cần khẩn trương thực hiện kịp thời, hiệu quả các cơ chế chính sách, nhanh chóng đưa thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển đúng với vị trí và tiềm lực của thành phố trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng chí Nguyễn Thành Hưng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV [trái] trao đổi với đồng chí Phạm Minh Anh - Hiệu trưởng trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP Hà Nội.

Đồng chí Phạm Minh Anh - Hiệu trưởng trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP Hà Nội và các thành viên trong đoàn công tác tìm hiểu thực tế ở cơ sở đã đặt ra nhiều câu hỏi, tìm hiểu thêm làm rõ vấn đề, đặc biệt là những nội dung thích ứng hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm chống chọi với hậu quả của biến đổi khí hậu, định hướng nhằm phát triển thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn… Đồng chí Phạm Minh Anh đặc biệt cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực IV đã dành thời gian chia sẻ những thông tin hữu ích đối với các học viên.

Quang cảnh buổi làm việc.

Chuyến công tác tìm hiểu thực tế cơ sở này sẽ diễn ra đến ngày 22/5.

SelectionFile type iconFile nameDescriptionSizeRevisionTimeUser
ĉ BÀI GIẢNG - CHÍNH TRỊ HỌC.docx
Xem Tải xuống
  54k v. 1 22:15, 13 thg 9, 2016 Đắc Nguyễn Văn
ĉ Chương 0 - Bài mở đầu.docx
Xem Tải xuống
  24k v. 1 22:15, 13 thg 9, 2016 Đắc Nguyễn Văn
ĉ Chương 1. Lược khảo tư tưởng chính trị [Ta].docx
Xem Tải xuống
  99k v. 1 22:15, 13 thg 9, 2016 Đắc Nguyễn Văn
ĉ Chương 2. Quyền lực chính trị [ta].docx
Xem Tải xuống
  49k v. 1 22:15, 13 thg 9, 2016 Đắc Nguyễn Văn
ĉ Chương 4 - Con người chinh trị [ ta].docx
Xem Tải xuống
  55k v. 1 22:15, 13 thg 9, 2016 Đắc Nguyễn Văn
ĉ Chương 5 . Xung đột [Ta ].docx
Xem Tải xuống
  32k v. 1 22:16, 13 thg 9, 2016 Đắc Nguyễn Văn
ĉ Chương 6. Văn hóa chính trị [Ta].docx
Xem Tải xuống
  40k v. 1 22:16, 13 thg 9, 2016 Đắc Nguyễn Văn
ĉ Chương 8 Ổn định ... chguyển Tài [4.12.15] [1].docx
Xem Tải xuống
  96k v. 1 22:16, 13 thg 9, 2016 Đắc Nguyễn Văn
ĉ THẢO LUẬN LẦN 1.docx
Xem Tải xuống
  19k v. 1 22:15, 13 thg 9, 2016 Đắc Nguyễn Văn

Video liên quan

Chủ Đề